Thành phần
1.Sài hồ8-16 gam.
5.Hoàng cầm6-12 gam.
2.Bán hạ8-12 gam.
6.Thược dược8-12 gam.
3.Chỉ thực8-12 gam.
7.Đại hoàng6-12 gam.
4.Sinh khương3-5 lát.
8.Đại táo4-6 quả.
Cách dùng
Ngày dùng một thang, đem sắc chia 2 lần uống.
Công dụng
Hòa giải thiếu dương, tả hạ nhiệt kết.
Chữa chứng bệnh
Thiếu dương chứa giải, nhiệt lý đã thịnh, hàn nhiệt thường vãng lai, ngực buồn bị nôn, bị uất mà phiền, bụng ngực chướng tức đại tiện không giải, hoặc đi mà không thông sướng, miệng đắng, râu vàng, mạch huyền mạnh.
Giải bài thuốc
Bài này là Tiểu sài hồ thang bỏ Nhân sâm, Cam thảo gia Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược mà thành, kết hợp giữa hòa giải và hoãn hạ, có tác dụng sơ giải, hòa lý, tiết nhiệt, tiêu đạo. Sài hồ, Hoàng cầm chữa chứng thiếu dương, như hàn nhiệt vãng lai, vòm ngực đầy tức, Đại hoàng, Chỉ thực chữa chứng dương minh như lý nhiệt uất kết, bụng ngực chướng đầy, đại tiện không thông. Thược dược hòa lý, giỏi trị đau bụng, phối thêm Hoàng cầm có thể chữa hạ lợi nhiệt tính. Ngoài ra Sinh khương phối hợp với Bán hạ có thể ngừng nôn, phối hợp với Đại táo có thể hòa vinh vệ. Tóm lại phương thuốc này chữa cả 2 bệnh thiếu dương và dương minh, dùng cả hòa giải và công hạ.
Cách gia giảm
Những năm gần đây dùng bài này chữa viêm túi mật, sỏi mật, lúc dùng tùy chứng bệnh mà gia giảm, nếu ngực buồn, cơ bắp không lợi thì gia Uất kim, Thanh bì, Mộc hương, nếu bị hoàng đản gia Nhân trần, Sơn chi tử. Lồng ngực đau gia Xuyên luyện tử, Tuyền phúc hoa, nếu bị sỏi gia Kim tiền thảo, Hải kim sa, Kê nội kim.
Phụ phương
Thanh di thang:
Là phương thuốc kinh nghiệm của bệnh viện Nam Khai – Thiên Tân. Gồm các vị:
1.Sài hồ20 gam.
2.Hoàng cầm12 gam.
3.Hồ hoàng liên12 gam.
4.Bạch thược20 gam.
5.Mộc hương12 gam.
6.Diên hồ sách12 gam.
7.Sinh đại hoàng20 gam (cho vào sau).
8.Mang tiêu12 gam (uống thông).
Thuộc cách biến hóa gia giảm của Đại sài hồ thang, có tác dụng sơ can lý khí, thanh nhiệt tả hỏa, thông tiện.
Chữa các chứng viêm niêm mạc cấp tính như can uất khí trệ (bụng đau từng cơn hoặc đau xoắn lại, biểu hiện chứng thiếu dương, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch nhỏ yếu hoặc khẩn), tỳ vị thực nhiệt (bụng đầy ấn vào đau, miệng khát đại tiện bí, tiểu tiện rát và đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, dày nhờn hoặc táo, mạch hồng sác) người mắc bệnh nhẹ ngày dùng một thang khoảng 300 gam, đun sắc chia 2 lần uống. Người mắc bệnh vừa hoặc nặng, ngày dùng hai thang, chia 4 lần uống, bệnh cấp tính sau khi được hoãn giải từ từ hoặc lúc đi tả ngày 2-3 lần, phải giảm bớt vị thuốc và liều lượng, đường ruột có được thông thuận không, có quan hệ nhất định đến hiệu quả điều trị. Nói chung mỗi ngày giữ được đi đại tiện 2-3 lần là vừa, nhiều quá thì tổn thương chính khí. Đau nhói cấp tính giảm nhẹ hoặc sau khi đường ruột đã thông cần giảm Đại hoàng, Mang tiêu và gia thêm thuốc kiện tỳ hòa vị như Trần bì, Khấu nhân, Tiêu lục khúc, Tiêu mạch nha, Tiêu sơn tra. Người mang thai lượng thuốc công hạ nên giảm bớt.