VIÊM ĐẦU NGÓN TAY GÂY MỦ (nhọt đầu đau) | Bài thuốc đông y

BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH VIÊM ĐẦU NGÓN TAY GÂY MỦ (nhọt đầu đau)

Đây là chứng viêm gây mủ cấp tính; nguyên nhân thường do đầu ngón tay bị tổn thương nhẹ như kim châm, tre gỗ đâm phải gây nên. Thời kỳ đầu ven ngón tay sưng đỏ, đau dữ dội từng đợt như gà mổ thóc, tiếp đó gây mủ. Bệnh nặng có thể kèm theo phát sốt, y học cổ truyền gọi là “ Sa đầu đinh”do ngoại cảm hỏa độc gây nên.

a. Bài thuốc uống trong

Tao hưu 30 gam, Tử hoa địa đinh 30 gam,

Bồ công anh 30 gam, Dã cúc hoa 20 gam,

Ngân hoa 20 gam, Liên kiều 20 gam,

Xích thược 15 gam,

Sắc uống ngày 1 thang

b. Bài thuốc chữa bên ngoài

Ngô công 1 con xấy khô tán bột, Tùng hương 18 gam, tán bột. Hai thứ bột đổ vào 1 lọ có nước, lắc đều cho đọng lại như cao quyện lại thành viên, nhân lúc nóng vớt thuốc ra nặn thành hình chụp lên đầu ngón tay khi nguội sẽ cứng lại. Khi dùng thuốc tùy theo ngón tay to nhỏ mà dùng cho thích hợp liều lượng, nhọt đã hình thành mủ hoặc chưa vỡ mủ đắp như vậy vài ngày sẽ vỡ, nặn mủ đi. Trước khi vỡ, mỗi ngày bọc thuốc vào ngón ngày một lần, nhưng phải rửa tay cho sạch. Nhọt đã vỡ hoặc chọc cho ra mủ, hoặc viêm xương thời kỳ đầu, ngày phải buộc thuốc hai lần sáng và tối, dùng nước sôi hoặc nước muối sinh lý rửa nhọt trước khi đắp thuốc, liên tục từ 10 -20 ngày, hoặc đắp bằng mật lợn cũng được.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận