[Chứng trạng] Chẩn đoán Phân biệt Chứng Tâm khí âm đều hư

Chứng Tâm khí âm đều hư là chỉ Tâm khí bất túc, Tâm âm bị hao tổn, xuất hiện những chứng hậu chủ yếu như hồi hộp, sợ sệt, đoản hơi yếu sức, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi tróc từng mảng. Bệnh phần nhiều do phú bẩm bất túc, cơ thể vốn hư yếu lại bị tà nhiệt xâm phạm vào Tâm hoặc tư lự quá độ, tích luỹ mệt nhọc, hoặc ốm lâu làm hao thương Tâm khí và Tâm âm gây nên bệnh.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hồi hộp sợ sệt đoản hơi yếu sức, tâm thẩn không yên, mất ngủ hư phiền, hễ động làm là ra mồ hôi, lòng bàn tay – chân nóng khô, miệng, đầu lưỡi và ven lưỡi đỏ ít rêu lưỡi, chất lưỡi nhạt và sáng bóng mạch Tế Sác hoặc Kết Đại…

Chứng Tâm khí âm đều hư thường gặp trong các bệnh “Tâm quý chính xung”, “Bất mị”, “Hung tý”.

Cần chẩn đoán phân biệt với “chứng Tám khí hư”,”chứng Tâm âm hư”, “chứng Tâm khí huyết đều hư”.

Phân tích

– Chứng Tám khí âm đều hư có thể gặp trong nhiều tật bệnh. Như gặp trong bệnh Tâm quý chính xung, phần nhiều là thể trạng vốn khí hư, ngoại tà nhân chỗ hư mà xâm phạm, tà nhiệt xâm phạm ở trong làm hao thương Tâm âm gây nên bệnh, biểu hiện lâm sàng là trong Tâm hồi hộp sợ sệt không yên, đoản hơi ngực khó chịu, lòng bàn tay chân nóng, đêm ngủ hay mê, đầu lưỡi và ven lưỡi đỏ, ít rêu lưỡi mạch Kết Đại; Điều trị nên ích khí dưỡng âm và ninh tâm, cho uống Thiên vương bổ tâm đan (Thế y đắc hiệu: Chứng Tâm khí âm đều hư gặp trong bệnh “Bất mị” đa số dơ thể trạng vốn âm hư, lại vì tư lự thái quá, lao thương Tâm Tỳ đến nỗi tâm khí bất túc doanh âm lại càng hư, Biểu hiện lâm sàng là khó ngủ, dễ thức giấc, hay mê, chóng quên, hồi hộp tinh thần mỏi mệt đoản hơi, yếu sức lưỡi đỏ ít rêu hoặc lưỡi nhạt ít tân dịch mạch Tế Sác; điều trị nên ích khí dưỡng âm, điều dưỡng cả Tâm Tỳ, dùng bài Quy tỳ thang (Phụ nhân lương phương) gia Mạch đông, Thiên đông.

Trong chứng Hung tý cũng xuất hiện chứng này, phần nhiều do lao thương tâm thần kéo dài, Tâm âm bất túc, nguyên khí hư tổn, đến nỗi cả khí âm của Tâm đều hư; Biểu hiện lâm sàng là vùng ngực bứt dứt có lúc đau, tim hồi hộp, miệng khô, họng đau, mỏi mệt yếu sức, mồ hôi trộm lưỡi nhạt, ven lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mảng hoặc ít tân dịch, mạch Kết Đại; điều trị nên ích khí dưỡng âm, tư âm phục mạch, dùng bài Trích cam thảo thang(Thương hàn luận) gia giảm.

Chứng này phát sinh ở người thể trạng vốn âm hư hoặc khí hư, lại do mệt nhọc quá độ, tư lự nhiều, hoặc lại bị tà nhiệt xâm phạm vào Tâm, hao thương khí âm gây nên. Lâm sàng cũng có thể thấy trường hợp Tâm khí vốn hư lại dùng quá nhiều phép phát hãn, làm hao thương khí và hư tổn tân dịch, Tâm âm bị cướp đoạt, Tâm khí bị hao thương, dẫn đến chứng này, cho nên không thể không cẩn thận.

Trong quá trình biến hóa của chứng này và Tâm khí âm đều bất túc, nếu không chú ý chăm sóc, lại bị cảm nhiệm ngoại tà hoặc lao thương tâm thần hoặc chữa chạy không thích hợp, có thể dẫn đến chứng Tâm âm đều hư, thậm chí làm hao kiệt tinh khí của Tâm nguy hiểm đến sinh mạng.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Tâm khí hư với chứng Tâm khí âm đều hư: cả hai đều biểu hiện lâm sàng là Tâm khí bất túc như hồi hộp đoản hơi, tinh thần mỏi mệt. Nhưng trọng điểm của chứng Tâm khí hư có đặc trưng là hồi hộp tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, đoản hơi, thở suyễn động làm thì bệnh tăng. Còn chứng Tâm khí âm đều hư không chỉ biểu hiện tình trạng Tâm khí hư mà còn cả Tâm âm bất túc, âm hư hỏa vượng, có thể xuất hiện các chứng trong miệng khô, ít tân dịch ngũ tâm phiền nhiệt, về biến hóa của lưỡi: Chứng Tâm khí hư là do lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi mỏng hoặc vết răng. Chứng khí âm đều hư thường có cả âm hư nội nhiệt, cho nên thấy đầu lưỡi và ven lưỡi đỏ,ít rêu, hoặc sáng bóng. Đây là cơ sở phân biệt rất rõ.

– Chứng Tâm âm hư với chứng Tâm khí âm đều hư: Cả hai đều biểu hiện lâm sàng là Tâm âm bất túc, có các chứng trạng như hồi hộp chính xung tâm phiền, lòng bàn tay chân nóng. Nhưng bệnh cơ của chứng Tâm âm hư là âm hư hỏa vượng, cho nên chứng hậu hư nhiệt rất rõ rệt, có chứng trạng tâm thần không yên, ngũ tâm phiền nhiệt miệng khô họng đau. Còn chứng Tâm khí âm đều hư ngoài chứng Tâm âm hư còn có những hiện tượng Tâm khí bất túc như đoản hơi yếu sức, mạch Kết Đại. Loại trên thì lưỡi đỏ ít rêu, hoặc sáng bóng; loại dưới đây tuy cũng có hiện tượng về lưỡi như đã nói ở trên, nhưng lưỡi phần nhiều đều nhạt bệu rêu lưỡi trắng mỏng hoặc là rêu lưỡi đều chóc mảng. Nên chú ý phân biệt.

– Chứng Tâm khí huyết đều hư với chứng Tâm khí âm đều hư- cả hai đều biểu hiện khí huyết của Tâm bất túc, có các chứng trạng như hồi hộp, sợ sệt mất ngủ hay quên mạch Tế Sác hoặc Kết Đại. Nhưng loại trên còn có thêm các chứng sắc mặt không tươi váng đầu hoa mắt, tai ù tai điếc, chất lưỡi nhạt. Loại sau thì có thêm các chứng về âm hư ít tân dịch, hoặc hư hỏa như ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, miệng khô rêu lưỡi tróc mảng sáng bóng. Cũng cần chỉ rõ chứng Tâm khí huyết đều hư với chứng Tâm khí âm đều hư, thường chuyển hóa lẫn nhau, bởi vì âm dịch và khí huyết vốn cùng một nguồn gốc.

Trích dẫn y văn

– Năm tạng là nơi chủ yếu để chứa tinh không được làm tổn thương, nếu bị tổn thương thì thất thủ, dẫn dến âm hư, âm hư thì không có khí, không có khí thì tử vong (Bản thần – linh khu). Có trường hợp âm khí bị hư ở trong, hư hỏa vọng động, hồi hộp, thể trạng gầy, ngũ tâm phiền nhiệt, mặt đỏ môi khô mạch bên tả hơi Nhược hoặc Hư Đại vô lực là bệnh này (Chứng trị vậng bổ).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận