Siêu âm thai bình thường, mẹ chết lặng khi sinh con “2 mặt”

Người mẹ ở Trung Quốc chào đón đứa con đầu lòng trong sự đau đớn vì khi em bé sinh ra mắc phải hội chứng Moebius khiến cho khuôn mặt của cậu bé bị dị dạng nhìn như đứa trẻ “2 mặt”.

Vợ chồng chị XiYi đều là người Hồ Nam và làm việc tại một nhà máy điện tử ở Huệ Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Khi hai anh chị đón tin vui có con trai đầu lòng, không chỉ vợ chồng anh chị mà cả gia đình hai bên đều rất hạnh phúc. Thế nhưng đến ngày chị Xi Yi sinh, cả gia đình chị lại phải đối mặt với một cơn “ác mộng” không ai ngờ. Bé Kangkang ngay khi sinh ra đã bị mắc hội chứng Moebius khiến khuôn mặt của cậu bé bị dị dạng nhìn như đứa trẻ 2 mặt.

Được biết, một tháng trước ngày dự sinh, chị Xi Yi đã tạm thời nghỉ việc và rời Quảng Đông đề về quê nhà ở Hồ Nam chuẩn bị sinh nở. Trong thời gian mang thai, chị Xi Yi đi siêu âm tổng cộng được 3 lần, trong đó có một lần siêu âm màu 4D. Tuy nhiên, các bác sĩ đều không phát hiện ra điều bất thường hay dị tật thai nhi. Thế nhưng sau khi đứa trẻ chào đời, mọi thứ lại thay đổi hoàn toàn .

Bé Kangkang, con trai chị Xi Yi bị mắc hội chứng Moebius – một dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp xuất hiện từ lúc sinh. Những người bị triệu chứng này không thể cử động mặt, như không thể cười, nhăn mặt, nhấp nháy mắt và thậm chí không thể đảo mắt từ bên này sang bên kia. Ngoài ra, người bệnh cũng gặp vấn đề về xương, khiến chân tay dị tật, rối loạn hô hấp… Khoảng 30% trẻ em bị hội chứng Moebius đều bị chứng tự kỷ.

Hội chứng Moebius đã khiến cho khuôn mặt của cậu bé Kangkang bị biến dạng nhìn như cậu bé hai mặt.

Hội chứng Moebius đã khiến cho khuôn mặt của cậu bé Kangkang bị biến dạng nhìn như cậu bé hai mặt.

Vì dị tật bẩm sinh của Kangkang khiến mẹ con chị Xi Yi bị hàng xóm xa lánh

Vì dị tật bẩm sinh của Kangkang khiến mẹ con chị Xi Yi bị hàng xóm xa lánh

Cũng vì dị tật bẩm sinh của Kangkang khiến mẹ con chị Xi Yi bị hàng xóm xa lánh. Nhiều người thậm chí đã thuyết phục bà mẹ trẻ gửi con vào trại trẻ mồ côi. Vậy nhưng chị Xi Yi vẫn chọn cách nhẫn nhịn, mỗi ngày bên con chăm sóc, nuôi dạy con khôn lớn, tránh cho cậu bé khỏi những ác ý từ người ngoài.

Chị Xi Yi vẫn kiên trì bên con chăm sóc, nuôi dậy cậu bé.

Chị Xi Yi vẫn kiên trì bên con chăm sóc, nuôi dậy cậu bé.

Gia cảnh nghèo khó nhưng may mắn nhờ sự hỗ trợ của bệnh viện các các mạnh thường quân, cậu bé tội nghiệp này sẽ được tiến hành phẫu thuật trong thời gian sắp tới.

Những điều cần lưu ý về Hội chứng Moebius

Hội chứng Moebius được nhà thần kinh học Paul Julius Mobius phát hiện và mô tả vào năm 1888. Nó là một dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp xuất hiện từ lúc sinh.

Những người bị mắc hội chứng này sinh ra với khuôn mặt hoàn toàn tê liệt, không thể cười, nhăn mặt, nhấp nháy mắt, thậm chí không thể đảo mắt từ bên này sang bên kia.

Một nghiên cứu đã chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến hội chứng Mobius là do các dây thần kinh sọ, dây thần kinh mặt bị tổn thương. Đặc biệt, dây thần kinh sọ VI (kiểm soát chuyển động mắt bên) và VII (kiểm soát biểu hiện nét mặt) kém phát triển khiến cho người bệnh không thể đảo mắt hay nhăn mặt…

Bên cạnh đó, môi trên có hiện tượng bị rút lại do sự co rút cơ ở mặt. Thỉnh thoảng, các dây thần kinh sọ V và VIII cũng bị ảnh hưởng. Nếu là dây thần kinh sọ VIII, người bệnh có thể bị mất thính giác.

Một nguyên nhân khác của hội chứng này cũng được đề cập đến là sự gián đoạn mạch máu ở não, thiếu máu cục bộ hoặc không đủ lượng oxy cần thiết cung cấp cho não khi bào thai đang phát triển.

Do gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp qua biểu hiện trên khuôn mặt và mỉm cười nên khoảng 30% trẻ em bị hội chứng Moebius đều mắc bệnh tự kỷ.

Phạm Hậu (th)

Nguồn: giadinh.net.vn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận