[Chứng trạng] Phân biệt và điều trị Chứng phong ôn bó phần Biểu ở trẻ em

Chứng phong ôn bó phần Biểu ở trẻ em là nói những chứng hậu do ngoại cảm bệnh độc ôn nhiệt xâm phạm vào cơ thể, chính khí và tà khí chống chọi nhau ở cơ biểu, đến nỗi công năng doanh vệ khí huyết ở cơ biểu mất điều hoà gây nên bệnh.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sợ rét nhẹ, phát nhiệt nặng, hơi khát nước, không có hoặc có ít mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, ven lưỡi và đầu lưỡi đỏ, mạch Phù Sác.

Chứng phong ôn bó phần Biểu ở trẻ em thường gặp trong các bệnh “Cảm mạo”, “Suyễn khái”, “Đốn khái”, “Ma chấn”, “Phong chẩn” và “Thủy đậu”.

Cần phân biệt với “Chứng Xuân ôn bó ở phần Biểu ở trẻ em” “Chứng Thử thấp ở trẻ em”, chứng Ôn độc bó ở phần biểu ở trẻ em” và “Chứng Phong hàn bó phần Biểu ở trẻ em”.

Phân tích

Chứng Phong ôn bó phần biểu ở trẻ em là chứng hậu phát sinh ở thời kỳ do cơ thể bị ngoại cảm bệnh độc ôn nhiệt.

– Như bệnh cảm mạo xuất hiện chứng phong ôn bó ở phần Biểu, thường có những chứng trạng phát nhiệt nặng, ố hàn nhẹ, không có mồ hôi hoặc có ít mồ hôi, hắt hơi, tắc mũi, họng sưng đỏ, nhức đầu, khái thấu, rêu lưỡi trắng mỏng, hơi vàng, mạch Phù Sác, chỉ văn nổi rõ sắc hồng đỏ. Đây là phong ôn thời kỳ đầu, tà khí tụ tập ở phần biểu, vệ khí bị uất làm mất chức năng mở đóng gây nên bệnh, điều trị nên dùng thuốc tân lương giải biểu, cho uống Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều bệnh).

– Lại như chứng Đốn khái, cũng gọi là Lộ ty khái là loại bệnh trẻ em rất dễ cảm nhiễm, phần nhiều ở 10 tuổi trở xuống hay bị, đặc điểm của bệnh là khái thấu có tính co giật liên tục không ngừng hoặc từng cơn, cuối cùng kèm theo thanh âm hổn hển, sau mỗi đợt ho một chập, ngừng một lúc lại phát cơn khác, mỗi ngày có cơn ho vài lần, thậm chí vài mươi lần, vì thế mà ảnh hưởng tới sức khoẻ trẻ em rất lớn; Nếu là thời kỳ bệnh tà còn ở Biểu có triệu chứng phát sốt, ho ra đàm dính, hắt hơi chảy nước mũi, mặt đỏ môi đỏ, miệng khô họng ráo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác, chỉ văn nổi tía… đó là tà độc phong ôn xâm phạm kinh Phế, điều trị nên sơ biểu thanh nhiệt, hoá đàm giáng khí, cho uống bài Chỉ thấu tán (Y học tâm ngộ) gia Tang diệp, Liên kiều, Xuyên bối, Cam thảo v.v…

– Bệnh Suyễn khái do phong ôn vít lấp Phế, tà khí còn ở phần Biểu, thời kỳ đầu biểu hiện phát sốt sợ gió, khái thấu thở gấp, hơi ra mồ hôi, họng đỏ khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng hơi vàng, nên dùng phép tân lương giải biểu, uống bài Tang cúc ẩm (Ôn bệnh điều biện)

– Lại như Ma chẩn, có đặc điểm là sau khi phát nóng sốt ba ngày, toàn thân nổi nốt sờ thấy vướng tay như hạt vừng lấm tấm đỏ, thời kỳ đầu phát bệnh, độc tà còn ở phần biểu, có chứng phát sốt, hơi, sợ lạnh, mũi tắc chảy nước mũi, hắt hơi khái thấu, tròng mắt đỏ, nước mắt rưng rưng, mỏi mệt chỉ muốn ngủ, môi và tai đỏ nhẹ, tiểu tiện vàng sẻn, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch Phù sắc, chỉ văn đỏ tía nổi rõ; Đây là phong ôn kèm theo cảm nhiễm độc sởi theo mùa, tổn thương Phế vệ, điều trị theo phép tân lương thấu biểu, cho uống bài Tuyên độc phát biểu thang (Y tông kim giám).

– Chứng Phong chẩn thời kỳ đầu, có triệu chứng ố hàn phát nhiệt, hắt hơi chảy nước mũi, khái thấu mắt đỏ, sau một hai ngày, toàn thân nổi nốt chẩn sắc đỏ nhạt, mạch Phù Sác, chỉ tay đỏ tía; Đây là cho ngoại cảm phong nhiệt theo mùa, Phế vệ bị tổn thương, phong nhiệt chống chọi với khí huyết phát sinh nốt chẩn, phép chữa nên sơ phong thanh nhiệt giải độc, dùng bài Gia vị tiêu độc ẩm (Y tông kim giám).

– Chứng Thủy đậu có đặc điểm là bì phu nổi nốt trong chứa nước lóng lánh, triệu chứng ban đầu phát sốt nhức đầu, mũi tắc chảy nước mũi, nốt chẩn đỏ nhuận, trong nốt có nước trong, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Sác. Đây là cảm phải bệnh độc phong ôn theo mùa làm tổn thương Phế Vệ, độc của Đậu phát ra phần Biểu gây nên bệnh, phép chữa nên sơ phong thanh nhiệt giải độc, cho uống bài Ngân kiều tán.

Chứng phong ôn bó ở phần biểu là chứng hậu thường gặp trong Nhi Khoa, hơn nữa trẻ em còn có những tật bệnh đặc biệt như Ma chẩn, Thủy đậu, nhất là theo khí hậu khu vực, trẻ em còn bị phát sốt trong mùa hè, vì vậy điều trị cần nhân nhân, nhân địa và nhân thời chế nghi.

Nguyên nhân bệnh độc ôn nhiệt trong chứng Phong ôn bó ở phần biểu, ôn là Dương tà, dễ theo hoả hoá, trong quá trình diễn biến của bệnh cơ, dễ hoá táo thương âm, cho nên thời kỳ đầu phát bệnh, nhiệt tà đang rầm rộ, chính khí và tà khí chống chọi nhau dễ xuất hiện sốt cao khát nước.

Trong quá trình bệnh biến, vì thần khí của trẻ em khiếp nhược, tà nhiệt dễ lấn sâu, tà hãmâm bao mà phát sinh kinh sợ, hôn mê nói sảng. Can Phong nội động thì run rẩy, co giật. Nhiệt vào doanh huyết thì xuất hiện ban chẩn, chảy máu mũi. Thời kỳ cuối của bệnh, vì chân âm bị hại từ bên trong, dễ xuất hiện động phong co cứng, thậm chí uốn ván.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Xuân ôn bó phần Biểu ở trẻ em với chứng Phong ôn bó phần Biểu ở trẻ em, cả hai đều thuộc “Biểu chứng”, nguyên nhân phát bệnh đều do bệnh độc ôn nhiệt, nhưng chứng phong ôn bó ở phần Biểu phần nhiều phát bệnh vào mùa Đông Xuân; Còn chứng Xuân ôn bó phần Biểu ở trẻ em phát bệnh vào mùa Xuân; Mùa phát bệnh của hai loại có hơi khác nhau, khí hậu ấm lạnh cũng hơi khác nhau cho nên biểu hiện lâm sàng cũng có chỗ khác nhau, chẩn đoán phân biệt như sau:

Chứng Phong ôn bó phần Biểu ở trẻ em, đầu tiên bệnh tà ở Phế Vệ, bệnh biến từ từ, biểu hiện lâm sàng là phát nhiệt ố phong, khái thấu, khát nước nhẹ; Nếu quả là tà khí ở Phế Vệ không khỏi, phát triển một bước nữa truyền vào Vị, sẽ có hiện tượng sốt cao. Chứng Xuân ôn bó phần Biểu ở trẻ em, bệnh tình tiến triển nhanh, truyền biến cũng nhanh. Đầu tiên bệnh tà ở Khí phần thì không có chứng bó ở phần Biểu đáng nói; Nếu khi có biểu chứng, thời gian kéo dài chi tạm thời, biểu hiện lâm sàng là phát nhiệt nặng, ố hàn nhẹ, đắng miệng, khát nước, tâm phiền tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Huyền Sác v.v… ; Nếu trẻ em chính khí hư yếu, độc của tà nhiệt vượng thịnh, lúc đầu phát bệnh phạm vào ngay doanh phần, khi có kiêm biểu chứng, biểu hiện lâm sàng là phát nhiệt ố hàn, nhức đầu, không mồ hôi hoặc có ít mồ hôi, tâm phiền khát nước, chất lưỡi đỏ, yết hầu khô ráo v.v..

– Chứng Thử thấp ở trẻ em với chứng Phong ôn bó phần Biểu ở trẻ em; Chứng Phong ôn bó phần Biểu ở trẻ em, tuy chủ yếu phát bệnh vào mùa Đông Xuân, nhưng bốn mùa đều có khả năng phát bệnh, ngay đến mùa hạ cũng gặp chứng này, vì thế cần phải phân biệt với chứng Thử thấp.

Chứng Thử thấp ở trẻ em chủ yếu phát bệnh vào mùa Hạ, vì khí trời thử nhiệt, sợ thử tham mát, không tránh hàn khí đến nỗi Thử bị hàn thấp lấn át phát sinh ra chứng Thử thấp, triệu chứng lâm sàng là nhức đầu, mình nóng, ố hàn không mồ hôi, thân thể co rút, tâm phiền khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhớt; Chứng này tuy phát bệnh vào mùa Hạ, nhưng do Thử và Hàn thấp câu kết gây bệnh khác hẳn với loại ôn nhiệt tà độc gây bệnh của chứng phong ôn bó ở phần Biểu.

– Chứng ôn độc bó phần biểu ở trẻ em với chứng Phong ôn bó ở phần biểu ở trẻ em, cả hai đều là “Biểu chứng”, phát bệnh đều ở hai mùa Đông Xuân, nguyên nhân bệnh đều là bệnh độc ôn nhiệt, vì thế biểu hiện lâm sàng phần nhiều có chỗ gần gụi nhau như phát nhiệt ghê rét, khát nước họng đỏ v.v… nhưng vì tính chất bệnh độc khác nhau, tốc độ truyền biến cũng khác nhau, cho nên biểu hiện lâm sàng cũng có nhiều chỗ không giống nhau, như chứng ôn độc bó phần Biểu ở trẻ em, đa số do Phế Vị cảm nhiễm tà khí, truyền biến nhanh, một khi tà theo hoả hoá thì biểu chứng ố hàn giải ngay mà thấy tình thế nhiệt tăng cao, họng sưng đỏ càng nặng, khát nước, rêu lưỡi vàng, thậm chí sưng nóng đỏ đau ở vùng mặt và vùng mang tai dưới quai hàm- Vì vậy, nếu lâm sàng thấy triệu chứng xu thế nhiệt tăng cao, họng sưng đỏ đau nặng, vùng mặt và mang tai sưng đỏ, nên đề phòng chứng ôn độc, đây là chỗ phân biệt của hai chứng Ôn độc với Phong ôn…

– Chứng Phong hàn bó phần Biểu ở trẻ em với chứng Phong ôn bó phần Biểu ở trẻ em, cả hai đều thuộc “Biểu chứng”, n hưng bệnh cơ và nguyên nhân hai bệnh khác nhau. Chứng Phong ôn bó ở phần biểu, nguyên nhân bệnh là do cảm nhiễm tà độc ôn nhiệt, phần nhiều phạm vào qua miệng mũi, bệnh tà tụ tập ở Thái âm Phế kinh, cơ chuyển bệnh lý là nhiệt tà dễ thương Âm biểu chứng chỉ tạm thời, truyền biến khá nhanh. Chứng Phong hàn bó phần Biểu ở trẻ em, nguyên nhàn bệnh do nhiễm phần nhiều phạm qua da lông mà vào, bệnh tà tụ tập ở kinh Thái dương Bàng quang, bệnh lý cơ chuyển hàn là âm tà dễ thương Dương, vả lại hàn tà lưu luyến ở Biểu, nhưng về sau hoá nhiệt vào lý, truyền biến khá chậm, vì thế biểu hiện lâm sàng có chỗ khác nhau.

Điểm phân biệt chứng hậu ở chỗ loạt trên lúc ban đầu ố hàn nhẹ, phát nhiệt nặng, kèm theo chứng hơi khát nước, không có hoặc có chút ít mồ hôi, rêu lưỡi tuy trắng và đầu lưỡi và ven lưỡi đỏ, mạch Phù và Sác. Loại sau, ban đầu có chứng ố hàn nặng, phát nhiệt nhẹ, lại có thêm chứng đau mình, không mồ hôi, rêu lưỡi trắng lại mỏng, chất lưỡi bình thường, mạch Phù mà Khẩn v.v…

Trích dẫn y văn

– Trẻ em nhiễm phong hàn, ẩn náu ở bì phu, vào hại kinh Phế, nhẹ thì khái thấu, nặng thì suyễn gấp. Phế tổn thương do hàn tà thì thấu nhiều đàm rãi, trong họng có tiếng khò khè gấp gáp. Phế tổn thương do ấm áp thì tiếng Thấu không thông mà tắc trệ. Tổn thương do hàn thì phải làm tan hàn tà. Tổn thương do ấm áp thì phải khơi bỏ sự úng trệ(Thương hàn khái thấu thương phong – Anh đồng bách vấn).

– Có trường hợp hàn thắng lại bị cả phong, mình hẳn không mồ hôi mà khái thấu nhiều, vì đó là âm tà làm bế uất bì mao. Có trường hợp nhiệt thắng bị cả phong, mình hẳn nhiều mô hồi, ố phong mà khái thấu, vì dương tà khái tiết sơ tấu (Thương phong – Cảnh Nhạc toàn thư).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận