Kỹ thuật ôn châm trong châm cứu

ÔN CHÂM

1. ĐẠI CƯƠNG

Ôn châm là vừa châm vừa cứu trên cùng một huyệt.

2. CHỈ ĐỊNH

Bệnh lý có nguyên nhân hư hàn.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Các trường hợp bệnh lý có nguyên nhân thực nhiệt (có sốt cao…).
– Không nên tiến hành ôn châm ở các vùng có nhiều gân, da sát xương, vùng mặt …vì có thể gây bỏng, đặc biệt là những vùng bị mất cảm giác.

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện
Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4.2. Phương tiện
– Kim châm cứu vô khuẩn dùng một lần.
– Khay men, kìm có mấu, bông, cồn 700
– Mồi ngải hoặc điếu ngải.
– Lửa (diêm, bật lửa…).
4.3. Người bệnh
– Người bệnh được khám, làm hồ sơ bệnh án theo quy định
– Người bệnh nằm tư thế thoải mái.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Thủ thuật
– Châm kim vào huyệt theo phác đồ điều trị
– Có thể dùng ba cách làm nóng kim để ôn châm:
+ Xuyên kim qua mồi ngải cứu gián tiếp trên huyệt.
+ Lồn g một đoạn điếu ngải vào cán kim rồi đốt.
+ Hơ điếu ngải gần cán kim cho kim nóng lên, sức nóng theo kim truyền vào sâu.
5.4. Liệu trình
Ôn châm ngày 1 lần, thời gian 25- 30 phút

6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

6.1. Theo dõi: Toàn trạng của người bệnh.
6.2. Xử trí tai biến
Bỏng (thường gây bỏng độ I)
+ Triệu chứng: người bệnh thấy nóng rát sau khi cứu, trên mặt da vùng huyệt được cứu xuất hiện phỏng nước.
+ Xử trí: dùng thuốc mỡ bôi và dán băng tránh nhiễm trùng.
– Cháy: do mồi ngải rơi khỏi người Người bệnh vướng vào quần áo hoặc chăn đệm gây cháy. Cần chú ý theo dõi sát Người bệnh khi thực hiện kỹ thuật cứu.
Vựng châm :
+ Triệu chứng: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.
+ Xử lý: rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, cho uống nước chè đường nóng. Nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.
Chảy máu khi rút kim: Dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận