[Chứng trạng] Chứng Khí huyết đều hư trong Y học cổ truyền

Khái niệm

Chứng Khí huyết đều hư là chỉ nguyên khí trong cơ thể bất túc, hóa nguyên thiếu thốn, khí không sinh huyết đến nỗi cả hai phương diện Khí và Huyết bị hao tổn, tạo nên cơ sở vật chất của hoạt động sinh mạng con người bất túc, biểu hiện lâm sàng một loạt công năng của Tạng Phủ bị giảm sút. Nguyên nhân của chứng này phần nhiều do ăn uống mệt nhọc nội thương hoặc ốm lâu không khỏi hoặc bị mất huyết hao khí gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng Khí huyết đều hư là tinh thần mỏi mệt, đoản hơi, chóng mặt hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, sắc mặt trắng xanh không tươi, chân tay tê dại, móng tay chân nhợt hoặc lượng kinh nguyệt ít, sắc nhạt chất loãng, huyết băng lậu hạ, chất lưỡi non bệu, mạch Tế vô lực.

Chứng Khí huyết đều hư thường gặp trong các bệnh Hư lao, Huyễn vậng, Tâm quí chính xung, Nuy chứng, Bất mị, Kinh nguyệt, không điều và ở trong các bệnh có tính xuất huyết.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Khí âm đều hư và chứng Khí hư Huyết ứ.

Phân tích

Trên lâm sàng, trong quá trình biến hóa của nhiều loại tật bệnh về khí hư hoặc huyết hư, đều có thể xuất hiện chứng Khí huyết đều hư. Vì nguyên nhân bệnh, cơ chế bệnh và bộ vị mắc bệnh tạo nên chứng này không giống nhau cho nên biểu hiện bệnh khác nhau.

– Chứng Khí huyết đều hư trong bệnh Hư lao phần nhiều do hậu thiên không đều hoà, ốm lâu không được bồi dưỡng đến nỗi hao tổn Tỳ Vị, nguồn sinh hóa khí huyết bất túc, có các chứng trạng tinh thần mỏi mệt yếu sức, đoản hơi tự ra mồ hôi, kém ăn, chóng mặt hồi hộp, gầy còm, lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhuyễn, điều trị cần điều lý Tỳ Vị, bổ cả khí và huyết, chọn dùng bài Bát chân thang (Chính thể loại yếu) gia giảm.

– Nếu do khí huyết bất túc, tấu lý không kín đáo, ngoại tà dễ nhân cơ hội mà thâm nhập, như mục Huyết tý hư lao bệnh mạch chứng tính trị sách Kim quỹ yếu lược có nói “Hư lao là các loại bất túc, phong khí gây trăm tật, Thự dự hoàn chủ chữa bệnh ấy”, có các chứng trạng gầy còm mỏi mệt, đoản hơi hồi hộp dễ bị cảm mạo, hoặc chân tay đau mỏi tê dại, điều trị nên phù chính khu tà, dùng bài Thự dự hoàn gia giảm.

Vì khí huyết đều hư gặp trong bệnh Huyễn vậng, phần nhiều do tư lự quá độ, Tỳ Vị vốn hư, khí huyết không khả năng làm tốt tươi cho đầu mắt, não không được nuôi dưỡng nên có các chứng chóng mặt hoa mắt, hễ mệt mỏi tý chút là bệnh tăng, sắc mặt trắng xanh, môi miệng móng chân tay không tươi, mỏi mệt yếu sức, đêm ngủ hay mê, kém ăn, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt mạch Tế; điều trị nên bổ dưỡng khí huyết, làm mạch trung thổ, cho uống bài Quy tỳ thang (Tế sinh phương) hoặc Bổ Trung ích khí thang (Tỳ vị luận) gia giảm.

– Chứng này cũng có thể xuất hiện trong bệnh Kinh quí chính xung, phần nhiều do ưu sầu tư lự lao thương Tâm Tỳ, Khí huyết hao tổn, huyết không dưỡng Tâm, có các chứng trạng hồi hộp sợ sệt, mất ngủ hay quên, tinh thần mỏi mệt, không nghĩ gì đến ăn uống, lưỡi nhạt, mạch Tế; Điều trị nên bổ cả khí huyết, chữa cả Tâm Tỳ, chọn dùng bài Quy tỳ thang gia Chu sa, Long sĩ v.v.

– Bệnh “Bất mị” cũng có thể do khí huyết đều hư gây nên. Thiên Bất mị sách Loại chứng trị tài viết:”Tư lự thương Tỳ, Tỳ huyết hao tổn, quanh năm mất ngủ”, có triệu chứng hay ngủ mê, dễ thức giấc hoặc mất ngủ, hồi hộp, đầu chướng hay quên, mỏi mệt yếu sức, mặt kém tươi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược, điều trị nên ích khí sinh huyết, yên thần định trí cho uống Quy tỳ thang hoặc Dưỡng tâm thang (Chứng trị chuẩn thằng)gia giảm.

– Lại như chứng Nuy xuất hiện khí huyết đều hư, phần nhiều do tà nhiệt làm thương khí hao tân đến nỗi sự sinh hóa của Dương minh không phát huy được, tinh vi của thủy cốc không tưới khắp bốn phía, làm nhuận tôn cân để giữ chắc xương và lợi các khớp; vả lại Tỳ Vị hư yếu thường dẫn đến sự tàng huyết của Can bất túc, Can chủ về gân, Can huyết bất túc thì không nuôi dưỡng được gân mạch mà thành bệnh Nuy, có chứng trạng chân tay yếu liệt vô lực, cơ bắp teo gầy, ăn uống kém, tinh thần mỏi mệt yếu sức, hoặc hoa mắt chóng mặt, mình nặng, đắng miệng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng vàng nhớt, mạch Tế Huyền; điều trị theo phép bổ trung ích khí, dưỡng huyết nhu Can, cho uống bài Bổ trung ích khí thang hoặc gia giảm Tứ vật thang (Y học chính truyền) gia giảm.

– Chứng này còn xuất hiện trong nhiều loại bệnh xuất huyết khác như bệnh Tiện huyết, nguyên nhân phần nhiều do Tỳ Vị hư yếu, Tỳ không thống huyết, khí không nhiếp huyết, huyết tràn ra ở bên trong gây nên, có chứng trạng đại tiện phân đen, Vị quản trướng đầy khó chịu, chóang váng, tinh thần mỏi mệt, sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt, mạch Tế; Điều trị nên ích khí nhiếp huyết, chọn dùng bài Quy Tỳ thang gia giảm.

– Chứng Khí huyết đều hư thường gặp ở giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối của tật bệnh mạn tính. Những người vốn bị khí hư hoặc huyết hư, hoặc có tiền sử tật bệnh về huyết thuộc mạn tính càng dễ gây nên chứng này. Nữ giới bị nhiều hơn nam giới.

Về phân khoa, chứng này cũng có đặc điểm riêng, về phương diện Phụ khoa như các chứng kinh nguyệt không đều, băng lậu, thai lậu, thiếu sữa v.v. bệnh cơ chủ yếu là phản ảnh khí không sinh huyết hoặc khí không nhiếp huyết, có những đặc điểm như lượng ít, mầu sắc nhạt, trắng, chất loãng. Nếu là Kinh nguyệt không điều, bất luận là kinh đến sớm hay kinh đến muộn, đều thấy các chứng trạng lượng kinh ít, sắc nhạt, chất Kinh trong loãng, kém ăn, sắc mặt trắng xanh v.v… Nếu là Bế kinh, thường từ lượng kinh ít, sắc nhạt chất trong loãng dần dần tiến tới bế kinh, kèm theo chứng trạng gầy còm, sắc mặt vàng bủng. Nếu là Lậu hạ thì thấy kinh ra giỏ giọt, dầm dề không sạch, sắc nhạt, chất lo sắc mặt trắng mà phù. Nếu là thai lậu, có thể thấy có thai mà bụng dưới nặng trệ, âm đạo xuất huyết chút ít, sắc đỏ nhạt, chất loãng, sắc mặt trắng xanh.

Về phương diện Ngoại khoa, chứng này có đặc điểm xuất hiện theo hướng từ từ mà bệnh trình kéo dài, mụn nhọt sưng trướng mà không vỡ, hình dạng sưng bằng phẳng không cao, gốc mụn nhọt không gọn mà tản mạn, ung thư không đau mà tê dại, chất mủ không dính mà lổn nhổn như tương, bề mặt của mụn không nhuận mà sắc tối, mụn không gắn miệng hoặc khó gắn miệng. về phương diện Nhi khoa, vì cơ thể trẻ em non yếu, khí huyết chưa đầy đủ, kinh mạch chưa thịnh, nếu chăm sóc hậu thiên không thích hợp, Tỳ Vị bị tổn hại, khí huyết bất túc, tật bệnh thường dằng dai lâu khỏi. Chứng này xuất hiện rải rác trong các bệnh Cam tích của trẻ em, trong các bệnh Ngũ nhuyễn và Ngũ trì. Lâm sàng có đặc điểm là sinh trưởng phát dục chậm chạp, ăn uống kém, gầy còm, sắc mặt vàng bủng, kém trí khôn, tóc thưa mói nhợt, chân tay mềm yếu, tiếng khóc thấp khẽ v.v. Khi phòng bệnh chữa bệnh, nên bổ ích khí huyết đồng thời tăng cường điều kiện làm mạnh Tỳ Vị, ăn uống điều độ để cải thiện sự sinh hóa.

Bộ vị bệnh biến của chứng này chủ yếu ở Tỳ Vị, vì khí và huyết dựa vào nhau mà tồn tại sống còn, cho nên chứng này nói chung nguyên nhân phần nhiều là khí hư lâu ngày liên luỵ dẫn đến huyết hư; Cũng có thể do mất huyết quá nhiều mà hao khí. Nhưng khí thuộc dương, huyết thuộc âm, phát triển thêm bước nữa có thể xuất hiện “chứng Âm Dương đều hư” tức là có bệnh của Tỳ và bệnh của Thận, từ Khí huyết hư chuyển hóa thành âm dương hư. Lại vì thể trạng người bệnh khác nhau, tính chất bệnh biến cũng không giống nhau, trong quá trình diễn biến của chứng này xuất hiện sự chuyển qui của hai loại hàn nhiệt khác nhau. Một là từ chứng này Nhiệt hóa, tức là vì huyết hư mà thương Âm, xuất hiện chứng trạng vừa có khí hư lại vừa có âm hư hỏa vượng, hình thành “”.

Ví dụ như Tâm quí có thể từ khí huyết của Tâm Tỳ đều hư diễn biến thành Tâm Tỳ Khí Âm đều hư, có các chứng trạng Tâm động hồi hộp, mạch Kết Đại v.v. Hai là từ chứng này Hàn hóa, tức là vì khí hư mà thương Dương, từ Tỳ liên luỵ đến Thận, biểu hiện là “Tỳ Thận đều hư”.

Ví dụ như Phù thũng có thể từ Tỳ Vị khí huyết đều hư, diễn biến thành thủy thũng do Tỳ Thận đều hư.

Hai loại chuyển quy nói trên đối với người bệnh thể trạng Âm hư hoặc Dươngg hư biểu hiện lại càng đột xuất.

Chứng này xuất hiện thường làm cho sức chống bệnh của cơ thể bị giảm sút, cho nên khi biện chứng cần chú ý tới chứng lẫn lộn. Với loại tân cảm thì nên căn cứ vào nguyên tắc “bệnh cấp thì trị tiêu”, trước hết trừ bỏ ngoại tà, rồi sau chữa gốc bệnh. Nếu có chứng lẫn lộn thì nên phù chính khu tà, chiếu cố cả hai phía, dứt khoát không chỉ chiếu cố phù chính, e rằng mang vạ đóng cửa giữ giặc trong nhà.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Khí âm đều hư với chứng Khí huyết đều hư, cả hai đều là hư chứng. Một là khí âm cùng mắc bệnh. Một là khí huyết cùng mắc bệnh. Nhận thức qua lâm sàng, cả hai đều có chứng trạng khí hư mỏi mệt, thở đoản hơi. Huyết hư với Âm hư lại đều biếu hiện chứng trạng doanh âm suy tổn; nhưng biểu hiện chủ yếu của huyết hư là doanh huyết bất túc, có chứng trạng hoa mắt chóng mặt, mi mắt, môi miệng và móng tay chân trắng xanh, hồi hộp, chân tay tê dại, lưỡi nhạt mạch Tế. Còn biểu hiện chủ yếu của âm hư là âm hư hỏa vượng, có chứng trạng hoa mắt chóng mặt, ù tai, về chiều thì bốc hoả, gò má đỏ, đau họng, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác. Đấy là những điểm phân biệt chủ yếu. Tuy nhiên, khí huyết đều hư có thể biến hóa thành chứng Khí âm đều hư, đó chỉ là sự liên quan lẫn nhau của cơ chế bệnh. Chứng khí âm đều hư phần nhiều gặp ở thời kỳ cuối của bệnh Nhiệt tính và trong nội thương tạp bệnh; còn chứng này chú yếu là gặp trong nội thương tạp bệnh. Chứng Khí hư huyết ứ với chứng Khí huyết đều hư, cả hai đều là khí huyết cùng mắc bệnh. Loại trên là chứng trong Hư kiêm thực; loại sau là Hư chứng. Chứng khí hư huyết ứ là chỉ do khí hư bất túc, nguyên khí suy tổn, khí hư nên không có sức thúc đẩy huyết vận chuyển đến nỗi doanh vệ bất hoà, kinh mạch hoặc tạng phủ bị ứ nghẽn; như do khí hư mà xuất hiện chứng ứ, chân tay tê dại cấu không biết đau; Do khí hư mà động phong, mạch lạc bị ứ nghẽn, xuất hiện chứng trúng phong, miệng mắt méo lệch, chân tay bại liệt. Do Tỳ vị khí hư, Tạng Phủ không được nuôi dưỡng huyết vận chuyển bị nghẽn, xuất hiện chứng trạng đau ngực,đau sườn, vùng bụng chướng đầy, đau nhói mà cự án, bộ vị đau cố định, trưng tích hòn khối v.v. mà chứng khí huyết đều hư xuất hiện tay chân tê dại không có chứng trạng cấu không biết đau, bụng chướng đầy mà ưa xoa bóp, đó là chỗ khác nhau. Đương nhiên, chứng Khí hư huyết ứ còn xuất hiện những đặc điểm lưỡi có điểm ứ huyết, thân thể có những ban ứ huyết và bụng có hòn khối,; đó là những điểm mà chứng khí huyết đều hư không có, làm cơ sở để phân biệt hai chứng này. Cũng nên biết, nếu là chứng khí huyết đều hư phát triển từ hư đến ứ, sẽ biểu hiện là chứng Khí hư huyết ứ, về cơ chế bệnh, hai chứng này có mối quan hệ nhất định.

Trích dẫn văn y

– Con đường của Năm Tạng đều bắt đầu từ Kinh toại để lưu thông khí huyết. Nếu khí huyết bất hoà, trăm bệnh sẽ phát sinh biến hóa (Điều kinh luận – Tố vấn).

– Khí huyết đã làm tươi tốt nuôi dưỡng thân thể. Người bị hư lao, tinh tủy suy kiệt, khí huyết hư yếu không làm bền chắc cơ bắp, đó là cái lý do làm cho gầy còm. Vị là Phủ, chủ yếu chứa thủy cốc, Tỳ là Tạng, chủ yếu tiêu thủy cốc. Nếu Tỳ Vị ôn hòa mới có thể tiêu hóa. Bây giờ hư lao khí huyết suy thiếu, Tỳ Vị bị lạnh và yếu cho nên không tiêu cốc được (Hư lao chư bệnh hậu Thượng – Chư bệnh nguyên hậu luận).

– Có người thể trạng vốn yếu, hoặc vì quá mệt nhọc, hoặc sau khi mắc bệnh… đó là bất túc, nên dùng các loại dưỡng huyết an thần.

Những người sau khi ốm khỏi, sau khi đẻ mà không ngủ được, đó là khí huyết hư, mà hai tạng Tâm Tỳ bất túc; Tuy có đàm hoả, cũng không nên dùng thuốc công thái quá; điều trị vẫn nên lấy bổ dưỡng làm chính, hoặc uống kèn theo các thuốc thanh đàm giáng hỏa (Bất mị – Cánh Nhạc toàn thư).

– Một âm, một dương, ràng buộc lẫn nhau; huống chi vận chuyển được huyết là do Khí, giữ được khí tức là huyết. Khí là dương, khí thịnh tức là hỏa thịnh; Huyết là âm, huyết hư túc là thủy hư. Một biến thành hai; Hai biến thành một. Con người cần hiểu sâu sắc điều này, sau đó mới trị huyết lý khí, điều âm hòa dương, có thể phải trái cũng gặp nhau cùng một ngọn nguồn (Ầm Dương thủy hỏa khí huyết luận – Huyết chứng luận).

– Bởi vì Tỳ thống huyết, Tỳ khí hư thì không thu nhiếp được. Tỳ hóa huyết, tỳ khí hư thì không vận hóa được… vậy đều là do huyết không có chủ, do đó mà thoát sự quản lv đi càn (Huyết chứng – cảnh Nhạc toàn thư).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận