[Phác đồ] Chữa Tai biến mạch máu não bằng châm cứu

ChữaTai biến mạch máu nãobằng châm cứu.

A. Theo quan điểm của YHHĐ:

I. Định nghĩa

Tai biến mạch máu não là “ dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu”.

Tai biến mạch máu não chiếm một vị trí quan trọng trong bệnh học thần kinh cũng như trong Y học. Tại các nước Công nghiệp phát triển, trong số các nguyên nhân gây tử vong, Tai biến mạch máu não đứng vào hàng thứ 3 (Sau ung thư và các bệnh tim mạch ), Chiếm 10 – 12 % tổng số tử vong sau 65 tuổi.

Tai biến là một nguyên nhân quan trọng khiến bệnh nhân phải nhập viện điều trị và để lại di chứng gây tàn phế cho người bệnh, ảnh hương nhiều tới nền kinh tế xã hội.

Điều trị châm cứu cho người tai biến cần thời gian dài và liên tục vì vậy nếu người nhà bị bệnh bạn nên tìm đến các dịch vụ châm cứu tại nhà.

II. Các yếu tố nguy cơ

– Khả năng bị tai biến của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố được gọi là các yếu tố nguy cơ, nó bao gồm:

+ Các yếu tố vốn có của mỗi người không thể thay đổi được như: Tuổi, giới.

+ Một số yếu tố khác phụ thuộc vào tập quán sống: Thức ăn, rượu, thuốc lá, các thuốc ngừa thai…

+ Một số yếu tố sinh lý: Huyết áp động mạch, tỉ lệ cholesterol máu…

Nhiều trong số yếu tố nguy cơ trên có thể kiểm soát được ở mức cá nhân hoặc cộng đồng.

Các yếu tố nguy cơ hay gặp cụ thể là: Tăng huyết áp động mạch ( với số đo HA động mạch lớn hơn 160/95 mmHg ); xơ vũa động mạch; dị dạng mạch não; vỡ phình mạch; thuốc lá; cholesterol máu cao ( trên 220 mg/lít ); Các bệnh về tim ( các bệnh về tim do thiếu máu và suy tim ; các bệnh tim gây huyết khối; Các bệnh tim do thấp ); bệnh tiểu đường; suy thận; rượu; các hormon nữ ( thuốc tránh thai và hormon dùng cho ngươi mãn kinh ); chấn thương; các khối u ở não; tai biến thiếu máu não thoảng qua…

Các yếu tố nguy cơ khác: Fibrinogene; hematocrite; béo phì; chế độ ăn uống; tiền sở gia đình…

III. Các thể lâm sàng của tai biến mạch máu não

1. Xuất huyết não

Thường gặp ở lứa tuổi 50-60, tự phát, do thể trạng hoặc có tính chất gia đình: Xơ vữa động mạch, xơ cứng mạch, tăng huyết áp ( trên 200 mmHg ), huyết áp không ổn định….Biểu hiện lâm sàng thường đột ngột và nặng: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê sâu, liệt nửa người.

2. Nhũn não ( Nhồi máu não, tắc mạch máu não )

Do tuần hoàn bị trở ngại: Bệnh viêm động mạch, xơ vữa động mạch, ẹp hai lá, viêm nội tâm mạc bán cấp…gây thiếu máu, não thiếu dinh dưỡng làm cho các tế bào tế bào thần kinh bị thoái hóa . Biểu hiện lâm sàng các triệu chứng thường tiến triển từ từ: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn cảm giác ( tê bì, kiến bò…), yếu dần nửa người hoặc liệt nhẹ nửa người. Giai đoạn sau có thể hôn mê vừa hoặc nhẹ, rối loạn thần kinh thực vật. Trong điều trị cần chẩn đoán rõ thể và vị trí tổn thương của tai biến để có thái độ xử trí đúng.

IV. Điều trị :

Tùy từng nguyên nhân mà có cách xử trí khác nhau. Quan trọng hàng đầu là xử trí đột quỵ, song song với hồi sức cấp cứu, chú trọng phục hồi chức năng, hạn chế di chứng.

Hướng điều trị chung là: Ổn định huyết áp; chống phù não; tăng cường dinh dưỡng; phòng chống bộ nhiễm; phục hồi chức năng, giảm nhẹ di chứng.

V. Phòng bệnh:

Phát hiện và điều trị các bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, dị dạng mạch có nguy cơ gây Tai biến mạch máu não một cách cơ bản.

Tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện xuất hiện Tai biến mạch máu não: Các stree tâm lý, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, rượu, thuốc lá, cơn tăng huyết áp…

Theo dõi và điều trị các bệnh toàn thân như đái đường, suy thận…

Khi có các dấu hiệu báo trước như: Đau đầu quá mức, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tê buồn chân tay ở những người có tăng huyết áp cần phải xử trí kịp thời ngay.

B. Điều trị Tai biến mạch máu não bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền Tai biến mạch máu não là chứng trúng phong. Phong là nguyên nhân đứng đầu trong các nguyên nhân gây bệnh. Có thể do ngoại phong ( Phong tà ), có thể do nội phong ( tư lự, căng thẳng, buồn bực …).

Bệnh có nông, có sâu nên người xưa phân ra 2 loại là chứng trúng phong tạng phủ và chứng trúng phong kinh lạc.

I. Nguyên nhân.

Bệnh phần nhiều là do chính khí hư suy, can phong nội động.

– Nội thương tình chí, âm dương mất điều hòa, đặc biệt là âm hư không kiềm chế được phần dương, làm cho dương hỏa bốc lên trên mà gây bệnh.

– Do ăn uống không điều độ, lao lực quá sức. tỳ hư không vaanh hóa được thủy thấp, thủy thấp tụ lại lâu ngày sinh đàm, đàm uất hóa nhiệt, đưa lên chê lấp khiếu trên mà gây bệnh.

– Hoặc do người vốn âm hư dương cang, đàm trọc quá thịnh, lại thêm ngoại cảm phong tà thúc đẩy nội phong mà gây bệnh.

II. Phân loại và điều trị:

1. Trúng phong kinh lạc ( Liệt nửa người không có hôn mê )

1.1.Trúng kinh:

– Triệu chứng: Nửa người yếu, nặng nề và đau nhức, khó vận động, nói ngọng hoặc không nói được, thoáng mất ý thức,hoa mắt, chóng mặt…Rêu lưỡi trắng mỏng, Mạch huyền tế sác.

-Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn trừ đàm, thông kinh hoạt lạc.

-Huyệt sử dụng:

+Liệt nửa người: Tả: Giáp tích cột sống lưng và thắt lưng bằng kim dài; Ngoại quan; Kiên ngung; Thủ tam lý xuyên Khúc trì; Hợp cốc xuyên Lao cung; Bát tà (chữa tay liệt );Tả Dương lăng tuyền; Trật biên xuyên Hoàn khiêu; Thứ liêu; Ủy trung; Thừa sơn; Giải khê; Côn lôn; Bát phong.

+Nói khó, lưỡi cứng hoặc không nói được: Tả : Ngoại quan; Á môn; Thượng liêm tuyền; Ngoại kim tân; Ngoại ngọc dịch.

1.2.Trúng lạc:

-Đau đầu một bên, ăn khó nuốt, chảy nước bọt nhiều, uống nước vãi ra ngoài, nói khó hoặc không nói được, miệng méo, mắt lệch ( Liệt mặt ) ,Lưỡi cứng, rêu lưỡi trắng mỏng.

-Pháp điều trị : Khu phong tán hàn, thông lạc khai khiếu.

-Huyệt sử dụng:

+Liệt mặt: Tả: Hợp cốc, Địa thương xuyên Nghinh hương, Quyền liêu, Thái dương xuyên Đồng tử liêu, Ngư yêu xuyên Toản trúc hoặc Ty trúc không, Toản trúc xuyên Tình minh, Ế phong.

+Nói khó, lưỡi cứng hoặc không nói được: Tả : Ngoại quan; Á môn; Thượng liêm tuyền; Ngoại kim tân; Ngoại ngọc dịch.

2. Trúng phong Tạng phủ ( Liệt nửa người có hôn mê )

2.1.Chứng bế :

– Triệu chứng: Nửa người yếu, nặng nề và đau nhức, khó vận động, nói ngọng hoặc không nói được, thoáng mất ý thức,hoa mắt, chóng mặt…Rêu lưỡi trắng mỏng, Mạch huyền tế sác.

-Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn trừ đàm, thông kinh hoạt lạc.

-Huyệt sử dụng:

+ Tinh thần: Thích huyết huyệt Thập tuyên , tả Bách hội , Thủy câu ( Nhân trung) hoặc Dũng tuyền, Hợp cốc.

+ Thanh nhiệt: tả Khúc trì, Phong trì , Thiên khu.

+ Tức ngực nhiều đờm: Tả Trung quản, Phong long , Nội quan , Khí hải , Túc tam lý.

+ Chóng mặt chân tay run giật: Tả Thái dương xuyên Đồng tử liêu, tả Hành gian, bổ Thái khê hoặc Nhiên cốc.

+ Liệt nửa người: Tả: Giáp tích cột sống lưng và thắt lưng bằng kim dài; Ngoại quan; Kiên ngung; Thủ tam lý xuyên Khúc trì; Hợp cốc xuyên Lao cung; Bát tà (chữa tay liệt );Tả Dương lăng tuyền; Trật biên xuyên Hoàn khiêu; Thứ liêu; Ủy trung; Thừa sơn; Giải khê; Côn lôn; Bát phong.

+Nói khó, lưỡi cứng hoặc không nói được: Tả : Ngoại quan; Á môn; Thượng liêm tuyền; Ngoại kim tân; Ngoại ngọc dịch.

2.2. Chứng thoát.

+ Đối với chứng hư này , cần cứu Thần huyết, Khí hải hoặc Quan nguyên ( cứu đến khi chân tay có mồ hôi, đại tiểu tiện cầm lại mới thôi ).

+ Đồng thời phải châm bổ: Túc tam lý, Tam âm giao, Trung quản, Dũng tuyền.

Nếu cấm khẩu châm tả hợp cốc, Bách hội, Á môn, Giáp xa, Thượng liêm tuyền hoặc cứu Ế phong.

C- Điều trị di chứng do tai biến mạch máu não.

– Điều trị những bệnh do tai biến mạch máu não: Tăng HA, xơ cứng động mạch là chính, chủ yếu dùng các bài thuốc bổ can thận, bổ khí huyết.

– Châm cứu, điện châm, có thể thủy châm các huyệt ở mặt, chi bên liệt, xoa bóp phục hồi chức năng.

– Động viên người bệnh luyện tập kiên trì, tránh bi quan.

Tham khảo thêm bài viết châm cứu chữa liệt nửa người

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận