Chân giả điều khiển bằng ý nghĩ

Sau khi mất chân phải trong một tai nạn xe máy 4 năm rưỡi trước, Zac Vawter được lắp chân giả.

Vawter tình cờ trở thành người may mắn đầu tiên được chọn để lắp một mẫu chân cơ học đặc biệt, sử dụng tín hiệu thần kinh từ vùng cơ chân phía trên để điều khiển đầu gối và mắt cá chân. Được phát triển bởi các nhà khoa học tại Viện Phục hồi chức năng Chicago (Mỹ), đây là mẫu chân giả đầu tiên trên thế giới có thể điều khiển được bằng ý nghĩ.

Chân giả điều khiển bằng ý nghĩ
Mẫu chân cơ học cho phép bệnh nhân di chuyển trên cầu thang dễ dàng. (Ảnh: NEUROGADGET)

Khi Vawter suy nghĩ về việc di chuyển chân, tín hiệu thần kinh được truyền từ cột sống xuống vùng thần kinh ngoại vi. Tại vùng gân nhượng chân, tín hiệu thần kinh sẽ được thu lại bằng các cảm biến điện cực, đồng thời một loạt các cảm biến thu lại dao động từ phần trên của chân, trên chân còn lại và cả bên trong chân giả, cho ra một loạt thông tin, sau đó được phân tích bởi một phần mềm phức tạp để đoán xem Vawter muốn di chuyển như thế nào. Nhờ thế, mẫu chân này có thể duy trì một dáng đi vững vàng dù ở địa hình nào.

Người đứng đầu dự án này, kỹ sư y sinh Levi Hargrove, cho biết: “Đây là một bước đột phá lớn, cho phép người mất chân di chuyển một cách mượt mà từ việc đi trên mặt phẳng đến việc đi lên xuống cầu thang hoặc lên – xuống dốc”. Vawter cho biết với chân giả thường, anh phải kéo lết chúng đi theo nhưng với loại chân cơ học mới này, anh có thể bước đi một cách tự nhiên như chân thật.

Từ trước đến nay, chỉ có tay giả điều khiển bằng ý nghĩ là khả dĩ. Dự án chân cơ họcđiều khiển bằng tín hiệu thần kinh này có thể tạo được một sự khác biệt rất lớn cho những người bị mất chân. Hiện tại, mẫu chân này vẫn là mẫu thử nghiệm, giá dự kiến có thể từ 20.000 – 120.000 USD.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận