Sinh nở có cả tá những rắc rối, phức tạp mà chẳng bác sĩ hay chuyên gia sản khoa nào cảnh báo cho bạn biết, đặc biệt những thay đổi liên quan đến vùng kín của chị em.
1. Dịch tiết ra từ âm đạo có độ đậm đặc mới
Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai là tăng tiết dịch âm đạo và hiện tượng này còn kéo dài trong suốt thai kỳ. Dịch tiết âm đạo thông thường (khí hư/huyết trắng) mỏng, trong và có màu trắng sữa, mùi nhẹ. Thời gian mang bầu nó càng nhiều và càng trở nên dễ nhận thấy hơn (thường có màu vàng hoặc nhày nhớt). Vào cuối thai kỳ, dịch âm đạo có độ đậm đặc nhất và lượng tiết nhiều nhất. Một trong những dấu hiệu của việc sinh nở chuẩn bị bắt đầu là dịch âm đạo xuất hiện những dải nhày đặc hoặc dính chút máu.
Một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai là tăng tiết dịch âm đạo và hiện tượng này còn kéo dài trong suốt thai kỳ.
2. Nước tiểu có mùi khó chịu
Nhiều sản phụ từng gặp phải tình cảnh càng tới gần thời điểm chuyển dạ, nước tiểu càng có mùi hôi và đi tiểu cũng gây nhói buốt. Nguyên nhân là thận của bạn phải sản sinh thêm nhiều nước tiểu để đáp ứng với lượng hormone và nhu cầu thai nhi đang lớn lên rất nhanh. Một số bà bầu nhạy cảm với mùi nước tiểu của mình hơn so với những người khác. Việc thường xuyên phải ghé thăm nhà vệ sinh và mùi nước tiểu khó chịu là không thể tránh khỏi ở cuối thai kỳ.
3. Âm đạo sưng lên
Trong suốt thai kỳ, lượng máu luân chuyển về khu vực nhạy cảm này tăng lên. Kết quả là vùng kín của mẹ bầu sẽ trở nên căng và sưng.
4. Bạn có thể bị giãn tĩnh mạch âm đạo
Khoảng 20% phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch chân, cũng bị giãn tĩnh mạch âm đạo và âm hộ. Trước đây, không có biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch âm đạo. Nhưng ngày nay, có một thiết bị đặc biệt là máy siêu âm âm đạo (TVS) – có thể cho thấy tĩnh mạch nào trong khung chậu gây ra tình trạng trên.
Sử dụng hình ảnh siêu âm này như một bản đồ, các chuyên gia có thể điều trị tĩnh mạch khung chậu qua gây tê cục bộ và tia X được dùng để hướng dẫn ống thông vào đúng tĩnh mạch cần xử lý. Một khi đã vào vị trí, ống phẫu thuật được cấy vào tĩnh mạch, tạm thời đóng tĩnh mạch đó lại.
5. Âm đạo bị giãn nở
Vào cuối tam cá nguyệt thứ hai và đầu tam cá nguyệt thứ ba, hormone relaxin được tiết ra. Nó làm giãn dây chằng và do đó khiến cổ tử cung mềm hơn, mở rộng hơn.
6. Môi âm hộ có thể bị bầm máu
Nếu bạn làm vệ sinh vùng kín sai cách, môi âm hộ có thể bắt đầu chảy máu. Nhưng chỗ máu bầm sẽ tự tan đi.
7. Âm đạo có thể bị rách
Phần lớn bà bầu đều bị rách âm đạo, nhất là những chị em lần đầu sinh con. Mặc dù cổ tử cung giãn nở, đôi khi, cửa âm đạo vẫn không đủ lớn và sẽ bị rách trong quá trình sinh nở. Bạn cũng có thể bị rạch một vết nhỏ trên đáy chậu để giúp âm hộ mở rộng hơn, tạo điều kiện cho em bé lọt ra ngoài. Vết rạch hay rách âm đạo sẽ được khâu lại và chỉ khâu tự tiêu trong khoảng thời gian 6-8 tuần.
Nhưng những mũi khâu chỉ có tác dụng gắn liền những mô bị rách ở vùng âm đạo. Chúng không tác động gì tới hình dáng của âm đạo. Một số trường hợp, tình trạng rách khá sâu tới nỗi nó có thể làm hỏng ruột thẳng và cơ ruột thẳng. Khi đó, một chuyên gia sẽ chịu trách nhiệm xử lý vết khâu.
8. Vùng kín của bạn có thể bị bầm tím
Cả cơ thể bạn trải qua nhiều biến đổi trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ, sinh nở. Vùng kín sẽ là nơi chịu đựng rất nhiều đau đớn và máu chảy. Có thể là cách lỗi thời nhưng túi chườm đá sẽ giúp bạn giảm đau.
9. Bạn có thể bị són tiểu
Bài tập Kegel sẽ giúp làm săn chắc các cơ vùng khung chậu hoặc bạn cũng có thể lựa chọn phẫu thuật trẻ hoá âm đạo bằng tia laser – phương pháp này cũng có tác dụng tương tự. Khi đó, âm đạo của bạn sẽ có vẻ ngoài trẻ trung hơn.
Chẳng có gì còn giống như trước khi bạn mang thai và sinh nở. Trái tim bạn, cuộc sống của bạn và tất nhiên cả “cô bé” của bạn nữa. Ơn trời là những thay đổi và đớn đau đó đều sẽ được “thưởng” xứng đáng.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: giadinh.net.vn