Kỹ thuật từ châm

TỪ CHÂM

1.ĐẠI CƯƠNG

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng nam châm tự nhiên (từ trường) vào mục đích chữa bệnh. Ngày nay, từ trường đã và đang được ứng dụng có hiệu quả trong rất nhiều lĩnh vực lâm sàng như: nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu và các chuyên khoa khác.
Đồng hành với y học hiện đại, y học cổ truyền cũng sử dụng nam châm vĩnh cửu thay cho cây kim châm cứu truyền thống để phòng và điều trị rất nhiều chứng bệnh bệnh, góp phần đáng kể trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Đây là một trong nhiều phương pháp kết hợp giữa Y học cổ truyền với Vật lý trị liệu và được gọi là từ châm.

2. CHỈ ĐỊNH

Từ trường châm là một phương pháp trị liệu an toàn, ít độc hại và có hiệu quả. Một số chỉ định của từ châm là:
– Giảm đau: đau cổ gáy, đau quanh khớp vai, viêm mỏm trên lồi cầu, hội chứng ống cổ tay, đau lưng – hông, đau thần kinh toạ…
– Chống viêm: các vùng viêm nhỏ, nông (mụn, nhọt), các viêm nội tạng (viêm đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày – hành tá tràng.
– Điều hoà trương lực thần kinh: hội chứng thần kinhh suy nhược, đau đầu, mất ngủ, rối loạn thần kinh thực vật.
– Điều hoà và ổn định huyết áp.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Không sử dụng từ châm trong các trường hợp sau:
– Những Người bệnh có máy tạo nhịp tim.
– Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: không điều trị vào vùng bụng, vùng thắt lưng và xương cùng.
– Người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp.
– Bệnh hệ thống và bệnh máu (máu chậm đông…).
– Các vùng đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu.

4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện

Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

4.2. Phương tiện

– Viên nam châm vĩnh cửu các loại với các thông số cường độ từ trường khác nhau (từ 10 – 50 mT).
– Băng dính.
– Bông cồn.

4.3. Người bệnh

– Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.
– Tư thế người bệnh nằm ngửa, nằm sấp hoặc ngồi.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1-Phác đồ huyệt

Các huyệt được sử dụng trong điều trị bằng từ châm cũng tương tự như các huyệt trong phác đồ của châm cứu truyền thống. Tuy nhiên, sốhuyệt được chọn trong từ châm ít hơn, thường từ 2 đến 6 huyệt.

5.2-Thủ thuật

Xác định chính xác vùng huyệt, lau sạch bề mặt da vùng huyệt bằng bông cồn, chờ cho bề mặt da khô thì đặt các viên nam châm lên vị trí của các huyệt theo phác đồ điều trị, dùng băng dính dán chặt lại. Cũng như châm cứu truyền thống, tuỳ theo yêu điều hoà kinh khí trong cơ thể mà người ta sử dụng các thủ thuật bổ và tả. Khi sử dụng viêm nam châm gắn lên các huyệt thì cực Nam (ký hiệu là S) tương ứng tác dụng tả (nếu giảm đau, nên dùng cực Nam – thường có màu đỏ), cực Bắc (ký hiệu là N – thường có màu đen) tương ứng tác dụng bổ (nếu dùng để điều hoà
trương lực thần kinh , nên dùng cực Bắc).
Nam châm vĩnh cửu có thể sử dụng 5 – 10 năm vẫn chưa bị suy giảm từ tính. Khi điều trị xong nên cất đi để có thể dùng lại lần sau.

5.3. Liều điều trị

Liều điều trị của từ châm chính là trị số của cường độ từ trường, đơn vị tính của cường độ từ trường là dùng trong từ châm là millitestla (mT). Cường độ từ trường khi áp dụng từ châm nên dùng ở liều thấp và trung bình (10 – 40 mT).
Thời gian lưu các viên nam châm trên vùng đầu mặt cổ không quá 20 phút. Các huyệt khác lưu viên nam châm 30 – 40 phút.

5.4. Liệu trình điều trị.

– Bệnh cấp tính: mỗi ngày điều trị 1 lần, một liệu trình 5 – 10 ngày.
– Bệnh bán cấp và mạn tính: mỗi ngày điều trị 1 lần, một liệu trình từ 15 -20 ngày.

6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi

Toàn trạng Người bệnh.

6.2. Xử TRÍ TAI biến

Một số ít trường hợp có cảm giác mệt mỏi, váng vất khi điều trị từ trường, hoặc bị dị ứng với viên nam châm (do chất liệu làm vỏ bọc viên nam châm). Cho Người bệnh tạm nghỉ 1 – 2 ngày cho hết tình trạng váng vất

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận