[Ngoại khoa] Gãy hai xương cẳng chân ở trẻ em

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Phân loại

  • Gãy xương chày

+ Gãy hành xương đầu trên xương chày.

+ Gãy thân xương chày.

+ Gãy hành xương đầu dưới xương chày.

  • Gãy xương mác

2. Tần số

  • Gãy hai xương cẳng chân đứng thứ ba sau gãy 2 xương cẳng tay và đùi.

– 70% gãy xương chày đơn độc, 50 – 70% gãy 1/3 dưới, 19 – 30% gãy 1/3 giữa.

– Gãy xương mác đơn độc ở trẻ em rất hiếm gặp.

3. Cơ chế

Gãy hành xương đầu trên xương chày: lực tác động lúc gối ở tư thế duỗi vẹo ngoài.

Gãy thân xương chày: lực xoắn vặn hoặc trực tiếp

Gãy hành xương đầu dưới xương chày: lực nén liên tục, đa số là gãy cong tạo hình.

II. CHẨN ĐOÁN

  1. Bệnhsử
  2. Triệuchứnglâm sàng
    • Sưng, đau cẳng chân.
    • Đau chói ở vị trí gãy.
    • Lạo xạo xương
    • Hạn chế vận động
    • Biến dạng chi: vẹo trong (gãy xương chày đơn độc), vẹo ngoài hay ngắn chi (gãy hai xương cẳng chân).
    • Tìm tổn thương mạch máu (bắt mạch mu chân và chày sau).
  3. Cậnlâmsàng: X-quang thẳng và nghiêng lấy qua hai diện khớp.

III. ĐIỀU TRỊ

Nên tiến hành dưới gây mê

  • Gãy hành xương đầu trên xương chày.

+ Bó bột đùi bàn chân với tư thế gối gập 5 – 10o

+ Tháo bột sau 6 tuần.

+ Mổ hở khi điều trị bảo tồn thất bại.

  • Gãy thân xương chày

+ Bó bột đùi bàn chân với tư thế gối gập 45o

+ Gãy không vững có thể xuyên kim hoặc mổ hở.

  • Gãy hành xương đầu dưới xương chày

+ Bó bột khi gãy vững.

+ Gãy không vững có thể xuyên kim hoặc mổ hở.

IV. THEO DÕI

  • Gãy hành xương đầu trên xương chày: gối vẹo ngoài tự iều chỉnh 18-36 tháng, mổ sau 18 tháng và gối vẹo ngoài trên 10o
  • Gãy thân xương cẳng chân:

+ Tái khám sau 3 tuần bó bột.

+ Các biến dạng chi có thể chấp nhận được khi:

  • Vẹo trong và vẹo ngoài

< 10 độ ở trẻ < 08 tuổi.

< 5 độ ở trẻ > 08 tuổi.

  • Gập góc ra trước < 10o
  • Ngắn chi < 1 cm.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận