[Nhi khoa] Bệnh học hội chứng cầu thận cấp ở trẻ em

Đại cương

Theo quan niệm cũ đây là bệnh thứ phát sau nhiễm liên cầu hay gặp ở trẻ em 4 – 7 tuổi. Có hai dạng: Viêm cầu thận cấp thông thường và viêm cầu thận cấp ác tính. Viêm cầu thận cấp ác tính thường không do nhiễm liên cầu, bệnh diễn biến từ từ nhưng kéo dài và nhanh chóng dẫn đến suy thận, tử vong.

Ngày nay: Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh thông thường mà là một hội chứng gọi là Hội chứng cầu thận cấp. Bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, nguyên nhân phát sinh không chỉ do liên cầu mà còn do Tụ cầu, Phế cầu, Vi rút …Bệnh còn xảy ra thứ phát trong một số bệnh như Lupus ban đỏ hệ thống, Viêm nút quanh động mạch, Huyết tán

Người ta chọn Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn để mô tả hình thái và chẩn đoán Viêm cầu thận cấp. Đây là bệnh dị ứng miễn dịch, kháng nguyên là M-Protein của màng tế bào liên cầu. Kháng nguyên này có cấu taọ giống một loại Protein của cầu thận nên giai đoạn sau là giai đoạn tự miễn dịch.

Giải phẫu bệnh

Cầu thận căng to hơn bình thường do tăng sinh tế bào và lắng đọng các thành phần miễn dịch.

Lòng mao quản cầu thận bị tắc hẹp do tăng sinh tế bào và xâm nhập bạch cầu đa nhân trung tính.

Dưới kính hiển vi điện tử thấy rõ các lắng đọng đậm đặc hình gò dưới lớp biểu mô. Lắng đọng này là các IgG , Bổ thể , các sợi Fibrinogen …

Lâm sàng và xét nghiệm

Lâm sàng

Bệnh thường xảy ra ở trẻ em sau đợt nhiễm khuẩn ở họng hoặc da khoảng 7- 15 ngày; các nhiễm khuẩn ở nơi khác cũng có thể bị Viêm cầu thận cấp.

Khởi phát

Thường đột ngột, có thể có dấu hiệu baó trước như mệt mỏi ,chán ăn, đau mỏi thắt lưng hai bên; có bệnh nhân vẫn còn nhiễm khuẩn ở da hoặc họng.

Toàn phát

Hội chứng phù:

Đầu tiên là ở mặt nhất là mi mắt sau đó có thể phù toàn thân, có khi cả phù màng.

Đặc điểm phù là: Phù mềm ,trắng , ấn lõm.

Thường phát hiện phù sau khi ngủ dậy ,có trường hợp phù chỉ thoáng qua bệnh nhân vẫn sinh hoạt , sống bình thường không biết cầu thận đã bị tổn thương. Theo điều tra của chúng tôi thấy có 0,14% người bị suy thận không thây mình có bệnh tật gì.

Hội chứng nước tiểu:

Đái ít hoặc vô niệu: Xuất hiện sớm thường chỉ đái khoảng 500-600 ml/ 24 giờ. Nếu dưới 500ml/24 giờ là thiểu niệu , dưới 100ml/24 giờ là vô niệu .

Đái máu: Đại thể hoặc vi thể ; đai thể thường hết nhanh nhưng vi thể kéo dài có khi trên 6 tháng mới hết .

Đái đục , đái cặn.

Hội chứng về tim mạch:

Tăng huyết áp (60% bệnh nhân có tăng huyết áp) tăng cả số tối đa và tối thiểu.

Có thể suy tim cấp do tăng huyết áp. Đây là thể bệnh rất dễ gây tử vong.

Có khi có thiếu máu nhẹ.

Ngoài ra tuỳ từng thể bệnh mà có biểu hiện lâm sàng khác như Hội chứng tăng Ure máu; Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc; dấu hiệu suy thận …

Lui bệnh – Tiến triển:

Thường diễn biến từ vài ngày đến một tuần rồi giảm dần và khỏi; triệu chứng về xét nghiệm kéo dài khoảng 2 tháng đến một năm.

Trẻ em 80% khỏi hoàn toàn; người lớn 60%.

Có 10-20% dẫn đến viêm thận mãn tính và chết do suy thận.

Có 1-2% chết do suy tim trái cấp, suy thận cấp.

Xét nghiệm

Nước tiểu

Protein luân luân dương tính khoảng 2-3g/24giờ. Khi có phối hợp với thận hư thì Protein > 3,5 g/24 gì.

Đái ra Hồng cầu ,trụ hồng cầu có khi có trụ hạt ,các tế bào biểu mô, các loại cặn khác.

Thể dịch

Ure máu tăng.

Bổ thể giảm.

Kháng thể kháng liên cầu dương tính : ASLO, ASK ,ADNAZA…

Sinh thiết thận

Có giá trị chẩn đoán rất cao nhưng khó thực hiện nên chủ yếu chỉ làm trong nguyên cứu khoa học.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm. Quan trọng nhất là Hồng cầu và trụ Hồng cầu trong nước tiểu.

Chẩn đoán phân biệt

Đợt cấp của viêm cầu thận mạn: Dựa vào tiền sử, các thăm dò hình thái thận thấy thận nhỏ hơn bình thường.

Viêm cầu thận cấp không do liên cầu: Không thấy kháng thể kháng liên cầu trong máu ; nuôi cấy vi khuẩn nơi nghi ngờ có nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán thể

Thể thông thường: Khỏi nhanh ,ít biến chứng.

Thể tăng huyết áp: Dể gây suy tim trái , phù phổi cấp và tử vong.

Thể vô niệu Ure máu tăng: Dể gây suy thận cấp và tử vong.

Thể đái máu: Dễ tái phát ,dai dẳng.

Điều trị

Nguyên tắc

Chỉ dùng kháng sinh khi còn nhiễm khuẩn .

Điều trị triệu chứng và biến chứng.

Điều trị dự phòng Viêm cầu thận mạn và suy thận .

Cụ thể

Chế độ hộ lý

Hạn chế nước uống, ăn nhạt.

Hạn chế ăn Protit nếu U re máu tăng.

Nghỉ ngơi tuyệt đối nhất là với thể tăng huyết áp.

Vệ sinh cá nhân ,răng miệng thường xuyên .

Dùng thuốc

Chống nhiễm trùng bằng kháng sinh không độc với thận như Peni xilin, Ampi xilin …Thường dùng liều trung bìnhtuỳ tình trạng nhiễm khuẩn.

Không dùng Corticoit và các thuốc giảm miễn dịch vì không có tác dụng.

Lợi tiểu: Dùng nhón Furosemit nhẹ thì uống 1-2viên/24giờ nặng thì tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1-2 ống/24giờ. Tuỳ bệnh cụ thể mà dùng thuốc lợi tiểu cho thích hợp .

Hạ áp: Chọn loại thuốc cho thích hợp thường dùng đường uống, Kết hợp với an thần, lợi tiểu, ăn nhạt

Điều trị suy tim và các triệu chứng, biến chứng nếu có .

Điều trị dự phòng

Theo dõi xét nghiệm nước tiểu định kỳ hàng tháng trong vòng một năm cho đén khi xét nghiệm nước tiểu trở về bình thường .

Dùng kháng sinh chậm như phòng thấp tim.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận