Tôi được biết rửa tay đúng cách không những giữ vệ sinh mà còn hạn chế được một số bệnh nhất là ở trẻ em và người cao tuổi. Vậy mong bác sĩ hướng dẫn cho cách rửa tay đúng và hiệu quả.
Trần Thanh Huyền (Thanh Hóa)
Chúng ta có thể vệ sinh tay bất cứ lúc nào, nhưng không thể bỏ qua các thời điểm sau:
+ Trước khi thực hiện thao tác sạch (trước khi ăn, trước khi lau mặt, trước khi cho trẻ ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn…);
+ Sau khi thực hiện thao tác mà bàn tay đã bị hoặc có khả năng bị nhiễm bẩn (sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã, sau khi đổ bô, sau khi đổ rác, sau khi ho, hắt hơi mà lấy tay che miệng, sau khi lau nhà…).
Người lớn nên rửa tay ít nhất 6 lần/ngày. Trẻ em rửa tay nhiều hơn, nhất là khi có sự thay đổi môi trường như từ trường về nhà, từ nhà đến trường, đi xe công cộng. Cũng có nhiều người rửa tay với xà phòng, nhưng lại bỏ qua những vùng “kín đáo” trên bàn tay như các kẽ ngón tay, các đầu ngón tay, ngón tay cái và móng tay.
Quy trình rửa tay đúng cách như sau:
– Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
– Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
– Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
– Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
– Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
– Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
* Chú ý: Mỗi bước “chà” 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.
BS. Đinh Văn Hào
chao bac sy. Chau nam nay 18t. 2nam truoc chau co bi tai nan giao thong va duoc chuan doan la bi vo xuong banh che chan trai. Chau da duoc phau thuat va dung day kim loa de co dinh cac manh vo lai. Hien tai chau da di lai binh thuong, nhung chau khong the chay duoc, cung nhu khong the tham gia cac hoat dong the thao khac. Cho chau hoi khi nao thi chau co the hoat dong manh duoc a? Chan trai cua chau duong nhu co rat it luc, khong the da’ bat cu… Đọc tiếp »
Chào bạn! Theo mô tả của bạn có lẽ bạn bị yếu cơ do teo cơ tứ đầu đùi (cơ ở phía trước của đùi), làm cho bạn có cảm giác chân bạn không có lực khi đá 1 vật gì đó. Bạn có thể tập khỏe cơ vùng trước đùi bằng cách: bạn chuẩn bị 1 bao cát (trọng lượng tùy vào khả năng của bạn, có thể ban đầu chỉ là 1kg…) bạn buộc vào cổ chân bên đó, ngồi trên ghế cao, sao cho đùi và cẳng chân tạo thành 1 góc vuông, cẳng chân để tự… Đọc tiếp »
chao bac sy