Thành phần
1.Chi tử8-16 gam.
2.Đậu cổ12-16 gam.
Cách dùng
Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.
Công dụng
Xua tà giải nhiệt, trừ phiền giải muộn.
Chữa chứng bệnh
Bệnh ngoại cảm nhiệt ở khí phận mới như phát sốt, ngực tức, tâm phiền, rêu lưỡi vàng hoặc lưỡi đỏ. Trong sách “Thương hàn luận” thì bài này chữa ngoại cảm nhiệt như kinh hãn, thổ hạ hậu mà vẫn hư phiền không ngủ được, giật mình.
Giải bài thuốc
Bài thuốc này dùng Chi tử khổ hàn để tả hỏa, giải nhiệt trừ phiền ghép với Đậu cổ để xua tà giải nhiệt nên có tác dụng tán tà ở biểu, tiết nhiệt ở lý, trừ phiền ở trung, là bài thanh khí nhiệt thường dùng khi ứng dụng cụ thể, trên cơ sở bài thuốc này, gia thêm các vị thanh nhiệt giải độc, hóa thấp lợi thấp, ít khi sử dụng đơn độc; khi nhiệt ngoại cảm vào dinh huyết, cũng lấy bài thuốc này làm cơ sở gia thêm các vị thuốc thanh dinh lương huyết để chữa. Như bài Hắc cao phương (trong sách “Xa hâu phương”, chủ yếu do 2 vị Đậu cổ, Sinh địa tươi hợp thành) gồm bài thuốc này cộng với các phương thuốc lương huyết là phương pháp chữa theo thuyết ôn bệnh học là “nhập dinh vưu khả thấu nhiệt chuyển khí”.
Cách gia giảm
Bệnh ngoại cảm nhiệt, nhiệt ở khí phận mà biểu tà chưa dứt có thể cũng dùng Ngưu bàng với Bạc hà; miệng khô, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu vàng là lý nhiệt tương đối mạnh có thể gia thêm Liên kiều, Hoàng cầm, họng đau, chảy máu mũi là vì nhiệt nhiều có thể gia thêm Ngân hoa, Lô căn; ngực tức, buồn nôn, lưỡi nhờn là bị thấp nặng có thể thêm Hậu phác, Bán hạ, Chỉ thực (xác), Phục linh.