[Chứng trạng] Chứng Đàm khí câu kết (Đàm uất) trong Y học cổ truyền

Chứng Đàm khí câu kết còn gọi là chứng Đàm uất, là tên gọi chung cho những chứng trạng do đàm với khí uất kết ở các bộ phận trong cơ thể gây nên bệnh. Chứng Đàm khí cấu kết phần nhiều do tổn thương thất tình, khí trệ đờm nghẽn gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng này là tình chí ức uất, nóng nẩy hay giận, ngực suờn đầy tức, hay thở dài hoặc trong họng như vướng mắc vật gì, hoặc bị nuốt nghẹn, thần trí ngơ ngác, hoặc phát thành Anh lưu Tràng nhạc, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền Tế mà Hoạt.

Chứng Đàm khí câu kết thường gặp trong các bệnh Hung tý, Mai hạch khí, Ê cách, Điên, Anh lưu, Loa lịch v.v.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Can Tỳ không điều hòa và chứng Can Vị bất hoà.

Phân tích

Chứng Đàm khí câu kết vì bộ vị ngăn trở khác nhau, chứng tr khác nhau, cho nên biểu hiện lâm sàng khá phức tạp.

Tình khí uất kết, nóng nẩy dễ cáu giận, ngực sườn đầy tức, hay thở dài là những biểu hiện cộng đồng, ở trong những tật bệnh khác nhau đều có đặc trưng riêng.

– Nếu Đàm khí bĩ kết ở vùng ngực, khí cơ không lưu thông dẫn đến Hung tý, biểu hiện chứng trạng vùng ngực bĩ đầy, đoản hơi khó thở, đau lan toả tới vùng Tâm và lưng, cúi ngửa khó, điều trị nên tuyên thông giáng nghịch, hành khí hóa đàm, cho uống Quất chỉ khương thang (Kim Quỹ yếu lược).

– Nếu đàm khí bám chặt ở vùng họng thì thành Mai hạch khí, chứng trạng biểu hiện như vướng mắc hột mơ trong họng khạc không ra nuốt không trôi, vùng ngực bĩ đầy, khí uất không lưu thông, điều trị nên lý khí tiêu đàm, cho uống Tứ thất thang (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương).

– Nếu đàm khí ngăn trở ở thực đạo gây nên Ế cách, biểu hiện chứng trạng nuốt bị vướng mắc, nôn mửa ra đàm rãi, hung cách bĩ đầy, miệng khô họng ráo, thời kỳ đầu còn nhẹ nhàng có thể khỏi dần dần, điều trị nên khai uất hóa đàm nhuận táo, dùng bài Khải cách tán (Y học tâm ngộ).

– Nếu đàm khí uất kết, che lấp thần minh dẫn đến bệnh Đ có chứng trạng tinh thần ức uất nhạt nhẽo, ngây ngô im lìm, hành động chậm chạp, nói năng lộn xộn; điều trị nên lý khí giải uất, hóa đàm khai khiếu, cho uống bài Đạo đàm thang (Tế sinh phương).

– Đàm khí câu kết ở Kinh lạc có thể trở thành Anh lưu, ở vùng trước cổ thường có cục sưng mềm hoặc thành khối, sắc da không thay đổi, ấn vào mềm nhũn; điều trị nên lý khí giải uất, hóa đàm nhuyễn kiên, cho uống bài Hải tảo ngọc hồ thang (Ngoại khoa chính tôn) gia giảm. Cũng có trường hợp kết ở cổ gáy, ở nách và khoeo chân hình thành Loa lịch, biểu hiện là cục bộ có những kết khối như hạt đậu, từng chuỗi như tràng nhạc, lớn bé nhiều ít không đều, không đau không nóng, về sau to dần thành từng chuỗi, hoặc hơi đau, điều trị nên sơ Can giải uất, nhuyễn kiêm hóa đàm, chọn dùng bài Tiêu loa hoàn (Y học dung trung tham tây lục).

Chứng Đàm khí câu kết thường xẩy ra ở người ấp ủ không thoải mái, tình chí bị ức uất, nhất là ở phụ nữ thường bị nhiều. Tình chí bất toại, Can khí không thoải mái, đàm khí uất kết thì gây nên chứng này. Mùa Xuân mộc vượng, Can khí dễ bị uất, cho nên chứng Đàm khí câu kết thường phát sinh hoặc nặng thêm vào mùa Xuân; bệnh tình lại tăng giảm tuỳ theo sự biến hóa của tình chí; vì thế khi điều trị, cần chú ý làm tốt công tác tư tưởng đối với bệnh nhân, khiến họ luôn có sự lạc quan, rất có lợi cho việc lành bệnh.

Chứng Đàm khí câu kết trong quá trình diễn biến của bệnh dễ kiêm chứng Can khí uất kết, chứng Tỳ hư thấp khốn và chứng Vị

Chứng Đàm khí câu kết thường là cơ sở phát triển và diễn biến của Can khí uất kết mà phát sinh. Đàm khí câu kết, khí cơ không lưu thông còn khả năng làm Can khí uất kết nặng thêm, cho nên chứng Đàm khí câu kết thường kiêm cả chứng Can khí uất kết. Biểu hiện chủ yếu của chứng Can khí uất kết là tình chí ức uất, ngực sườn đầy chướng, phiền táo dễ giận, mạch Huyền v.v. Chứng Tỳ hư thấp khốn không chỉ là nguyên nhân sinh đàm mà còn do Tỳ hư thì Can mộc tự vượng, dễ làm cho Can khí hoành nghịch, Can mộc lấn thổ lại tiến thêm bước nữa làm Tỳ hư nặng thêm, cho nên trong quá trình diễn biến của chứng Đàm khí câu kết thường có kiêm cả chứng Tỳ hư thấp khốn; Biểu hiện chủ yếu của chứng Tỳ hư thấp khốn là bụng chướng đầy, kém ăn, lờm lợm buồn nôn, chân tay nặng nề, rêu lưỡi nhớt, mạch Nhu. Chứng Đàm khí câu kết còn có thể do “Đàm khí nghịch lên dẫn đến chứng Vị khí thượng nghịch, có những chứng trạng không thiết ăn uống, Vị quản chướng đau, ợ hơi hoặc nấc, nôn mửa buồn nôn v.v.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Can Tỳ không điều với chứng Đàm khí câu kết: Chứng Đàm khí câu kết là do Can khí uất kết, khí cơ không thư sướng, đàm khí câu kết gây nên bệnh. Chứng Tỳ hư không điều tức chứng Can uất Tỳ hư do uất giận thương Can, Can mất sơ tiết, hoành nghịch phạm Vị, Tỳ mất kiện vận gây nên. Hai chứng đều biểu hiện cộng đồng là tình chí ức uất, nóng nẩy dễ giận, ngực sườn đầy tức, hay thở dài. Nhưng chứng Đàm khí câu kết còn vì bộ vị nghẽn trở khác nhau nên biểu hiện các tật bệnh Hung tý, Mai hạch khí, Ê cách, Điên, Anh lưu, Loa lịch, mà chứng Can Tỳ không đều thì có những biểu hiện Tỳ khí hư như kém ăn, bụng chướng, đại tiện lỏng, mỏi mệt yếu sức v.v. Về phương diệạch và lưỡi, chứng Đàm khí câu kết vì có đờm trọc, cho nên rêu lưỡi nhớt, mạch Huyền Tế mà Hoạt. Còn chứng Can Tỳ không điều thường là biểu hiện rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền.

– Chứng Can Vị bất hòa với chứng Đàm khí câu kết: Chứng Can Vị bất hòa là do Can uất khí trệ, mất chức năng sơ tiết, Can khí phạm Vị, Vị mất sự hòa giáng gây nên bệnh. Chứng Đàm khí câu kết với chứng Can Vị bất hòa đều có những biểu hiện cộng đồng như tình chí ức uất, ngực sườn trướng đầy, nóng nảy dễ giận. Nhưng chứng Đàm khí câu kết có thể xuất hiện các triệu chứng họng có cảm giác vướng mắc, nuốt khó, thần trí ngớ ngẩn và sinh anh lưu loa lịch; Còn chứng Can Vị bất hòa thì có kiêm các chứng trạng Vị quản trướng đau, nấc và ợ hơi, nuốt chua, cồn cào v.v. về phương diện mạch và lưỡi, chứng Đàm khí câu kết thì rêu lưỡi mỏng nhớt, mạch Huyền Tế mà Hoạt. Chứng Can Vị bất hòa thì rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền.

Trích dẫn y văn

– Chứng uất đàm, ngực đầy trướng no, chín khiếu bí tắc cồn cào phiền muộn, hoặc trong họng kết hạch, nằm ngủ không yên, hoặc Trường Vị khó chịu trở ngại cho sự ăn uống, hoặc kh nghịch bất lợi, so vai mà thở, đó là chứng Uất đàm. Nguyên nhân của chứng này là do bị tổn thương thất tình, dễ hình thành uất kết, Tỳ không vận chuyển, nghĩ thì khí kết, uất lại thành đàm… đều là nguyên nhân của Uất đàm. Mạch của Uất đàm phần nhiều Trầm sắc, Trầm Trì là hàn uất. Trầm sắc là nhiệt, Trầm Thực là có ngoan đàm. Trầm Lao là có kết ở trong, Điều trị Uất Đàm, hàn uất thì tân tán, cho uống Hương Khung Nhị trần thang Nhiệt uất thì thanh giải, cho uống Chi liên nhị trần thang. Nếu làế kinh có uất đàm thì dùng Tiết trai hóa đàm hoàn gia Cô bố, Đởm tinh (Đờm chứng – Chứng nhân mạch trị).

– Chứng Đàm uất hễ động làm là thở suyễn, Thốn khẩn mạch Trầm Hoạt (Lục uất – Đan Khê tâm pháp).

– Chứng Ê cách bĩ tắc là do Đàm với Khí chọi nhau không tuyên thông. Đàm vì khí kích thích mà thăng lên. Khí vì cái nhớt của Đàm mà trệ lại, cho nên bĩ tắc mà thành Ế cách, cho uống các bài Liên lý thang, Sinh khương tả tâm thang (Bĩ mãn loại chứng Trị tài).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận