Uốn ván rốn là một bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do trực khuẩn Clostridium tetani, gram (+) gây ra, là loại bệnh hay gặp ở các nước đang phát triển, có tỉ lệ tử vong cao (34-50%) tuỳ từng thông báo của từng nước, số điều trị qua được cũng có tỉ lệ di chứng (động kinh, kém phát triển tinh thần, vận động…) không ít.
Nguyên nhân
Do trực khuẩn gram(+) có tên là Nicolaier (Clostridium tetani) ở dạng hoạt động hay dạng kén (nha bào) xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt rốn nên gọi là uốn ván rốn.
Nha bào uốn ván có nhiều trong đất, bụi, nước, phân súc vật (trâu bò) ở dạng nha bào. Vi khuẩn uốn ván có thể chịu đựng được với nhiệt độ cao ở 120°c trong 15 phút, ở 90°c trong 2 giờ và điều kiện thích hợp để nha bào trở thành dạng hoạt động là nhiệt độ 35-37°C và pH : 6,8-7,4.
Trẻ bị uốn ván rốn là do cắt rốn không vô khuẩn như bằng nứa, bằng liềm, dao kéo ban V.V.. thường là do đẻ tại nhà, đẻ rơi, do những người không chuyên môn đỡ đẻ.
Vi khuẩn uốn ván tiết ra hai loại độc tố:
Tác động lên hệ thống vận động của thần kinh gây cơn co giật và co cứng, độc tố này rất mạnh, chỉ cần 1/50.000 – 1/90.000 của lml đủ gây chết chuột lang.
Độc tố thứ hai gây vỡ hồng cầu nhưng yếu, dễ bị phá huỷ.
Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh
Ke từ khi cắt rốn tới khi có dấu hiệu cứng hàm là thời kỳ không có gì báo trước về bệnh uốn ván, thời gian ủ bệnh từ 4-15 ngày, trung bình là 7 ngày, ủ bệnh ngắn bệnh càng nặng.
Thời kỳ khởi phát
Trẻ quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím lại, trẻ đói nhưng không bú được nên càng khóc, lúc này nếu đè lưỡi ấn xuống thì thấy phản ứng lại đó là dấu hiệu cứng hàm (trismus), thời kỳ khởi phát này nhanh chóng chuyên sang thời kỳ toàn phát (từ vài giờ đến một ngày).
Thời kỳ toàn phát
Bệnh thể hiện rõ ràng, cứng hàm càng rõ, xuất hiện hai triệu chứng chính là cơn co giật và co cứng.
Cơn co giật:
Xẩy ra một cách tự phát hay kích thích (ánh sáng, khám, bế cho ăn) lúc đó nét mặt trẻ nhăm nhúm lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, hai tay năm chặt. Cơn co giật có thể kéo dài vài phút. Cũng có khi tới 5-6 giờ liền, nếu cơn co giật mạnh liên tục, dễ kèm theo cơn ngừng thở kéo dài 2-3 phút, thậm chí đến 20-30 phút do cơ thanh quản bị co thắt. Lúc đó tiếng tim đập chậm lại, nếu kéo dài tiếng tim rời rạc, mạch khó bắt, chân tay lạnh, mỗi cơn ngừng thỏ là một lần có thể đe doạ tính mạng bệnh nhi, hoặc dễ bị bội nhiễm và toan hoá máu.
Cơn co cứng cơ:
Người trẻ uốn cong, đầu ngả ra sau, hay tay khép chặt, nó thường xuyên hiện sau cơn co giật đầu tiên và kéo dài suốt thời gian trị bệnh.
Toàn thân
Nhiệt độ có thể bình thường nhưng thường tăng trên 37°c đến 40-41°C là yếu tố phối hợp làm cơn co giật xay ra.
Tiêu hoá hay bị táo bón.
Rốn thường rụng sớm (100%) và nhiễm khuẩn, có thể rốn ướt, có mủ hay thối, lấy mủ ở rốn cấy có thế thấy vi khuấn uốn ván mọc.
Bệnh kéo dài 2-3 tuần, dễ tử vong ở tuần thứ nhất và thứ hai trong cơn co giật, hoặc biến chứng viêm phổi.
Thời kỳ lui bệnh
Những trẻ qua được tuần thứ hai, thứ ba thường tiến triển tốt dần, cơn giảm dần và bệnh nhi bắt đầu mở mắt, khóc được, trước nhỏ sau to dàn. Trong thời gian này vẫn còn tăng trương lực. Vài hôm sau, bệnh nhi có thể bú mẹ được. Như vậy, độ một tháng kể từ khi bệnh phát thì bệnh nhi bú được. Nhưng phải từ 1,5-2 tháng thì trương lực cơ mới trở lại bình thường.
Chăm sóc điểu tri
Chăm sóc
Khi nghi ngờ bị uốn ván rốn phải chuyển trẻ đi bệnh viện, trước khi chuyển đi có thế làm một số việc sau :
Đặt trẻ nơi yên tĩnh, nằm phòng tối.
Lau sạch cổ, bẹn, nách, vùng có nếp gấp.
Rửa rôn hay vêt thương bằng nước đun sôi để nguội hoặc nưóc muối sinh lý 9%, cồn 70°.
Hút hoặc lau sạch chất dịch ở mũi họng.
Vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng thìa nhỏ, có thể tiêm một lần penicilin 200.000 UI cho
trẻ và uống Seduxen 5mg X 1/2 viên trưóc khi chuyển đi.
Thuốc
Trung hoà độc tố:
SAT X 20.000 đơn vị (bắp 1 lần).
Chống co giật:
Diazepan (Valium, Seduxen): 0,5-1 mg/kg/24 giờ chia 3 giờ một lần, tiêm bắp, uống.
Phenobarbital (gacdenan) : 10-20 mg/kg/24 giờ chia 4 giờ một lần, tiêm bắp hoặc uống.
Chống cơn ngừng thở:
Thở oxy qua lều với nồng độ oxy 40%.
Đặt nội khí quản thở máy.
Chống nhiễm khuẩn:
Ampicilin 50-100 mg/kg/24 giờ, chia 4 lần tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
Gentamicin 2-4 mg/kg/24 giờ, chia 4 lần tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
Phòng bệnh
Cơ thể con người không có miễn dịch tự nhiên với vi khuẩn này, do đó muốn có miễn dịch phải tiêm phòng. Hiện nay do công tác tiêm chủng mở rộng tốt nên bệnh uốn ván rốn giảm đi rõ rệt.
Vô khuẩn khi cắt rốn
Nữ hộ sinh phải rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hay nước sôi để nguội, sát khuẩn tay bằng cồn hay ngâm tay vào dung dịch sát trùng.
Kéo cắt rốn, chỉ buộc, băng rốn phải được hấp 120°c trong 20 phút, hoặc đun sôi trong 2 giờ.
Tránh chạm tay vào móm cắt rốn.
Tiêm chủng
Đối với sản phụ cần tiêm đủ 2 mũi vaccin vào 2 tháng cuối. Mũi thứ hai sau mũi thứ nhất một tháng và phải trước khi đẻ ít nhất là 15-30 ngày. Vì người mẹ có
thể truyền cho thai nhi lượng miễn dịch chống uốn ván cho đên tháng đâu sau đẻ. Phương pháp này tỏ ra an toàn và có hiệu quả.
Hội nghị quốc tế về bệnh uốn ván (1987) chủ trương tiêm phòng uôn ván cho tất cả phụ nữ đang độ tuổi mang thai với 5 lần tiêm:
Lần 1: cho phụ nữ đến khám ở cơ sở y tế với bất kỳ lý do gì.
Lần 2: sau 4 tuần lễ tiêm một lần.
Lần 3: từ 6-12 tháng sau tiêm mũi 2.
Lần 4: một năm sau tiêm mũi 3, hoặc trong thời gian mang thai, bảo vệ cho mẹ và con trong 10 năm.
Lần 5: sau tiêm mũi 4 một năm và như thế sẽ bảo vệ được cho cả mẹ và con không mắc bệnh uốn ván suốt đời.
Nếu trẻ đẻ trong điều kiện không đảm bảo vô khuẩn và người mẹ chưa được tiêm phòng uốn ván trong lúc mang thai thì nên tiêm phòng uốn ván với SAT 1500 đơn vị, tiêm bắp một lần sau đẻ.