[Chứng trạng] Chẩn đoán Chứng Huyết táo (Nội táo) trong Đông y

Khái niệm

Huyết táo còn gọi là Nội táo, là tên gọi chung cho biểu hiện lâm sàng tinh huyết trong cơ thể bị suy sụp làm cho cơ thể không được tư nhuận, phần nhiều do bị mất huyết quá nhiều hoặc ở giai đoạn cuối của Ôn bệnh, ốm lâu bên trong bị mất tinh huyết, tuổi cao tinh huyết giảm xút, hoặc do thổ tả, ra nhiều mồ hôi, tân dịch hao tổn ảnh hưởng tới huyết, hoặc ứ Huyết bị nghẽn ở trong, huyết mới không sinh ra gây nên bệnh.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là miệng ráo họng khô, da dẻ nhăn nheo khô ráp, lông tóc phờ phạc không nhuận, cơ bắp gầy còm, đại tiện bí kết, tiểu tiện sẻn ít, ngoài da ngứa tróc vảy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, mạch Huyền Tế Sác.

Chứng Huyết táo thường gặp trong các bệnh ế cách, tích tụ Hư lao, tiện bí, bế kinh, thấp chẩn, bạch biến v.v…

Cần chẩn đoán phân biệt với các “chứng Âm hư”, “chứng Huyết hư”, “chứng Huyết nhiệt”.

Phân tích

Chứng Huyết táo có thể xuất hiện nhiều trong loại tật bệnh nhất là hay gặp ở thời kỳ cuối của những bệnh mạn tính, biểu hiện lâm sàng có đặc điểm riêng và phép chữa cũng không hoàn toàn giống nhau.

– Chứng Huyết táo xuất hiện trong bệnh Hư lao, phần nhiều có đặc điểm biểu hiện suy hư cực độ. Bụng đầy không ăn được, da dẻ nhăn nheo tróc vẩy, hai mắt mờ tối thuộc loại”huyết khô” kết ở trong. Đây là do hư lao lâu ngày lại do ưu uất khí trệ mà tích huyết đọng lại ở trong, huyết mới không sinh ra cơ thê không được tư nhuận gây nên. Phép chữa đầu tiên nên trừ ứ sinh huyết mới, cho uống bài Đại hoàng giá trùng hoàn (Kim Quỹ yếu lược): sau khi đã trừ được huyết ứ, tiếp theo nên dưỡng huyết ích khí, cho uống Bát trân thang (Chính thể loại yếu).

– Chứng Huyết táo xuất hiện trong bệnh Ế cách có đặc điểm lâm sàng là đau vùng hung cách, họng khô vướng mắc, đồ ăn uống không trôi, ăn vào lại mửa ra thậm chí nước cũng khó nuốt, đại tiện táo như phân dê, thể trạng gầy còm, da dẻ khô ráo, lưỡi đỏ ít tân dịch hoặc tía tối, mạch Tế sắc, đây là ứ huyết hóa táo làm nghẽn trở thực đạo, hóa nguyên bị khô kiệt, tân huyết suy kém mất sự nhu dưỡng gây nên. Chu Chấn Hanh nói: “Tích mà lâu ngày, huyết dịch đều bị hao tổn, Vị quản khô khan”(Cục phương phát huy), điều trị theo phép tư âm dưỡng huyết, phá kết tiêu ứ, dùng bài Thông u thang (Lan thất bí tàng).

– Trong bệnh Tích tụ xuất hiện chứng Huyết táo, biểu hiện lâm sàng có đặc điểm là tích khối cứng rắn, đau khá dữ dội, sắc mặt úa vàng hoặc đen sạm, da dẻ khô ráp tróc vẩy, cơ bắp khô gầy, kém ăn, chất lưỡi tía nhạt hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi màu tro mà xốp, mạch Huyền Sác. Đây là chứng ứ kết do chính khí hư, vì ứ tích lâu ngày, Huyết lạc bị nghẽn trở, huyết mới không sinh ra, âm dịch tổn thương gây nên; Điều trị theo phép Tư âm dưỡng huyết, hóa ứ tiêu tích, cho uống Tứ vật thang, hợp với Hóa tích toàn (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc) gia giảm. Trong bệnh Tiện bí xuất hiện chứng Huyết táo, đặc điểm lâm sàng có chứng trạng đại tiện bí kết, môi miệng khô ráo, tiểu tiện ít, thể trạng yếu ớt mệt mỏi, gầy còm. Đây là do ốm lâu tinh huyết cạn kiệt từ bên trong, tuổi cao sức yếu, tinh huyết sút kém hoặc là hãn, thổ hạ thái quá, mất tân dịch và huyết đến nỗi tân dịch và huyết thiếu thốn, Vị Trường không nhu nhuận gây nên; điều trị nên dưỡng huyết tư âm, nhuận trường thông tiện, cho uống Tứ vật thang (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương) hợp với Ngũ nhân hoàn (Thế y đặc hiệu phương).

– Trong những bệnh ngoài da mạn tính như Thấp chẩn, Vẩy nến xuất hiện chứng huyết táo có đặc trưng lâm sàng da dẻ khô ráo, tróc vẩy, ngứa ngáy… Có thể có kiêm các chứng chóng mặt hoa mắt, sắc mặt trắng xanh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền hoặc là tình tự giao động thất thường, da bị xước gây nên ngứa dữ dội, có kiêm các chứng trạng tâm phiền dễ cáu giận, miệng đắng họng khô, mạch Huyền Sác v.v… Đây là do Tỳ hư huyết thiếu, cơ bắp không được nuôi dưỡng, sinh phong hóa táo gây nên; Điều trị nên dưỡng huyết nhuận táo; nếu là Thấp chẩn cho uống Tứ vật tiêu phong ẩm (Y tông kim giảm) gia giảm. Nếu là Bạch biến, cho uống Sinh huyết nhuận phu ẩm (Y học chính truyền).

Chứng Huyết táo phần nhiều phát sinh ở người cao tuổi thể trạng yếu, có liên quan tới tuổi cao tinh huyết suy kém, lâm sàng thường thấy tinh thần ủy mị, sắc mặt kém tươi, chóng mặt hoa mắt, tai ù, tai điếc, da dẻ khô ráp không mịn, đại tiện bí kết. Phụ nữ bị chứng huyết táo, biểu hiện – chủ yếu là huyết khô kinh bế, gầy còm, da dẻ tróc vẩy, mặt mắt đen sạm và táo bón v.v…

Trong quá trình diễn biến bệnh cơ của chứng Huyết táo thường kèm theo chứng hậu huyết táo sinh phong; lại vì huyết không nuôi Can, Can phong nội động, xuất hiện các chứng chóng mặt, run rẩy hoặc co giật, thậm chí hôn mê ngã lăn; Điều trị theo phép tư âm tiềm dương, dưỡng huyết dẹp phong.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Huyết hư với chứng Huyết táo cả hai đều là bệnh chứng xuất hiện huyết dịch suy hao. Vì vậy đối với nguyên nhân bệnh và cơ chế bệnh, phương diện biểu hiện lâm sàng gần giống nhau, nhưng cũng có phân biệt nhất định. Chứng Huyết táo là vì tinh thiếu huyết khô, môi miệng, da dẻ cơ bắp không được tân dịch huyết dịch làm nhu nhuận và tư dưỡng đầy đủ cho nên có các chứng trạng môi lưỡi khô ráo, khát nước, da dẻ khô khan tróc vẩy, cơ bắp teo gầy, lông tóc khô khan không nhuận, tiểu tiện sẻn ít, táo bón. Còn chứng Huyết hư thường là mất huyết quá nhiều hoặc Tỳ Vị hư yếu, nguồn sinh hóa bất túc cho đến tình chí bị tổn thương, hóa hỏa thương âm gây nên; biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sắc mặt trắng xanh hoặc vàng bủng, môi nhợt, váng đầu hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, chân tay tê dại, chất lưỡi nhợt, mạch Tế vô lực. Huyết táo không chỉ là huyết dịch bất túc mà còn là huyết thiếu, tân dịch cạn mà táo hóa, biểu hiện lâm sàng ngoài chứng trạhuộc về huyết hư còn có cả chứng trạng về Táo; rõ ràng là khác với chứng Huyết hư, có thể phân biệt được.

– Chứng Âm hư với chứng Huyết táo, cả hai đều là chứng bệnh do âm dịch trong cơ thể suy hao gây nên. Chứng Âm hư đa số do ốm lâu, âm phận bất túc hoặc bệnh nhiệt làm hao thương tân dịch, hoặc hãn, thổ, hạ thái quá, thương âm cạn dịch gây nên, trên lâm sàng, ngoài những triệu chứng về âm dịch bất túc như thể trạng gầy còm, miệng ráo họng khô, chóng mặt mất ngủ, mạch Tế, lưỡi sáng không rêu v.v… Còn có nhứng chứng hậu do âm không chế dương, hư nhiệt từ trong sinh ra như ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ tía, mạch Sác v.v… Mà chứng huyết táo thường từ cơ sở của chứng âm hư, huyết hư tiến thêm bước nữa là hóa táo gây nên bệnh, cho nên trên lâm sàng ngoài những triệu chứng thuộc âm hư, còn có thêm các hiện tượng táo khác nhu da dẻ tróc vẩy, lông tóc sơ xác không nhuận, đại tiện táo bón v.v… phân biệt giữa hai chứng không khó khăn.

– Chứng Huyết nhiệt với chứng Huyết táo, tham khảo chẩn đoán phân biệt ở chứng Huyết nhiệt.

Trích dẫn y văn

Táo nhiệt gây bệnh giống với Nhiệt chứng. Vì khí không lưu thông bên trong thiếu tân dịch nên khô cạn, muốn có nước để tự cứu chứ không phải là khát đó là khô miệng. Lưỡi tuy khô mà gốc lưỡi lại nhuận, muốn uống lại không uống được nhiều, mạch tuy Đại mà vô lực. Nếu táo nặng sẽ sinh chứng nói lắp bắp chứ không phải là nói sảng, đây là triệu chứng huyết khô (Nhiệt thử táoThận Trai di thư).

– Hoặc do ốm nặng dùng thuốc khắc phạt thái quá; Hoặc do thổ, ỉa chảy đến nỗi tân dịch bị cạn ở trong; hoặc sai lầm uống các loại khóang vật; Hoặc phòng lao nỗi hư yếu, lại dùng thuốc khô ráo bổ dưỡng, cay nóng quá nhiều… đều có thể làm cho cái hỏa vô dụng quấy phá làm hao tổn chân âm. Trong âm có phục hoả, nung nấu dần dần, huyết dịch suy hao khiến cho táo nhiệt càng nặng hơn mà sinh ra nhiều tật bệnh. Bên ngoài thì da dẻ nhăn nheo, bên trên thì mũi họng khô khan; ở giữa thì thủy dịch quá ít mà gây nên khát; ở dưới thì Trường Vị khô cạn, tân dịch không nhuận mà đại tiện khó, ở chân tay thì mềm yếu vô lực; ở mạch thì Tế sắc mà Vi… Đó đều do Âm huyết bị hỏa nhiệt làm hại, phép chữa nên dùng những thang thuốc cam hàn tư nhuận (Trương thịythông – Quyển 2).

– Phong táo, do Can huyết không làm gàn tươi tốt, cho nên gân đau mà các móng chân tay ròn nứt; Hỏa táo, do Tỳ có phục hoả, cho nên môi khô mà táo bón, Huyết táo, do tâm huyết phân tán, cho nên trên đầu có nhiều gầu trắng, râu tóc rụng; Hư táo, do Thận âm hư cạn, cho nên tiểu tiện nhiều lần, họng khô và sưng. Đó đều là những nguyên nhân ban đầu của Táo, làm cho nhu nhuận thì tự khỏi. Nếu không chăm sóc tích cực, khiến cho chân thủy khô cạn, sẽ là Tiêu khát Ế cách, sẽ là bại liệt bế kinh, sẽ là ho khan khàn tiếng, cân mạch co cứng, miệng không nói được, gân nhão raòn đàn hồi, trăm bệnh nẩy sinh khác gì cháy rừng không dập tắt nổi (Táo chứng – Chứng trị vâng bổ).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận