Huyệt Trung Phong: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc quyết âm can

Trung Phong

Tên Huyệt:

Huyệt ở giữa (trung) mắt cá và tạng bên trong (nội phong) vì vậy gọi là Trung Phong (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Huyền Tuyền.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 4 của kinh Can.

Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.

Vị Trí huyệt:

Ở phía trước bờ dưới mắt cá trong 1 thốn, nơi chỗ lõm ở bờ trong gân cơ chày trước, khe khớp xương sên và xương gót, giữa huyệt Giải Khê (Vị) và Thương Khâu (Tỳ).

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ trong gân cơ chầy trước, khe khớp của xương sên và xương gót.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chày trước.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác Dụng:

Sơ Can, thông lạc.

Chủ Trị:

Trị vùng bụng dưới đau, thoát vị (sán khí), tiểu không được, dương vật đau, di tinh, gan viêm.

Phối Huyệt:

1. Phối Hành Gian (C.2) trị tiểu buốt (Thiên Kim Phương).

2. Phối Tứ Mãn (Th.14) trị cổ trướng (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Thần Khuyết (Th.8) + Thuỷ Phân (Nh.9) trị vùng rốn đau (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Thái Xung (C.3) trị chân đau, đi đứng khó khăn (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) trị gan viêm vàng da (Châm Cứu Học Thượng Hải).

6. Phối Can Du (Bàng quang.18) + Ế Minh trị gan viêm siêu vi (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 0, 5-1 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

Tham Khảo:

Thiên ‘Thích Ngược Luận’: “Bệnh sốt rét, phát từ Can, sắc mặt tái xanh, hay thở dài như người sắp chết, nên thích Túc Quyết Âm (huyệt Trung Phong) cho ra máu” (Tố vấn.36, 9).

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc quyết âm can

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận