[Triệu chứng học] Chụp động mạch vành

Đại cương

Chụp động mạch vành là phương pháp thăm dò chảy máu nhằm đưa thuốc cản quang vào động mạch vành để chẩn đoán một số bệnh lý của động mạch vành giúp cho người thầy thuốc có phương án điều trị cho bệnh nhân.

Năm 1929, Werner Fossman là người đầu tiên chụp động mạch vành nhưng không đạt kết quả mong muốn. Bodener (1945) chụp được độngmạch vành khi bơm thuốc cản quang vào gốc động mạch chủ. Đến thập kỷ 50 cuả thế kỷ XX, Seldinger đã chụp được động mạch vành bằng ống thông. Năm 1959 Bellman chế ra catheter chuyên dùng cho chụp động mạch vành.

Chỉ định

Bệnh nhân bị bệnh động mạch vành

Đau ngực ổn định.

Đau ngực không ổn định.

Nhồi máu cơ tim cũ hoặc cấp tính.

Thiếu máu cơ tim thầm lặng.

Nghi ngờ co thắt động mạch vành.

Các bệnh nhân có bệnh van tim hoặc suy tim chưa rõ nguyên nhân

Đau ngực chưa rõ nguyên nhân

Đánh giá kết quả nong, tạo hình động mạch vành hoặc kết quả phẫu thuật động mạch vành tim.

Kỹ thuật chụp động mạch vành

Chụp chọn lọc động mạch vành có 2 phương pháp chính:

Phương pháp Judkin:

Dùng kỹ thuật Seldinger.

Thường đi từ động mạch đùi, dưới cung đùi khoảng 2cm. Ống thông đùi dài 100cm, đường kính ống thông 5-8 đơn vị French. Thầy thuốc quan sát để chỉnh ống thông đi vào động mạch vành trái, rồi động mạch vành phải và bơm thuốc cản quang để chụp động mạch vành (có quay video để xem lại sau khi chụp). Sau đó đưa ống thông vào thất trái để chụp và quay video thất trái với thuốc cản quang.

Đây là kỹ thuật thường được dùng trên lâm sàng, dễ làm, ít có biến chứng tắc mạch. Tuy nhiên, kỹ thuật này có 2 nhược điểm là không làm được nếu động mạch đùi, động mạch chậu và động mạch chủ bị vữa xơ hayngoằn ngoèo và do phải dùng nhiều catheter (1 catheter cho động mạch vành trái, 1 catheter cho động mạch vành phải và 1 catheter cho chụp buồng thất) nên dễ gây thương tổn động mạch.

Chụp động mạch vành chọn lọc đi từ động mạch cánh tay hoặc động mạch quay:

Thường dùng catheter 100cm, 7 – 8 đơn vị French. Nơi chọc kim là ở động mạch cánh tay hoặc động mạch quay rồi chỉnh catheter lên động mạch vành phải, động mạch vành trái và vào thất trái. Phương pháp này khó làm hơn phương pháp Ju kin nhưng đượcùng khi động mạch đùi, động mạch chậu, độngmạch chủ bụng bị vữa xơ. Chỉ cần dùng một catheter nên rẻ tiền hơn, ít bị tổn thương động mạch hơn.

Đánh giá kết quả chụp động mạch vành

Động mạch vành bình thường:

Bình thường, động mạch vành gồm có động mạch vành trái và động mạch vành phải. Các động mạch vành mềm mại, không bị hẹp tắc.

Một số biểu hiện bệnh lý của động mạch vành:

Vữa xơ động mạch vành: người ta chia mức độ hẹp động mạch vành ra 8 độ:

Độ 0: Không có tổn thương.

Độ 1: Hẹp ít hơn 25% đường kính động mạch.

Độ 2: Hẹp ít hơn 25-50% đường kính động mạch.

Độ 3: Hẹp ít hơn 50-70% đường kính động mạch.

Độ 4: Hẹp ít hơn 70-90% đường kính động mạch.

Độ 5: Hẹp ít hơn 90-99% đường kính động mạch.

Độ 6: Tắc toàn bộ động mạch vành nhưng có tuần hoàn bàng hệ phong phú.

Độ 7: Tắc toàn bộ động mạch vành nhưng có tuần hoàn bàng hệ nghèo nàn.

Độ 8: Tắc toàn bộ động mạch vành nhưng không có tuần hoàn bàng hệ.

Phình giãn động mạch vành (hay ở bệnh Kawasaki).

Co thắt động mạch vành: Động mạch vành không bị hẹp nhưng bị co thắt mạnh khi đưa catheter vào lỗ động mạch vành hoặc khi tiêm acetylcholin (hay ergotamin). Lúc này phải tiêm nitroglycerin vào động mạch vành để động mạch vành giãn trở lại.

Cầu động mạch vành: Động mạch vành bình thường đi trên bề mặt ngoại tâm mạc, khi động mạch vành đi vào trong cơ tim làm động mạch vành bịhẹp lại khi tâm thu và lại bình thường khi tâm trương thì gọi là cầu động mạch vành.

Tắc động mạch vành do cục máu đông.

Biến chứng chụp động mạch vành:

Tử vong, rung thất, blốc nhĩ-thất các mức độ khác nhau.

Nhồi máu cơ tim.

Sốc, cường phó giao cảm, co thắt động mạch vành.

Tắc, phình vỡ động mạch ngoại vi.

Phản ứng, dị ứng thuốc cản quang.

Nhiễm khuẩn. Máu tụ.

Thành viên Dieutri.vn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận