Khối u buồng trứng và thai nghén bao gồm khối u lành tính và ác tính, trong đó khối u lành tính thường gặp nhiều hơn và cũng có nhiều biến chứng hơn.
U nang buồng trứng và thai nghén
Vô sinh
Nguyên nhân trực tiếp: do tổ chức của buồng trứng bị huỷ hoại hết, không còn nang noãn tốt nên các nang noãn không phát triến hoặc phát triển không hoàn chỉnh cho nên không có phóng noãn.
Nguyên nhân gián tiếp: do khối u to chèn ép vào vòi tử cung bị kéo dài, làm cản trở sự di chuyến của noãn và tinh trùng.
Sảy thai
Do hoàng thể phát triển không đầy đủ trong những tuần đầu của thai nghén, vì vậy gây sảy thai.
Do khối u to chèn ép vào tử cung, kích thích tử cung, làm cho tử cung co bóp nên thai bị đay ra ngoài.
Đẻ non: bệnh nhân vẫn có thai và phát triển bình thường trong hai quý đầu, nhưng sang quý III, tử cung phát triến nhanh, khôi u to chèn tử cung, kích thích co bóp gây đẻ non.
Cản trở sự bình chỉnh ngôi thai: do khối u của buông trứng chèn ép vào tử cung làm cho thai khó bình chỉnh trong tử cung, vì vậy thường gặp ngôi bât thường như ngôi ngang, ngôi ngược hoặc ngôi đầu, cao lỏng.
Khi chuyển dạ, nếu khối u bé, kẹt trong tiêu khung tạo thành khôi u tiên đạo, ngăn cản cho ngôi thai không thể tiến vào lòng tiêu khung được, cản trở sự tiên triển cuộc chuyến dạ, nên phải mô lây thai.
Thai nghén và u nang buồng trứng
Khi có thai, tử cung to, đẩy khối u từ tiểu khung vào ổ bụng, khối u có cuống dài, di động nhiều nên dễ bị xoắn.
Khi bị xoắn, triệu chứng như xoắn cuống nang của khối u buồng trứng ỏ ngoài thời kỳ thai nghén, gây nên hội chứng cấp cứu bụng ngoại khoa và phải xử trí cấp cứu. Tuy nhiên chẩn đoán khó khăn hơn, vì khi có thai tử cung cũng mềm nên dễ nhầm lẫn với triệu chứng của doạ sảy thai. Khi thăm âm đạo phải chú ý dấu hiệu Hegar do eo tử cung quá mềm mà có cảm giác thân tử cung bị tách rời như là một u nang buồng trứng. Khi mổ phải chú ý không cắt nhầm nang hoàng the trong những tháng đầu của thời kỳ thai nghén.
Nếu khối u không bị xoắn có thể mổ vào quý II, vì lúc này thai đã lớn và phát triển, khả năng bị sảy ít hơn.
Trước khi mỗ phải cho thuốc giảm co papaverin và progesteron để tránh tử cung bị kích thích, tăng co bóp gây sảy thai. Khi mổ, hạn chế đến mức tối đa chạm vào tử cung.
Sau mổ phải sử dụng thuốc giảm co như trên ít nhất từ 7-10 ngày.
Sau đẻ, tử cung co nhỏ, ổ bụng trở nên rộng rãi, khối u di động dễ hơn nên hay bị xoắn. Tuy nhiên cũng phải chú ý để tránh nhầm lẫn tử cung to ở thời kỳ hậu sản với u nang buồng trứng.