[Y học cổ truyền] Văn chẩn

VĂN CHẨN

 Thầy thuốc dùng tai để nghe tiếng nói, hơi thở, tiếng ho, tiếng nấc của người bệnh.

Thầy thuốc dùng mũi để ngửi hơi thở, các chất thải như: phân, nước tiểu, khí hư của bệnh nhân để giúp phân biệt tình trạng bệnh thuộc hư hay thực, bệnh thuộc hàn hay thuộc nhiệt của người bệnh để đề ra phát điều trị phù hợp (thực tế hiện nay thày thuốc có thể hỏi người bệnh để tiếp nhận các thông tin này)

2.1. Nghe tiếng nói của người bệnh.

– Tiếng nói nhỏ, thều thào không ra hơi: chứng hư

– Tiếng nói to, mạnh: chứng thực

– Nói ngọng, không rõ âm từ: trúng phong đàm

– Lẩm bẩm nói một mình: tâm thần hư tổn.

2.2 Nghe tiếng thở của người bệnh.

– Tiếng thở to, mạnh là thực chứng: thường gặp trong các bệnh cấp tính.

– Tiếng thở nhỏ, ngắn, gấp là hư chứng: Thường gặp trong các bệnh nhân nặng, ốm lâu ngày.

2.3. Nghe tiếng ho của người bệnh.

– Ho có đờm là thấu

– Ho không có đờm là khái.

– Ho khan là bệnh nội thương: Phế âm hư

– Bệnh cấp tính mà khản tiếng: phế thực nhiệt

– Bệnh lâu ngày mà khản tiếng: Phế âm hư.

– Ho kèm theo hắt hơi, sổ mũi, sợ lạnh, sốt nhẹ là bị cảm mạo phong hàn.

– Ho từng cơn kèm theo nôn mửa là ho gà (bách nhật khái)

  1. Ngửi các chất bài tiết của bệnh nhân.

– Phân tanh, hôi, loãng do tỳ hư

– Phân chua, thối khẳm do tích nhiệt, thực tích.

– Nước tiểu khai, đục do thấp nhiệt.

– Nước tiểu trong, không khai, số lượng nhiều: thận dương hư.

– Nước tiểu nhiều, có ruồi bâu, kiến đậu: đái tháo đường

– Khí hư ( của phụ nữ) màu vàng, mùi hôi: thấp nhiệt (viêm nhiễm bộ phận sinh dục)

– Khí hư màu trắng, số lượng nhiều: hư hàn.

– ợ hơi; có mũi chua, hăng là do tỳ vị bị ủng trệ, tiêu hoá không tốt.

– Hơi thở hôi kèm theo lở loét niêm mạc miệng, lưỡi là do vị nhiệt.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận