[Chứng trạng] Tâm khí hư

Chứng Tâm khí hư là tên gọi chung cho những chứng trạng chỉ về công năng hoạt động của tạng Tâm bất túc dẫn đến Tâm thần không yên, khí đi vô lực, sự lưu thông của huyết bị trì trệ.

Chứng này nguyên nhân phần nhiều do nội thương mệt nhọc gây nên, hoặc bị Thương hàn do chữa sai lầm dẫn đến hao thương Tâm khí cũng gây nên bệnh này.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là: Hồi hộp sợ sệt, đoản hơi thiếu sức, sau khi hoạt động càng thiếu sức hơn, lại thấy cả triệu chứng vùng ngực khó chịu, tinh thần mỏi mệt tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng nhợt, lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược.

Chứng Tâm khí hư thường gặp trong các bệnh “Kinh quý”, “Bất mị”, “Hung tý”,”Điên chứng” và “Hư lao”.

Cần chẩn đoán phân biệt chứng này với các chứng “Tâm dương hư”,”chứng Tâm huyết hư”,”Chứng Tâm Tỳ đều hư”,”chứng Tâm phế khí hư”,”chứng Tâm Đởm khí hư”.

Phân tích

Nguyên nhân bệnh của chứng Tâm khí hư phần nhiều là tư lự mệt nhọc hao thương hình khí; hoặc phú bẩm bất túc, Tâm khí vốn hư; hoặc tuổi 40 thể lực yếu, tạng khí ngày càng suy, hoặc ốm lâu khí huyết hư yếu liên lưu đến Tâm. Ngoài ra chứng Tý lâu ngày ẩn náu ở trong Tâm hoặc sau khi mắc bệnh dùng thuốc hãn hạ thái quá tổn thương đến dương khí của Tâm cũng có thể gây nên bệnh này; Tâm là đại chủ của 5 tạng phủ công năng sinh lý chủ yếu ở hai phương diện chủ về thần minh và chủ về huyết mạch; Cho nên biểu hiện chủ yếu của chứng Tâm khí hư: Một là phương diện tinh thần ý thức tư duy hoạt động bao gồm cả công năng của thần trí tình trí và ngữ ngôn bị chướng ngại, như Thiên bản thần sách Linh khu nói: “Tâm khí hư thì bi, “Thần thương thì sợ hãi” cho nên xuất hiện các chứng hồi hộp không yên, mất ngủ hay quên, mừng lo muốn khóc hay rầu rĩ, hay cáu giận, tinh thần hoảng hốt nói lảm nhảm một mình…

Hai là vì: Tâm khí bất túc ảnh hưởng đến sự vận hành của huyết mạch xuất hiện bệnh chứng khí huyết bất túc ở cục bộ hoặc toàn thân. Như các chứng tinh thần mỏi mệt yếu sức đoản hơi ngực khó chịu hoặc đau ngực có lúc tự ra mồ hôi sắc mặt trắng bệch, lưỡi nhạt, mạch Nhược. Thậm chí miệng, môi tím tái… Đương nhiên trong tật bệnh khác nhau đặc điểm lâm sàng của Tâm khí hư cũng không hoàn toàn giống nhau.

– Như bệnh Kinh quí trong chứng Tâm khí hư thường cảm thấy trong tâm rỗng không, bàng hoàng không yên, hay sợ sệt dễ giật mình đồng thời tinh thần mỏi mệt yếu sức đoản hơi hoặc ra mồ hôi mà hổi hộp, mạch vô lực hoặc có khi Kết Đại. Điều trị: Nên dưỡng tâm ích khí, an thần yên hồi hộp, Thường dùng bài Dưỡng tâm thang (Chứng trị chuẩn thằng) hoặc Qui tỳ thang (Phụ nhân lương phương).

– Nếu có chứng Bất mị (không ngủ được) xuất hiện trong chứng Tâm khí hư thì có đặc điểm là suốt ngày đêm tinh thần

khốn đốn, lơ mơ muốn ngủ nhưng ban đêm lại khó thành giấc ngủ, dễ mê, dễ sợ. Điều trị phải dưỡng tâm an thần. Có thể dùng bài An thần định trí hoàn gia giảm (Y học tâm ngộ).

– Chứng Tám khí ở trong bệnh Hung tý biểu hiện phần nhiều là đau vùng ngực từng cơn, hồi hộp ngực khó chịu, đoản hơi gây suyễn, ra mồ hôi yếu sức. Điều trị nên ích khí thông dương tuyên tý có thể dùng Nhân sâm thang (Kim Quỹ yếu lược) hoặc Sinh mạch tán gia giảm (Nội ngoại thương biện hoặc luận).

– Chứng Tâm khí hư xuất hiện trong Điên chứng có triệu cnh thần hoảng hốt, ưa yên tĩnh ghét ồn ào, chỉ muốn ở một mình, hay cười hay khóc hoặc cười khóc bất thường, nói lảm nhảm một mình. Điều trị nên ninh Tâm an thần, bài thuốc dùng Thần sa diệu hương tân gia giảm. (Hòa tễ cục phương) hoặc chọn dùng Cam mạch đại táo thang(Kim Quỹ yếu lược)

– Chứng Tâm khí hư biểu hiện trong bệnh Hư lao thường có các chứng hồi hộp mất ngủ, mộng di, mỏi mệt, vã mồ hôi… Điều trị tuy dùng phép lớn là bổ ích Tâm khí nhưng vì khí huyết hỗ căn, khí hư lại dễ thương dương cho nên điều trị phải chiếu cố đôi bên. Nên chọn dùng Thập toàn đại bổ thang (Hòa tễ cục phương).

– Vì tuổi tác của người mắc bệnh, giới tính và thể chất khác nhau. Nói chung chứng Tâm khí hư thường gặp nhiều ở người tuổi cao và người mắc bệnh kéo dài, thể lực yếu. Biểu hiện phần nhiều là hồi hộp, mất ngủ và hung tý. Ở trẻ em trừ loại phú bẩm tiên thiên bất túc dễ thấy đoản hơi, hồi hộp yếu sức thậm chí miệng môi tím tái, hễ vận động thì suyễn thở. Ngoài những triệu chứng đó lại do cảm nhiễm ngoại tà bệnh tình phát triển hoặc do điều trị sai lầm, điều trị không kịp thời mà gây nên chứng này. Phụ nữ bị chứng Tâm khí hư ngoài những bệnh chứng nói trên còn ảnh hưởng đến kinh nguyệt và thai sản. Như Tâm khí hư hỏa không sinh thổ dẫn đến Tỳ hư không thống nhiếp được huyết mạch có thể dẫn đến chứng kinh nguyệt quá nhiều hoặc băng lậu. Khi sinh đẻ ra quá nhiều huyết, khí theo huyết trôi đi có thể thành chứng Huyết vậng. Những loại bệnh như thế về bệnh cơ, tất cả đều do Tâm khí hư nhưng về phần điều trị lại nên căn cứ vào tình huống cụ thể khác nhau trên cơ sở bổ ích Tâm khí chọn dùng các phương pháp điều trị khác nhau. Đối với thời tiết khí hậu không giống nhau, bệnh cơ biến hóa của chứng Tâm khí hư cũng khác nhau. Mùa hạ Nóng nực dễ hao thương Tâm dịch cho nên chứng Tâm khí hư thường thấy cả triệu chứng Tâm âm bất túc. Mùa Đông rét lạnh thì dễ hao thương dương khí, Tâm khí hư thường thấy cả chứng Tâm dương bất túc. Thời tiết khác nhau đối với biện chứng sử phương dùng thuốc để chữa chứng Tâm khí hư cũng nên suy nghĩ đến chỗ khác nhau như thiên về Âm hư hoặc thiên về Dương hư.

Chứng Tâm khí hư phát triển phần nhiều tổn thương Tâm dương mà dẫn đến chứng Tâm dương hư. Nếu phát triển đến dương hư lại có thể ảnh hưởng đến ôn hóa thủy dịch mà dẫn đến các bệnh đàm ẩm thủy thũng, cụ thể xin tham khảo chứng Tâm dương hư.

Vì mối quan hệ âm dương hỗ căn, khí huyết tự sinh lẫn nhau; bởi vì Tâm khí hư không thể hóa khí sinh huyết, Tâm âm hao dần cũng có thể gây nên chứng Tâm huyết hư hoặc chứng Tâm khí huyết hư, chứng Khí âm đều hư. về điều trị ngoài phép bổ ích Tâm khí cũng nên chiếu cố cả âm huyết.

Chứng Tâm khí hư nghiêm trọng nếu không kịp thời cứu chữa hoặc bệnh tình phát triển dễ dẫn đến Tâm khí hư thoát hoặc Tâm dương hư thoát có các triệu chứng hôn mê bất tỉnh mắt nhắm miệng há, mặt trắng bệch vã mồ hôi, tứ chi nghịch lạnh mạch Vi Tế muốn tuyệt phải dùng ngay Thuốc ích khí hồi dương cố thoát.

Chẩn đoán phân biệt

1) Chứng Tâm dương hư và chứng Tâm khí hư: Cả hai đều do công năng của tạng Tâm bất túc dẫn đến chứng hư, có quan hệ về bệnh nhân và bệnh cơ phần nhiều ở người cao tuổi mắc bệnh lâu ngày, tạng Tâm ngày càng suy hoặc dùng thuốc hãn hạ thái quá dẫn đến dương khí của Tâm bất túc mà gây bệnh. Vì dương khí bất túc sức cổ động kém khí không đủ để chuyển vận huyết, huyết không đủ để chuyển tải khí, hơn nữa ảnh hưởng đến sự ổn định của tâm thần và công năng bảo vệ bên ngoài; Cho nên đều có thể xuất hiện các triệu chứng đoản hơi yếu sức; hồi hộp không yên, tự ra mồ hôi, mạch Hư Nhược v.v…Nhưng so sánh hai loại này thì Tâm dương hư nghiêm trọng hơn chứng Tâm khí hư vả lại phần nhiều trên cơ sở Tâm khí phát triển nên phần nhiều trên cơ sở Tâm khó hư. Tâm là tạng t là Thái dương ở trong dương, Tâm khí ngày càng suy thì dần dần Tâm dương cũng suy. Nếu so sánh với Tâm khí hư thì chứng Tâm dương hư cần nắm vững hai đặc điểm; Một là phải kiêm thấy hiện tượng hàn, tức là “Dương hư thì ngoại hàn”. Cho nên có các chứng thân thể lạnh chân tay lạnh, chân tay không ấm. Vả lại tính của hàn là ngưng trệ dễ làm cho khí huyết ứ trệ so với Tâm khí hư huyết đi không lưu lợi lại càng rõ rệt, xuất hiện các triệu chứng vùng ngực bải hoải và đau, sắc mặt xanh nhợt, môi miệng tím tái, mạch Trầm Tế hoặc Trì thậm chí Kết Đại… Hai là vì dương hư nên không hóa thành thủy, cho nên phần nhiều có triệu chứng Thủy ẩm ứ đọng ở trong như đầu mắt chóang váng, tiểu tiện không lợi toàn thân phù thũng, dưới tâm rung động, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Huyền…

2) Chứng Tâm huyết hư và chứng Tâm khí hư: Cả hai đều là hư chứng của Tâm. Vì khí huyết tác dụng lẫn nhau sự sinh thành của Tâm huyết phải nhờ vào sự hóa sinh của Tâm khí; sự vận hành của huyết mạch lại phải nhờ sự thúc đẩy của Tâm khí mà công năng của Tâm khí cũng lấy tâm huyết làm cơ sở. Cả hai ảnh hưởng lẫn nhau. Khí hư thời huyết cũng bất túc, huyết hư thì khí cũng suy vi. Hai chứng đều có thể xuất hiện hồi hộp đoản hơi, yếu sức… Nhưng một đằng chú trọng vào khí, một đằng chú trọng vào huyết, khác nhau ở chỗ đó.

Chứng Tâm khí hư chủ yếu lấy công năng hoạt động của tạng Tâm bất túc, Thần không có chủ nên huyết vận hành vô lực có các triệu chứng hồi hộp đoản hơi, ngực khó chịu, ra mồ hôi, yếu sức hơn nữa sắc mặt trắng nhợt, mạch Tế… Còn chứng Tâm huyết hư là nơi chứa đựng của Tâm bất túc, thần minh không giữ được ở bên trong cho nên chứng trạng chủ yếu là hồi hộp không yên, mất ngủ hay quên hơn nữa sắc mặt xanh nhợt không tươi chất lưỡi nhạt mạch Tế vô lực. Đó là những điểm so sánh hai chứng này.

3) Chứng Tâm Tỳ đều hư với chứng Tâm khí hư: cả hai chứng đều do tư lự mệt nhọc làm hao thương Tâm khí gây nên. Biểu hiện Tâm khí hư như hồi hộp, sợ sệt đoản hơi yếu sức…Nhưng chứng Tâm Tỳ đều hư liên quan đến hai tạng Tâm và Tỳ và hai phương diện khí và huyết; hoặc là do Tỳ hư nguồn sinh hóa kém dẫn đến khí huyết của Tâm bất túc hoặc là do Thận hư không thể vận chuyên ấm áp, hỏa không sinh thổ dẫn đến Tỳ khí hư suy. Biểu hiện lâm sàng có thê thấy các chướng hồi hộp sợ hãi đoản hơi mất ngủ hay quên, kém ăn bụng chướng đầy, đại tiện nhão mỏi mệt… Còn chứng Tâm khí hư thì không có chứng trạng của Tỳ hư. Trường hợp trên là khí huyết đều hư. Trường hợp sau là khí hư.

4) Chứng Tâm Phế khí hư với chứng Tâm khí hư: Tâm và Phế đều ở thượng tiêu cả hai có quan hệ chặt chẽ khi mắc bệnh thường ảnh hưởng lẫn nhau. Chứng Tâm Phế khí hư phần nhiều do Tâm khí bắt trú dần dần liên lụy đến Phế hoặc vì ho lâu ngày tổn hại Phế, Phế khí hư suy cũng có thể dẫn đến Tâm khí hư mà hình thành chứng này. Vì Phế chủ khí chủ về hô hấp bên ngoài hợp với bì mao cho nên chứng Tâm Phế khí hư phải có các chứng trạng khái thấu thiểu khí đoản hơi gây suyễn dễ cảm mạo, tim hồi hộp. Nặng hơn thì suyễn thở không nằm được, miệng môi tím tái. Mặt và chân tay phù thũng mạch Tế, chất lưỡi nhạt tối…Điểm chủ yếu để phân biệt với chứng Tâm khí hư: Một là loại trên do hai tạng Tâm Phế cùng mắc bệnh; loại sau là bệnh biến của Tâm khí. Hai là hai chứng tuy đều hồi hộp đoản hơi nhưng lại trên biểu hiện rõ rệt là khái thấu thiểu khí, loại sau tuy có đoản hơi loại trên biểu hiện rõ là khái thấu thiểu khí, loại sau tuy có đoản hơi yếu sức nhưng so với loại trên khá nhẹ cho nên phân biệt không khó khăn gì.

5) Chứng Tâm Đởm khí hư với chứng Tâm khí hư: Chứng Tâm Đởm khí hư là do khí của Can Đởm hư yếu, Mộc không sinh hóa dẫn đến Tâm khí cũng hư, hoặc là Tâm khí hư suy ảnh hưởng đến công năng của Đởm. Tâm chú Thần minh mà Đởm chủ quyết đoán, Tâm khí yên ổn thì Đởm khí không bạc nhược, lo toan quyết đoán dứt khoát. Nếu Tâm Đởm khí hư thì tâm thần không yên, sợ hãi từ trong sinh ra cho nên vừa hồi hộp sợ hãi và mất ngủ của Tâm khí hư, lại có đặc điểm là sợ hãi không yên dễ kinh sợ. Tự cảm thấy trong tám hồi hộp không yên, hoảng hốt như có ngườiến bắt; đúng như sách Thẩm thị Tôn sinh y thư viết: “Tâm Đởm đều khiếp, động đến việc thì sợ, giấc ngủ mơ mộng phân vân, hư phiền không ngủ được”, về nguyên nhân phát bệnh hoặc là thể chất nhu nhược, Tâm Đởm vốn hư hoặc vì kinh hoàng đột ngột, suốt ngày sợ sệt, hoặc việc làm có điều sợ sệt, hoặc nghe tiếng lạ, nhân vật lạ, leo cao hiểm nguy, làm cho tâm thần hoảng sợ dẫn đến Đởm khiếp Tâm hư…về bệnh nhân bệnh cơ trên lâm sàng với chứng Tâm khí hư có những đặc điểm khác nhau. Vả lại chứng Tâm Đởm khí hư là do khí cơ của Can Đởm không được sơ tiết hoặc tân dịch không phân bố, ngưng kết thành đờm trọc hoặc khí uất hóa hoả, hun đốt chất dịch thành đờm, kết hợp với đờm nhiệt gây bênh, xuất hiện các triệu chứng ngực đầy buồn nôn, rêu lưỡi nhớt do đàm trọc gây nên… Đó là chỗ khác nhau với chứng Tâm khí hư.

Trích dẫn y văn

– Trạng thái Tâm hư khí huyết suy kém mặt bủng phiền nhiệt hay sợ và hồi hộp không vui, vùng bụng đau khó diễn tả có lúc mửa ra dãi trong, vùng ngực chướng đầy dễ quên hay sợ giấc ngủ không yên, tinh thần hoảng hốt… đều là kinh Thủ Thiếu âm bị hư hàn gây nên, xem mạch thấy phía trước nhân nghinh ở Thốn khẩu tay trái, bệnh thuộc âm hư thì xét thấy như vậy ( Tâm tạng môn – Thánh tế tổng lục).

– Có trường hợp thần minh ở trong Tâm không yên tĩnh như mất chỗ dựa mà thường sợ sệt… Xem xét tới nguyên nhân thực ra cũng là do Tâm hư yếu gây nên, chỉ có thể cho uống thang thuốc mạnh Tim mới là phép chữa căn bản. Nên xem xét đến mạch, nếu Sác mà kiêm Hoạt là tâm huyết hư kiêm nhiệt, nên dùng các vị như: Long nhãn thục để bổ hư, Sinh địa hoàng Huyền sâm để tả nhiệt, lại dùng sinh Long cốt, Mẫu lệ để giữ gìn thần minh. Nếu mạch Vi Nhược vô lực nên chú ý bồi dưỡng tâm khí hư dùng các vị như: Sâm, Truật, Kì để bổ khí; dùng thêm Sinh địa hoàng Huyền sâm là các vị tư âm đề phòng do dùng thuốc bổ mà sinh nhiệt; Lại dùng Toan tảo nhân, Sơn thù nhục để củng cốần minh và thu liễm khí hóa (Bàn về phép chữa Tâm bệnh – y học dưng trung tham tây lục).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận