[Chứng trạng] Phân biệt Chứng huyết nhiệt trong Đông y

Khái niệm

Chứng huyết nhiệt là tên gọi chung cho trường hợp huyết phận bị nhiệt hoặc nhiệt tà xâm phạm huyết phận, biểu hiện lâm sàng là thương âm, động huyết, quấy nhiễu thần minh. Chứng này đa số do ngoại cảm nhiệt tà, tình chí uất kết, ăn uống thiên lệch gây nên.

Lâm sàng chủ yếu có các chứng trạng tâm phiền hoặc vật vã phát cuồng, miệng khát mà không muốn uống, mình nóng về đêm nặng hơn và phát ban, mửa ra huyết, mũi xuất huyết đại tiểu tiện ra huyết, phụ nữ thì kinh nguyệt quá nhiều hoặc băng lậu, chất lưỡi đỏ tía, mạch tế sác.

Chứng Huyết nhiệt thường gặp trong các:”Ôn nhiệt bệnh”, “Huyết chứng”, “Kinh nguyệt đến sớm”, “Băng lậu”, “Đinh sương tẩu hoàng”, “Sương dương”…

Cần phân biệt với”chứng Huyết táo”, “chứng Huyết nhiệt huyết ứ”.

Phân tích

Chứng huyết nhiệt xuất hiện trong nhiều loại tật bệnh, nhưng trong bệnh ôn nhiệt, khái niệm” nhiệt vào huyết thất” với những tật bệnh khác lại không hoàn toàn giống nhau, biểu hiện lâm sàng đều có đặc điểm nhất định, kể cả phép trị cũng khác nhau, cần Phân tích rõ ràng.

– Bệnh ôn nhiệt thuộc chứng huyết nhiệt có hai loại biểu hiện chứng hậu: Một là chứng ở Doanh phần, có những chứng trạng, đặc điểm như phát sốt nặng về ban đêm, miệng không khát lắm, tâm phiền không ngủ được, ban chẩn nổi lờ mờ, nặng hơn thì tinh thần hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ tía mạch Tế Sác v.v… Nói lên bệnh biến doanh âm bị tổn thương, Tâm thần bị quấy rối. Đây là thuộc loại nhiệt tà từ Khí phận truyền vào Doanh phận hoặc do Vệ phần nghịch truyền mà có, đó là giai đoạn tà khí hãm vào sâu rất nghiêm trọng của bệnh Ôn nhiệt. Bệnh truyền vào Doanh phận, rõ ràng là chính khí không chống đỡ nổi, tà khí vào sâu phạm vào Tâm bao ở bên trong, quấy rối thần minh hoặc bệnh liên luỵ đến Quyết âm Can Kinh; Điều trị theo phép”thấu nhiệt chuyển khí” thanh doanh tiết nhiệt, cho uống bài Thanh doanh thang(Ôn bệnh điều biện). Hai là chứng ở Huyết phần, biểu hiện chứng trạng nhiệt nặng, hôn mê nói sảng hoặc co giật, thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, ban chẩn, chất lưỡi tía sẫm hoặc rêu lưỡi tróc mảng sáng bóng, mạch Hư Sác hoặc Tế Sác là những đặc trưng bởi thương âm, động phong, động huyết và háo huyết. Đa số do chứng doanh phần không giải, chuyển vào huyết phần, hoặc là tà nhiệt ở Khí phần vào thẳng Huyết phần gây nên. Tà nhiệt vào huyết phần so với nhiệt ở doanh phần lại càng nặng hơn, đó là giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng trong quá trình phát triển của bệnh Ôn nhiệt, cả Tâm, Can, Thận đều bị bệnh, rõ ràng hàm nghĩa khác hẳn với các chứng nhiệt độc huyết phần của dương chứng trong mụn nhọt thuộc ngoại khoa; Điều trị nên thanh nhiệt lương huyết, cho uống bài Tê địa hoàng thang (Bị cấp thiên kim yếu phương)hoặc theo phép mát Can dẹp phong, cho uống Linh dương câu đằng thang (Thông tục Thương hàn luận), Hoặc theo phép tư âm dưỡng huyết, bình Can dẹp phong, dùng bài Gia giảm phục mạch thang (Ôn bệnh điều biện) Đại định phong châu(Ôn bệnh điều biện).

– Nếu tật bệnh có tính xuất huyết (Huyết chứng) thuộc về chứng Huyết nhiệt, vô luận là thổ huyết, nục huyết, các huyết, tiện huyết, niệu huyết, đều có đặc trưng là sắc huyết đỏ tươi, lưỡi đỏ, mạch Sác. Phần nhiều do ngoại cảm phong nhiệt táo tà, nhiệt làm thương Phế Lạc; Hoặc là ăn nhiều thức cay nóng, nhiệt nung nấu ở Vị Trường; Hoặc là tình chí không toại, ngũ chí hóa hoả; Hoặc là phiền lao quá mức, Tâm hỏa quá thịnh chuyển nhiệt xuống Tiểu trường, Hoặc là ốm lâu Can Thận âm khuy, tướng hỏa vọng động, “Huyết gặp nhiệt thì sôi (sủi)” nhiệt làm thương huyết mạch, bức huyết đi càn, “dương lạc tổn thương thì huyết tràn ra ngoài; âm lạc tổn hại thì huyết tràn ở bên trong”. Trương Cảnh Nhạc nói.”Động phần nhiều là do hoả, hỏa thịnh thì bức huyết đi bừa”, về điều trị phải lấy lương huyết chỉ huyết làm phép chữa cơ bản. Nhưng vì nguyên nhân bệnh, vị trí các bệnh không giống nhau, điều trị cụ thể cũng không hoàn toàn giống nhau. Như chứng Khái huyết, phép chữa nên tư âm nhuận Phế, lương huyết chỉ huyếống Bách hợp cố kim thang (Dẫn theo phương của Triệu Chấp Yêm trong Y phương tập giải) lục huyết và Thổ huyết, điều trị theo phép Thanh vị tả hoả, lương huyết chỉ huyết, dùng bài Ngọc nữ tiến (Cảnh Nhạc toàn thư) gia giảm; hoặc thanh Can tả hoả, dùng bài Long đởm tả can thang (Lan thất bí tàng) gia giảm. Nếu Tiện huyết, điều trị theo phép thanh nhiệt trừ thấp, hòa doanh chỉ huyết, dùng bài Xích tiểu đậu đương qui tán (Kim Quỹ yếu lược) hợp với Địa du tán (Nhân trai trực chỉ phương). Nếu niệu huyết, điều trị theo phép thanh tâm tả hoả, cho uống bài Tiểu kế ẩm tử (Tế sinh phương) gia giảm; hoặc theo phép tư âm thanh hoả, lương huyết chỉ huyết, cho uống tri bá địa hoàng hoàn (Y phương khảo) gia giảm

– Nếu Đinh sương tẩu hoàng, ung độc hãm ở trong, thì có biểu hiện ở chính nơi phát bệnh tình trạng sưng lan toả rất nhanh, sắc da đỏ tối, kèm theo chứng trạng phát sốt phát rét run rẩy, phiền táo không yên, thậm chí hôn mê co giật, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng khô, mạch Hồng Sác v.v… đây là do định độc tẩu tán, độc tà phạm vào huyết phận tấn công vào tạng phủ gây nên, điều trị theo phép lương huyết thanh nhiệt giải độc, cho uống Ngũ vị tiêu ộc ẩm (Y tông kim giám) hợp với Tê giác địa hoàng thang (Bị cấp thiên kim yếu phương) gia giảm. Tóm lại trong những tật bệnh khác nhau của chứng huyết nhiệt, chứng trạng biểu hiện cũng có những đặc sắc riêng, lâm sàng có thể căn cư vào những đặc điểm chứng bệnh nói trên để mà biện chứng luận trị.

– Kinh huyết, mang thai và sinh nở của phụ nữ đều lấy huyết làm gốc, cho nên chứng huyết nhiệt phần nhiều gặp ở phụ nữ, phần nhiều là cơ thể vốn nội nhiệt lại ăn quá nhiều thức cay nóng, hoặc cảm nhiễm nhiệt tà, hoặc phẫn nộ quá mức, khí uất hóa hoả, hoặc âm hư nội nhiệt, đến nỗi nhiệt quấy rối Xung Nhâm, bức huyết đi càn, đặc điểm chủ yếu là vòng kinh thường đến sớm, lượng kinh nguyệt nhiều, sắc đỏ sẫm hoặc tía, chất dính, nặng hơn thì băng lậu không dứt, tâm phiền khát nước, thích uống nước lạnh, táo bón, tiểu tiện vàng. Nếu là âm hư huyết nhiệt, phần nhiều có thêm chứng về chiều lòng bàn tay chân nóng, hai gò má đỏ.

Trong bệnh Ôn nhiệt, trong quá trình diễn biến có chứng trạng của huyết phận thường thấy hai tình huống: Một là vì nhiệt tà ở huyết làm tiêu hao Can huyết Thận tinh, chân âm suy hao, tân dịch khô kiệt, xuất hiện triệu chứng vong âm như da dẻ nhăn nheo, môi se lưỡi liệt, mắt trũng nhìn lờ đờ, gò má đỏ, chân tay quyết nghịch, trong Tâm rung động hỏa động, hoặc tinh thần lơ mơ thích ngủ, lưỡi tía ít rêu hoặc sáng bóng không có rêu, mạch Tế Xúc v.v… Hai là vì âm tổn hại liên luỵ đến dương, tà nhiệt cũng có thể làm thương dương hao khí, cho nên hiện tượng vong dương thường phát sinh kế tiếp sau khi vong âm, do đó mà sốt cao vã mồ hôi, sau khi mất nhiều huyết hoặc thổ, tả dữ dội, thường dẫn đến tai biến vong dương, xuất hiện các triệu chứng Dương khí muốn thoát như sắc mặt trắng xanh, ra nhiều mồ hôi trong mà lạnh, sợ lạnh nằm co, chân tay không ấm, thần thức lơ mơ, hơi thở nhỏ khẽ, mạch Vi muốn tuyệt. Điều trị nên cứu vãn ngay dương khí sắp hết, cứu vãn được một phần dương khí, còn hy vọng chút sống mỏng manh.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng huyết táo với chứng huyết nhiệt: Nhiệt với Táo đều dễ hao thương tân huyết, trong nguyên nhân bệnh và cơ chế bệnh có quan hệ chặt chẽ với nhau, thường táo và nhiệt đồng thời xuất hiện. Cho nên trên lâm sàng có chỗ biểu hiện gần giống nhau, nhưng cũng có chỗ phân biệt. Nói theo nguyên nhân bệnh, chứng huyết nhiệt phần nhiều do cảm nhiễm nhiệt tà, hoặc do thất tình uất kết, uất mà hóa hoả, hoặc ăn nhiều thức béo ngọt cay nóng, giúp cho hỏa nung nấu nhiệt, nhiệt vào huyết phận gây nên. Lại vì huyết phận nhiệt thịnh, khuấy động tâm thần, cho nên có chứng tâm phiền, thậm chí vật vã phát cuồng. Tà nhiệt ở huyết phận, huyết thuộc âm, cho nên mình nóng về ban đêm nặng hơn; Âm huyết bị hao tốn, cho nên miệng khô. Nhiệt thịnh làm hao huyết, không bổ xung đầy đủ cho mạch, cho nên mạch Tế Sác. Tà nhiệt thịnh ở huyết phận, nhiệt dồn ép huyết lạc cho nên có thể đổ máu mũi, thổ huyết, niệu huyết, hoặc xuất huyết dưới da v.v…

Chứng huyết táo phần nhiều do tuổi cao mắc bệnh lâu ngày, tinh huyết suy thiếu; hoặc do huyết nhiệt dẫn đến táo, huyết ứ kết ở trong, huyết dịch không được nhu dưỡng gây nên.

Nói theo cơ chế và lý luận từ huy dẫn đến táo, một là do nhiệt tà hun đốt dẫn đến huyết dịch keo đặc mà thành ứ, ứ huyết kết trong, huyết dịch ít và khô mất sự nhu dưỡng, từ đó mà hình thành huyết táo; Hai là nhiệt thịnh hao huyết thương âm, tân huyết thiếu thốn, nhiệt hun đốt huyết bị khô mà hóa táo. Như vậy có thể thấy huyết nhiệt là nhân tố bệnh lý trực tiếp dẫn đến táo, mà Huyết táo là kết quả của bệnh lý nhiệt bệnh phát triển nên. Biểu hiện lâm sàng có đặc điểm là gầy còm, da dẻ nhăn nheo tróc vẩy, ngứa ngáy, lông tóc xơ xác không nhuận, táo bón, lưỡi ráo không tân dịch, mạch Tế Sác v.v… Chẩn đoán phân biệt giữa Huyết táo và huyết nhiệt không mấy khó khăn.

– Chứng Huyết nhiệt huyết ứ với chứng Huyết nhiệt đều thuộc phạm vi huyết nhiệt. Chứng huyết nhiệt huyết ứ cũng gọi là chứng Huyết nhiệt câu kết với nhau, nguyên nhân phần nhiều là cảm nhiễm ngoại tà hoặc là nội thương tình chí, hoặc là công năng Tạng Phủ không điều hoà, hoặc là ứ huyết lưu trệ, uất lại hóa nhiệt, đến nỗi huyết nhiệt câu kết vớ nhau mà thành bệnh. Lâm sàng nói chung có các chứng đầu đau như dùi đâm, phát nhiệt, hoặc xuất huyết, hoặc có hòn cục sưng, chất lưỡi đỏ tối, mạch Sác. Nếu huyết, nhiệt câu kết ở Trường Vị hoặc Hạ tiêu, có khả năng có các chứng nói sảng, bụng trướng đầy cự án, đại tiện khô sắc đen dễ di, hoặc bụng dưới đau thắt, tiểu tiện tự lợi, người bệnh như cuồng hoặc phát cuồng (chứng Xúc huyết). Phụ nữ nhiệt vào huyết thất, nhiệt câu kết với huyết, thì thấy vùng bụng dưới hoặc ngực sườn đầy rắn, nóng rát như sốt rét, về đêm thì nói sảng, kinh nguyệt không thông. v.v…Như vậy thì thấy đã có chứng ứ huyết, lại biểu hiện cả chứng huyết nhiệt mới được gọi là chứng Huyết nhiệt câu kết, rõ ràng là khác với chứng Huyết nhi đơn thuần, có thể phân biệt được.

Trích dẫn y văn

– Loại mất huyết, gặp nhiệt thì tràn lên, gặp lạnh thì đọng lại, Đởm gặp Vị nhiệt, qua đường mạch mà tới não. Bởi vì dương lạc tràn thì đi càn, ở mũi là đổ máu cam, ở lỗ mồ hôi là nhâm nhấp; Hai tình huống khác nhau, đó là cái diễn biến của nhiệt quyết huyết bị trào ra vậy (Tỵ nục môn – Thánh tế tổng lục).

– Chứng huyết đi càn chưa bao giờ không do nhiệt mà phát sinh; Bởi vì huyết gặp nhiệt, thì trào lên, huyết và khí đều nhiệt huyết theo khí dâng lên nên mới gây ra thổ huyết, nục huyết (Thổ nục – Tế sinh phương).

Huyết nhiệt gây nên các chứng Thổ, Nục, Khái, Các, Niệu huyết, phát sốt về buổi chiều, phụ nữ hành kinh trước kỳ, mạch Huyền mà Sác, phép điều trị nên làm cho mát (Huyết chứng – Chứng trị vậng bổ).

– Huyết nhiệt nên điều trị bằng thuốc thanh thuốc lương. Nhiệt thì gây nên mụn nhọt lở ngứa, chảy máu răng, chảy máu mũi, là viêm lợi răng, bề mặt lưỡi xuất huyết, là lưỡi sưng, tiểu tiện đỏ giỏ giọt, là băng huyết, kinh nguyệt đtrước kỳ, là nhiệt vào huyết thất, xích du đan, là mặt đột ngột sưng đau. Nên dùng các thuốc chua lạnh, đắng lạnh, mặn lạnh và cay mát để trừ thực nhiệt (Quyển 17. Tạp bệnh nguyên lưu lê chúc).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận