Nguyên tắc trị liệu châm cứu

 

Khi chữa dùng cách châm hay cách cứu; dùng phép bổ hay dùng phép tả, sau đó tiến hành trị liệu, như vậy mới thu được hiệu quả mong muốn

NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU CHÂM CỨU

Trị liệu bằng châm cứu và dùng thuốc cùng theo một nguyên tắc giống nhau. Đầu tiên phải chẩn đoán rõ ràng, chính xác, xác định vị trí bệnh ở kinh nào, bệnh thuộc tạng phủ nào. Khi chữa dùng cách châm hay cách cứu; dùng phép bổ hay dùng phép tả, sau đó tiến hành trị liệu, như vậy mới thu được hiệu quả mong muốn

Thực thì tả: Khi bệnh tà mới xâm nhập vào cơ thể, sức đề kháng còn mạnh, xuất hiện bệnh lý thực, cần phải dùng châm nhiều, thủ pháp tả nhiều, không thể dùng cứu (trừ trường hợp hàn thực chứng)

Hư thì bổ: Nói về tinh thần và trạng thái người bệnh không tốt, năng lực đề kháng giảm yếu, xuất hiện chứng hư, cần dùng thủ pháp bổ, thường dùng phép cứu (trừ trường hợp người bệnh âm hư, không thể dùng cứu)

Nhiệt thì nhanh: Nói về bệnh nhiệt tà quá thịnh, cần dùng cách châm nhanh, rút kim nhanh (hoặc kết hợp chích điểm nặn máu) để trừ trị

Hàn thì ôn: Hàn tà xâm nhập kinh lạc hoặc trú ở tạng phủ, cần dùng phương pháp ôn cứu để trừ trị (hoặc châm xong cứu thêm)

Tác thì chích: Cục bộ ứ tắc thì dùng phép chích: là khi cục bộ kinh lạc không thông, khí huyết ứ trệ, phải dùng cách chích máu làm lưu thông kinh lạc, khử trừ bệnh tật

Không hư, không thực: Theo kinh mà chữa. Khi cơ thể có bệnh biến hư thực không rõ ràng, mới chỉ là một số chứng trạng xuất hiện trên đường kinh đi, nên lấy huyệt trên kinh đó mà châm, chích dùng phép bình bổ, bình tả.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận