Tư thế sinh hoạt đúng đắn cho bệnh nhân bệnh COPD

I.  Hệ hô hấp

1. Hệ hô hấp: bao gồm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới.

a.  Đường hô hấp trên chứa:

  • Mũi và khoang mũi
  • Hầu họng
  • Thanh quản

b. Đường hô hấp dưới chứa:

  • Khí quản
  • phế quản và tiểu phế quản
  • Phế nang (các túi khí)

c. Cơ hô hấp

Phổi là một cơ quan không phải cơ. Cơ chính của sự hô hấp là cơ hoành, 1 cấu trúc dạng vòm  nằm ở đáy của khung xương sườn. Các cơ hô hấp phụ nhỏ hơn nằm ở ngực và cổ. Cơ hoành ở người bệnh COPD dẹt và làm việc không hiệu quả, vì thế nhiều người bệnh COPD sử dụng các cơ hô hấp phụ. Sử dụng các cơ hô hấp phụ cần nhiều năng lượng hơn và mệt hơn.

Hệ hô hấp
Hệ hô hấp

 

II. Bệnh phổi mạn

1.  Đại cương: Bệnh phổi mạn có nhiều nguyên nhân. COPD là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh phổi mạn, là nguyên nhân chính của bệnh phổi liên quan đến bệnh tật và tử vong.

2. Định nghĩa COPD

COPD là 1 bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị được. Với đặc điểm giới hạn luồng khí dai dẳng và thường tiến triển và liên quan với tình trạng tăng đáp ứng viêm mạn tính đường thở và phổi với các chất khí độc và các phần tử độc hại.

  • COPD là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới và là gánh nặng của nền kinh tế xã hội.
  • Hít khói thuốc lá và các phần tử độc hại khác như là khói từ các chất đốt sinh khối gây ra tình trạng viêm ở phổi ở bệnh nhân COPD. Tình trạng đáp ứng viêm mạn tính có thể bao gồm phá hủy nhu mô phổi(gây ra khí phế thủng) và gián đoạn cơ chế bảo vệ và sửa chữa (làm xơ hóa đường dẫn khí nhỏ). Những thay đổi sinh bệnh học này gây ra các bẫy khí và giới hạn luồng khí tiến triển, gây ra khó thở và các triệu chứng chính của bệnh nhân COPD.

3. Các triệu chứng thường gặp trong bệnh phổi mạn?

Đặc điểm triệu chứng của COPD là mạn tính và thường tiến triển, thay đổi từng ngày.

a.  Khó thở mạn: là triệu chứng chính, là nguyên nhân hàng đầu nhập viện, nguyên nhân tàn tật và lo lắng:

  • Khi có tuổi, những thay đổi trong phổi làm giảm chức năng phổi, do đó những người không bị COPD cũng sẽ thấy khó thở khi thực hiện các hoạt động thường làm.
  • Một người già không bị COPD cũng có thể bị vài lần khó thở khi lên cầu thang, nhưng người bị COPD có thể có khó thở ngay cả khi đi bộ.
  • Một số người COPD không thể thực hiện những hoạt động hàng ngày mà không khó thở và phải dừng lại thường xuyên để hít thở à người bệnh COPD cảm thấy căng thẳng, buồn phiền và khó thở nặng hơn.
  • Mong muốn của người bệnh COPD là “Làm mọi việc dễ dàng”
  • Một người bệnh COPD phải sử dụng gấp 2 đến 3 lần nhu cầu Oxy của cơ thể để vận động so với 1 người bình thường. Và cần thiết học cách vận động để tiết kiệm năng lượng.

b.  Ho – ho khạc đàm: thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Ban đầu ho có thể ngắt quãng, sau đó  có thể ho mỗi ngày. Một số bệnh nhân có thể không ho mặc dù có giới hạn luồng khí rõ

c.  Khò khè – nặng ngực: không đặc hiệu, có thể thay đổi. Nặng ngực thường khởi phát sau khi gắng sức.

  • Thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Ban đầu ho có thể ngắt quãng, sau đó có thể ho mỗi ngày. Một số bệnh nhân có thể không ho mặc dù có giới hạn luồng khí rõ.
  • Khò khè – nặng ngực: không đặc hiệu, có thể thay đổi. Nặng ngực thường khởi phát sau khi gắng sức.
III. Các cách để tiết kiệm năng lượng

1. Môi trường:

  1. Tránh tiếp xúc với những sản phẩm phun hóa chất như keo xịt tóc, chất khử mùi phun, đánh bóng đồ gỗ.

b.  Ở trong nhà khi thời tiết xấu. Bạn vẫn có thể tập thể dục trong nhà.

c.  Không để người khác hút thuốc trong nhà hoặc trong xe

d.   Nhờ người chăm sóc vật nuôi, hạn chế thả rong vật nuôi, chỉ nuôi trong một phòng nhất định.

2. Sinh hoạt hằng ngày:

  1. Nhờ người giúp làm công việc dọn nhà và hút bụi.

b.  Mặc quần áo rộng tránh hạn chế chuyển động của ngực và cơ hoành. Chọn quần áo và giày dép dễ mang, dễ mặc.

c.   Ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Khi ăn no quá dẫn đến mất nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa và tạo sự chèn ép của bụng lên cơ hoành.

d.   Nghỉ ngơi sau khi ăn.

e.   Sử dụng ba lô thay vì túi xách

f.   Trong khu vực nhà bếp, phòng tắm, và phòng ngủ. Đặt mọi thứ cần thiết ở những nơi mà bạn dễ dàng cầm lấy được.

g.   Dùng cách đơn giản nhất để nấu ăn, dọn dẹp, và làm những việc vặt khác.

h.   Sử dụng các vật dụng bánh xe để di chuyển những thứ xung quanh. Sử dụng kẹp có tay cầm dài để lấy những thứ ở xa.

i.   Nhờ mọi người giúp bạn di chuyển các vật dụng trong nhà khi cần và bạn sẽ không cần phải leo cầu thang thường xuyên.

3. Du lịch – mua sắm

  1. Lập kế hoạch trước nếu bạn muốn đi ra ngoài hoặc đi xa.  Đi ra ngoài khi bạn cảm thấy khỏe nhất. Nhiều người cảm thấy khỏe nhất ngay sau khi uống thuốc.
  2. Lập kế hoạch để đi ra ngoài và về nhà trước liều thuốc tiếp theo.
  3. Không đi mua sắm vào các giờ cao điểm.
  4. Không đến những nơi phải leo nhiều cầu thang.
  5. Hãy mang theo số điện thoại của bác sĩ và những người có thể giúp bạn.

Mang theo thuốc nếu bạn không cảm thấy khỏe.

  1. Nếu bạn cảm thấy không khỏe, tốt nhất hãy ở nhà.
  2. Nếu bạn sẽ đi du lịch xa, hoặc sẽ đi hơn một ngày, hãy hỏi bác sĩ những gì nên mang theo.
  3. Xe đẩy: là 1 dụng cụ tuyệt vời với 4 bánh lăn hỗ trợ trong khi bạn đi bộ. Sử dụng đúng, về cơ bản cung cấp tư thế tốt, nghiêng người về phía trước tay và vai tì lên tây cầm để sử dụng hiệu quả hơn các cơ hô hấp phụ. Một số mô hình có một cái giỏ và một cái ghế. Nếu bạn đang đi mua sắm, chúng có thể giúp bạn mang đồ vật nhà và nếu bạn khó thở, bạn có thể ngồi xuống và nghỉ ngơi. Hơn nữa, nếu bạn dễ té ngã, bạn có một phương tiện hỗ trợ liên tục trong khi đi bộ.
IV.  Tư thế sinh hoạt đúng

1. Nguyên tắc chung: Nguyên tắc chung khi thực hiện các hoạt động trong cuốc sống hằng ngày là

  1. Tránh uốn cong hay với quá mức. Có những thứ có sẵn có thể giúp bạn có những thứ bạn cần.
  2. Dựa vào những cơ lớn hơn để làm việc.

Mang các vật gần với cơ thể bạn, thường khoảng giữa vai và hông

c.  Đẩy hơn là kéo

d.  Ngồi (nếu có thể) hơn là đứng.

e.  Làm mọi việc từ từ

f.   Nằm ngửa hoặc nghiêng khi ngủ, dùng gối nâng đầu, vai và cánh tay trên

     Một số tư thế thường dùng

Tư thế đứng: 1

Đứng thẳng, nghiêng nhẹ người về phía trước, duỗi nhẹ nhàng vai và cánh tay của bạn về phía trước.  Trong thời gian này, thư giãn và bình tĩnh, tập trung vào kỹ năng thở của bạn có thể hết hợp với thở mím môi

Tư thế đứng
Tư thế đứng

Tư thế đứng: 2

Tư thế đứng có thể được hỗ trợ thêm bằng cách nghiêng thêm về phía trước và đặt bàn tay trên đùi và sau đó bằng cách sử dụng cánh tay và vai là điểm tựa để cơ hô hấp phụ tiếp tục tham gia hô hấp. Hãy thử trượt bàn tay của bạn xuống đến khoảng giữa đùi,± đồi gối có thể  giúp thở dễ dàng hơn

Đứng chùn gối
Đứng chùn gối

Tư thế đứng 3:

Đứng nghiêng về phía trước và đặt cả hai tay trên một vật cao khoảng (90-120cm), chẳng hạn như mặt sau của ghế, hoặc hàng rào thấp. Sau đó căng vừa phải cánh tay trên và vai của bạn để sử dụng chúng như điểm tựa cho cơ các cơ hô hấp phụ. Lúc này hãy thư giãn và bình tĩnh, tập trung vào hơi thở của bạn ± thở míp môi Có thể tiếp tục sử dụng kỹ thuật này bằng cách nghiêng thêm về phía trước, và đặt khuỷu tay hoặc cẳng tay của bạn trên một vật cao 120-150cm

 

Đứng chống bàn
Đứng chống bàn

 

Tư thế ngồi: 1

Ngồi nghiêng về phía trước. Đây là một vị trí kín đáo. Cần lưu ý giữ cho lưng thẳng. Nếu bạn gập lưng sẽ làm cho hít vào khó khăn hơn. Giữ cho gối duỗi vừa phải để không đè lên bụng làm hạn chế chuyển động của bụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có bụng lớn.

Ngồi nghiêng
Ngồi nghiêng

Tư thế ngồi: 2

Ngồi chống tay lên đùi, đầu gối. Nghiêng nhẹ người về phía trước. Ở tư thế này người nghiêng về phía trước nhiều hơn. Tư thế này cũng cần chú ý giữ lưng thẳng, không cong lưng. Khi cong lưng làm cản trở hô hấp phần ngực thấp và bụng cao. Những người béo phì và bụng phệ tư thế này có thể gây khó chịu nên tránh tư thế này

Ngồi chống tay
Ngồi chống tay

Tư thế ngồi: 3

Tư thế ngồi nghỉ ngơi tốt nhất là đặt 1 hoặc 2 chiếc gối trên một bàn thông thường (hoặc trên đầu của một chiếc giường cao, nếu bạn có loại giường bệnh viện). Nghiêng người về phía trước vòng tay ôm gối. Vị trí cánh tay này giúp hổ trợ cơ ngực lớn là cơ hô hấp phụ.Theo cách này, bạn có thể nghỉ ngơi, hoặc ngủ trưa. Nếu bạn đang bị khó thở về đêm, bạn có thể thử ngủ ở tư thế này. Cần cẩn thận nguy cơ té ngã trong khi ngủ, có thể phòng ngừa bằng cách dùng các gối hoặc đệm xung quanh.

 

Ngồi nghỉ ngơi
Ngồi nghỉ ngơi

Tư thế nằm: 1

Nằm ngửa: Tư thế đơn giản là dùng 2- 3 gối kê cao lên khi nằm. Tuy nhiên bạn cần chú ý nguy cơ té ngã và bị thương. Bạn có thể dùng đệm tam giác để thay thế

Nằm ngửa
Nằm ngửa

 

Tư thế nằm: 2

Nếu bạn muốn thử ngồi dậy, hãy làm điều này với 1 chiếc ghế, đặc 2 chân lên dụng cụ kê chân.

Nằm ngồi
Nằm ngồi

 

Tư thế nằm: 3

Nằm nghiêng: Đây là tư thế ưa thích của bệnh nhân COPD. Nằm nghiêng, kê cao 3-4 gối. Bạn có thể thay thế bằng cách  dùng 1 đệm lớn hình tam giác kết hợp với 1-2 chiếc gối. Đặt 1 cái gối ở phía trước của bạn, bạn có thể ôm gối để giảm trượt tra trước do nằm cao. Co nhẹ gối ra phía trước, thư giãn, bình tĩnh và tập trung vào hơi thở của bạn.

Nằm nghiêng
Nằm nghiêng
V.  Một số hoạt động trong cuộc sống hàng ngày

1. Khi đi tắm

  • Dùng “ghế tắm” để tắm
  • Dùng vòi hoa sen cầm tay để tắm
  • Tắm ở tư thế ngồi
  • Để các vật dụng gần hơn
  • Duy trì tư thế đúng, tránh uống cong hay với quá mức

2.  Vệ sinh cá nhân, làm tóc, cạo râu, trang điểm…

  • Làm ở tư thế ngồi để tiết kiệm năng lượng
  • Tránh kéo căng hoặc với quá mức bằng cách sử dụng các dụng cụ có tay cầm dài

3.  Dọn dẹp nhà cửa, các công việc nhà…

  • Nhờ người giúp nếu bạn không tự làm được
  • Làm ở tư thế ngồi nếu có thể
  • Dùng các dụng cụ có tay cầm dài
Sinh hoạt hàng ngày
Sinh hoạt hàng ngày
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận