Bệnh học ngoại cảm thương hàn

Đại cương

Tác giả

Trương Trọng Cảnh còn có tên là Trương Cơ, người Niết Dương, Nam Quận đời Đông Hán (nay là huyện Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc). Sinh vào khoảng 142 – 210 thời Hán Linh Đế (168 – 188), làm quan cho đến đời vua Kiến An (198 – 219).

Ông học rộng, tài cao, nổi tiếng liêm khiết. Được 2 thầy thuốc truyền nghề là Hà Ngung và sau đó là Trương Bá Tổ.

Dòng họ ông rất đông, hơn 200 người, nhưng chỉ trong hơn 10 năm (thời Kiến An) chết mất hơn 2/3, trong đó 70% vì thương hàn. Đó là động cơ thúc giục ông nghiên cứu, tìm hiểu và viết sách về bệnh Thương hàn.

Tác phẩm

Trương Trọng Cảnh có 2 tác phẩm: Kim quỹ yếu lược và Thương hàn luận (Thương hàn tạp bệnh luận).

Quyển Thương hàn luận được ông đúc kết kinh nghiệm lâm sàng từ đời Hán trở về trước, dựa vào Nội kinh mà biên soạn thành.

Thương hàn luận nguyên bản đã thất lạc. Hiện nay chỉ còn lại bản của Vương Thúc Hòa (đời Tây Tần) biên tập gồm 10 quyển, 22 thiên, 397 pháp và 113 phương; vận dụng khoảng 80 vị thuốc vào điều trị.

Bộ sách gồm có 2 phần:

Phần bệnh sốt ngoại cảm với 6 loại bệnh cảnh.

Phần tạp bệnh: đề cập hơn 40 loại bệnh nội, ngoại, phụ, sản khoa.

Đặc điểm chung

Thương hàn có hai nghĩa:

Rộng: là tên gọi chung tất cả bệnh ngoại cảm có sốt.

Hẹp: là tên gọi những bệnh ngoại cảm phong hàn tà.

Cương lĩnh biện chứng luận trị của Thương hàn là cách khảo sát diễn tiến loại bệnh ngoại cảm theo 6 giai đoạn chính yếu.

Sáu giai đoạn bệnh bao gồm:

Thái dương.

Dương minh.

Thiếu dương.

Thái âm.

Thiếu âm.

Quyết âm.

Những giai đoạn này phản ảnh:

Mối tương quan giữa sức đề kháng của cở thể (chính khí) và tác nhân gây bệnh (tà khí).

Vị trí của bệnh : ở biểu, lý hoặc bán biểu bán lý. Nói chung, vị trí bệnh ở sâu bên trong nặng hơn, khó chữa hơn bệnh ở ngoài nông.

Giai đoạn bệnh

3 kinh dương

3 kinh âm

Mối quan hệ Chính – Tà

Tà khí thịnh, chính khí chưa suy

Chính khí suy yếu

Vị trí bệnh

Biểu hiện bệnh ở biểu, ở ngoài, ở phủ

Biểu hiện ở lý, ở Tạng

Tính chất

Chủ yếu nhiệt chứng, thực chứng

Chủ yếu hàn chứng, hư chứng

Truyền biến của Thương hàn luận:

Truyền là bệnh phát triển theo quy luật nhất định.

Biến là thay đổi, cải biến tính chất dưới điều kiện đặc biệt nào đó.

Nói chung, truyền và biến luôn phối hợp chung với nhau và chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố:

Chính khí thịnh suy: chính khí thịnh, sức chống đỡ của cơ thể mạnh, bệnh tà sẽ không truyền được vào trong. Ngược lại, bệnh tà sẽ dễ dàng truyền được vào sâu bên trong.

Ngược lại, nếu bệnh tà đã vào trong nhưng chính khí chưa được phục hồi, chống được tà, sẽ làm bệnh từ âm chuyển dương, từ nặng chuyển sang nhẹ.

Tà khí thịnh suy: tà khí mạnh là yếu tố thuận lợi để bệnh chuyển vào trong, trở thành nặng.

Điều trị không thích hợp.

Quy luật truyền biến của Thương hàn luận:

Có 4 kiểu truyền biến:

Tuần kinh (Truyền kinh): thông thường nhất.

Biểu chứng: Thái dương biểu chứng → Thiếu dương bán biểu bán lý.

Dương minh chứng (Lý): Thiếu âm chứng.

Quyết âm chứng: Lý: Thái âm chứng.

Ghi chú: → “Truyền kinh”

“Biểu lý truyền nhau, Biểu lý tương truyền”

Trực trúng: Bệnh tà đi thẳng vào Tam âm (không từ Dương kinh truyền vào). Thường trực trúng Thái âm và Quyết âm. Ví dụ: đột nhiên nôn ói, tiêu chảy, lạnh mát chân tay, bụng đầy, không khát (Thái âm trực trúng).

Nguyên nhân: cơ thể yếu, dương khí thiếu, chính khí suy làm ngoại tà trực tiếp phạm vào Tam âm (Hư hàn chứng).

Lý chứng chuyển ra Biểu chứng: Bệnh ở Tam âm chuyển thành Tam dương; bệnh ở bên trong chuyển dần ra bên ngoài; do chính khí dần hồi phục, bệnh diễn tiến tốt. Ví dụ: trực trúng Thiếu âm có nôn mửa, tiêu chảy, sau thời gian điều trị ngưng tiêu chảy và đi tiêu táo kết , phát sốt, khát. Đó là Thái âm bệnh nhờ dương khí ở trường vị khôi phục lại nhưng tà vẫn còn, do đó bệnh chuyển thành Dương minh.

Tính bệnh: chứng trạng 1 kinh chưa giải khỏi hoàn toàn lại xuất hiện chứng trạng 1 kinh khác; nguyên nhân do truyền biến.

Những nguyên tắc điều trị chung:

Tam dương bệnh : chính khí mạnh, tà khí thịnh, nguyên tắc điều trị chủ yếu khu tà.

Tam âm bệnh: chính khí suy, điều trị chủ yếu phù chính. Và tùy theo tình trạng của bệnh để khu tà.

Một số định nghĩa:

Bệnh chứng Thương hàn có thể đơn độc xuất hiện ở 1 kinh; cũng có thể 2, 3 kinh cùng bệnh (Hợp bệnh).

Bệnh ở 1 kinh chưa khỏi; xuất hiện thêm kinh khác bệnh; có thứ tự trước sau (Song bệnh).

Bệnh học ngoại cảm thương hàn (lục kinh hình chứng)

Nhắc lại sinh lý học

Thái dương bao gồm Túc Thái dương Bàng quang kinh và Thủ Thái dương Tiểu trường kinh. Quan hệ biểu lý với Túc Thiếu âm Thận và Thủ Thiếu âm Tâm.

Túc Thái dương Bàng quang kinh bắt đầu từ góc trong mắt đến trán, giao ở đỉnh vào não, biệt xuống cổ đến giáp tích trong lưng. Đoạn ngầm đến Thận và Bàng quang, xuống chân.

Là đường kinh dài nhất, diện che phủ lớn nhất, thể hiện Thái dương chủ biểu toàn thân.

Thái dương kinh đi ở lưng, song song với Đốc mạch. Đốc mạch là tổng các kinh dương, là bể của dương mạch, tương thông với Thái dương. Do đó Thái dương chủ biểu, thống soái Vinh Vệ, ở ngoài bì mao, kháng ngoại tà.

Thái dương kinh đi ở ngoài biểu, trong thuộc phủ Bàng quang. Bàng quang có tác dụng chủ tàng tân dịch và khí hóa, công năng khí hóa này dựa vào sự giúp đỡ của Thận khí và không tách rời công năng khí hóa của Tam tiêu. Ngoài ra, Vệ khí tuy ở hạ tiêu, nhưng phải thông qua sự giúp đỡ của trung tiêu, mà khai phá ở thượng tiêu. Nó phải dựa vào sự tuyên phát của Phế để đưa đi toàn thân. Do đó công năng của Thái dương và Phế hợp đồng với nhau chủ biểu (tham khảo thêm bài học thuyết Tạng tượng).

Bệnh lý

Nguyên nhân: do phong hàn ngoại nhập.

Bệnh trình: thời kỳ đâu của ngoại cảm.

Vị trí: bệnh ở biểu.

Tính chất: thuộc dương, thuộc biểu.

Triệu chứng:

Mạch phù (biểu chứng).

Đầu cổ cứng, đau (tuần kinh).

Sợ lạnh (tà ở biểu, Vệ khí bị tổn thương).

Do thể chất không giống nhau, cảm tà nông sâu khác nhau, bệnh tình nặng nhẹ khác nhau, nên Thái dương chứng được phân làm 2 loại:

Thái dương kinh chứng.

Thái dương phủ chứng.

Thái dương kinh chứng:

Triệu chứng chung: sợ lạnh, phát sốt, đầu cổ cứng đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Thái dương kinh chứng bao gồm 2 nhóm bệnh:

Thái dương trúng phong.

Thái dương thương hàn.

Thái dương trúng phong:

Triệu chứng: phát sốt, đổ mồ hôi, sợ gió lạnh, đầu cổ cứng đau, mạch phù, hoãn (biểu hư chứng).

Điều trị: giải cơ khu phong, điều hoà dinh vệ. (Quế chi thang).

Bài thuốc Quế chi thang có tác dụng giải cơ phát biểu, điều hoà dinh vệ. Chủ trị: sốt, sợ gió, đau đầu, ngạt mũi, nôn.

Phân tích bài thuốc: (Pháp Hãn)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Quế chi

Cay ngọt, đại nhiệt, hơi độc.

Trị cố lãnh trầm hàn, giải biểu

Quân

Đại táo

Ngọt ôn. Bổ Tỳ ích khí, dưỡng Vị, sinh tân dịch. Điều hòa các vị thuốc.

Thần – Sứ

Bạch thược

Chua đắng, hơi hàn.

Nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm.

Thần

Gừng sống

Cay ôn. Tán hàn, ôn trung. Thông mạch.

Quân – Thần

Cam thảo

Ngọt, bình. Bổ Tỳ Vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc. Điều hòa các vị thuốc.

Sứ

Trần Uy chú: “Quế chi tân ôn, thuộc dương. Thược dược khổ bình, thuộc âm. Quế chi lại có thêm vị tân của Sinh khương, đồng khí tương cầu có thể nhờ nó để điều hòa dương khí của chu thân. Thược dược lại được vị cam khổ của Đại táo và Cam thảo, cả hai hợp nhau để hóa, có thể nhờ nó để tư nhuận cho âm dịch toàn thân. Trương Trọng Cảnh đã dùng chúng để đại bổ dưỡng cho âm dương, bổ dưỡng cho cái nguồn của mồ hôi. Nhờ vậy, nó là loại dược căn bản để thắng tà vậy. Ngoài ra húp cháo lỏng là để hỗ trợ, tức là dùng thủy cốc hỗ trợ cho mồ hôi. Vì thế sau khi ra mồ hôi người bệnh không bị tổn thương nguyên khí”.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Bá hội

Đại chùy

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Vì là thuần dương nên chủ biểu.

Mình nóng, mồ hôi tự ra

(Tả sau Bổ).

Sợ lạnh, không có mồ hôi.

(Bổ sau Tả)

Giải biểu.

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt

Hạ sốt.

Ngoại quan

Hội của Thủ Thiếu dương và Dương duy mạch.

Đặc hiệu khu phong, giải biểu.

Phong trì

Hội của Thủ túc Thiếu dương và Dương duy mạch.

Đặc hiệu khu phong, giải biểu.

Phong môn

Khu phong phần trên cơ thể.

Trị cảm, đau đầu

Trị cảm, đau cứng gáy.

Nghinh hương

Huyệt tại chỗ

Trị ngạt mũi.

Thái dương thương hàn:

Triệu chứng: Phát sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu cổ cứng đau, mạch phù khẩn (biểu thực chứng).

Điều trị: tân ôn phát hãn. (Ma hoàng thang).

Ma hoàng thang có tác dụng phát hãn giải biểu, tuyên phế bình suyễn. Chủ trị: sốt, nhức đầu, đau nhức mình, suyễn, ngạt mũi, chảy nước mũi.

Phân tích bài thuốc: (Pháp Hãn)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Ma hoàng

Cay đắng, ôn. Khai thấu lý, làm ra mồ hôi, lợi tiểu tiện.

Quân

Quế chi

Cay ngọt, đại nhiệt, hơi độc.

Trị cố lãnh trầm hàn, giải biểu.

Quân

Hạnh nhân

Vị đắng, hàn. Giáng khí, tán hàn. Chữa ho.

Thần

Cam thảo

Ngọt, bình. Bổ Tỳ Vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc.

Điều hòa các vị thuốc.

Sứ

Uông Ngang giải thích: “Ma hoàng khí bạc tân ôn, là loại chuyên dược của Phế khí, nay chạy trong Thái dương nó có thể khai tấu lý hàn tà; Quế chi tân ôn có thể dẫn tà khí ở doanh phận đạt ra cơ biểu; Hạnh nhân khổ cam tán hàn mà giáng khí; Cam thảo cam bình phát tán mà hòa trung”.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Bá hội

Đại chùy

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Vì là thuần dương nên chủ biểu.

Mình nóng, mồ hôi tự ra.

(Tả sau Bổ)

Sợ lạnh, không có mồ hôi.

(Bổ sau Tả)

Giải biểu

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt.

Hạ sốt

Ngoại quan

Hội của Thủ Thiếu dương và Dương duy mạch.

Đặc hiệu khu phong, giải biểu

Phong trì

Hội của Thủ túc Thiếu dương và Dương duy mạch.

Đặc hiệu khu phong, giải biểu

Trị cảm, đau đầu

Thái dương phủ chứng:

Do khí của kinh và Phủ tương thông với nhau, nên Thái dương biểu chứng không giải được bệnh sẽ theo kinh vào Phủ (Bàng quang và Tiểu trường). Giai đoạn này được gọi là Thái dương phủ chứng.

Nếu tà và thủy kết, khí hóa bất lợi gây ra súc thủy chứng.

Nếu tà và huyết kết gây ra súc huyết chứng.

Thái dương súc thủy:

Phát sốt, cứ xế chiều là có sốt cơn, đổ mồ hôi, phiền khát hoặc khát muốn uống, uống vào thì mửa, năm sáu ngày không đi đồng, lưỡi ráo mà khát, từ dưới vùng tim đến bụng dưới rắn đầy và đau, tiểu bất lợi. (Bệnh ở bàng quang khí phận).

Điều trị: thông dương hành thủy, ngoại sơ nội lợi. (Ngũ linh tán).

Bài Ngũ linh tán có tác dụng chữa chứng Thái dương súc thủy, phá kết khí ở hung cách.

Phân tích bài thuốc: (Pháp Hãn)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Phục linh

Ngọt, nhạt, bình. Lợi thủy, thẩm thấp, bổ Tỳ định Tâm.

Quân

Trư linh

Lợi niệu, thẩm thấp.

Quân

Quế chi

Cay ngọt, đại nhiệt hơi độc. Ôn hóa Bàng quang, Sơ tán ngoại tà.

Thần

Trạch tả

Ngọt nhạt, mát. Thanh tả thấp nhiệt ở Bàng quang.

Tá – Sứ

Bạch truật

Ngọt đắng, hơi ôn. Kiện vị, hòa trung, táo thấp.

Tá – Sứ

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Quan nguyên

Mộ huyệt của Tiểu trường. Hội của Tam âm kinh và Nhâm mạch

Phá kết khí từ

hung cách đến vùng bụng dưới.

Trung cực

Mộ huyệt của Thái dương Bàng quang. Hội của Tam âm kinh và Nhâm mạch

Nội quan

Hội của Quyết âm và Âm duy mạch. Đặc hiệu trị bệnh vùng hung cách.

Thái dương súc huyết:

Thái dương bệnh 6 – 7 ngày biểu chứng vẫn còn, mạch vi mà trầm, người phát cuồng bởi có nhiệt ở hạ tiêu, bụng dưới phải rắn đầy, tiểu tiện tư lợi, ỉa ra huyết đen. (Bệnh ở Bàng quang huyết phận).

Điều trị: trục ứ huyết. (Đế dương thang).

(Triệu chứng quan trọng để phân biệt súc thủy và súc huyết: Tiểu thông và không thông, tình chí bình thường hay không).

Bài Đế dương thang có tác dụng trục ứ huyết.

Chủ trị: Thái dương súc huyết, bụng dưới rắn đầy, phát cuồng. Kinh nguyệt không thông lợi (thuộc chứng thực).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Tiêu)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Thủy điệt

Khỗ, bình có độc. Phá huyết, hoạt ứ. Dùng cho kinh bế, ngoại thương huyết ứ.

Quân

Manh trùng

Khỗ, hơi đàn, có độc. Phá huyết hoạt ứ. Dùng cho kinh bế, ngoại thương huyết ứ.

Quân

Đào nhân

Đắng, ngọt, bình. Phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường.

Thần

Đại hoàng

Đắng, hàn. Hạ vị trường tích trệ. Tả huyết phận thực nhiệt, hạ ứ huyết, phá trưng hà.

Thần

Trường hợp này có thể sử dụng công thức huyệt châm cứu như trường hợp của hội chứng Thái dương súc thủy.

Dương minh chứng

Nhắc lại sinh lý học:

Hệ thống Dương minh bao gồm Túc dương minh Vị và Thủ dương minh Đại trường. Quan hệ biểu lý với Túc thái âm Tỳ và Thủ Thái âm Phế. Hệ thống Dương minh chịu ảnh hưởng bởi khí Táo (từ trời) và hành Kim (từ đất).

Vị chủ thu nạp, nghiền nát thủy cốc, ghét táo thích nhuận, lấy giáng làm thuận.

Tỳ chủ vận hóa, vận chuyển chất tinh vi, thích táo ghét thấp, có khuynh hướng đi lên.

Đại trường thải cặn bã, nhưng phải dựa vào sự túc giáng của Phế khí và sự phân bố tân dịch của Tỳ.

Quá trình thu nạp thủy cốc, nghiền nát, hấp thu, bài tiết phải dựa vào Dương minh và Thái âm, và chỉ khi quá trình này bình thường thì tinh thủy cốc mới cung dưỡng cho toàn thân mà hóa sinh khí huyết.

Bệnh lý:

Bệnh cảnh Dương minh thường do Thái dương tà không giải, nhiệt tà phát triển vào sâu hơn (thương lý).

Bệnh lý của Dương minh bao gồm 2 thể:

Kinh chứng là chỉ nhiệt tà bao phủ toàn thân.

Phủ chứng là chỉ Vị trường táo nhiệt, cầu táo.

Dương minh kinh chứng

Sốt, đổ mồ hôi, khát thích uống nước, tâm phiền, rêu vàng khô, mạch hồng đại.

Điều trị: Thanh nhiệt sinh tân. (Bạch hổ thang).

Bài thuốc Bạch hổ thang có tác dụng chữa trị bệnh ngoại tà nhập vào lý, thích hợp với trường hợp kinh Dương minh bị nhiệt thậm.

Phân tích bài thuốc: (Pháp Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Sinh thạch cao

Vị ngọt, cay, tính hàn. Vào 3 kinh Phế, Vị, Tam tiêu. Thanh nhiệt, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát.

Quân

Tri mẫu

Vị đắng, lạnh. Tư Thận, tả hỏa.

Thần

Cam thảo

Ngọt ôn. Hòa trung bổ thổ.

Điều hòa các vị thuốc.

Tá – Sứ

Cánh mễ

Ích Vị. Sinh tân

Tá – Sứ

Kha Vận Bá giải thích: “Thạch cao vị tân hàn; tân có thể giải nhiệt ở cơ nhục, hàn có thể thắng hỏa ở Vị phủ. Tính của hàn là trầm, giáng; vị tân có thể chạy ra ngoài; nó đóng vai Quân với vai trò nội ngoại của nó. Tri mẫu khổ nhuận; khổ dùng để tả hỏa; nhuận đóng vai tư nhuận táo khí; dùng nó đóng vai Thần. Dùng Cam thảo, Cánh mễ điều hòa trung cung, vả lại nó có thể tả hỏa từ trong Thổ. Thổ đóng vai ruộng nương cày cấy, cả hai hòa hoãn được cái hàn trong hàn dược, hóa được cái khổ trong khổ dược…”.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt

Hạ sốt

Đại chùy

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh. Chủ biểu. Mình nóng, mồ hôi tự ra. (Tả sau Bổ)

Sợ lạnh, không có mồ hôi.

(Bổ sau Tả)

Kinh nghiệm hiện nay, phối hợp Đại chùy và Khúc trì chữa sốt cao.

Thập tuyên

Kỳ huyệt. Kinh nghiệm chữa sốt cao bằng cách thích nặn ra ít máu.

Hạ sốt

Dương minh phủ chứng

Sốt, tăng vào chiều tối, xuất hãn liên miên, táo bón, bụng đầy đau, sợ ấn, phiền táo, lảm nhảm, mạch trầm hữu lực.

Điều trị: Đại thừa khí thang.

Bài Đại thừa khí thang được dùng chữa chứng đại tiện táo kết, chữa các chứng kết nhiệt ở trong mà thành mãn, bỉ, táo, thực.

Phân tích bài thuốc: (Pháp Hạ)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Đại hoàng

Đắng, hàn. Vào Tỳ vị, Đại trường, can, Tâm bào. Hạ tích trệ trường vị, Tả huyết phận thực nhiệt.

Quân

Mang tiêu

Mặn, lạnh. Vào đại trường, tam tiêu. Thông đại tiện, nhuyễn kiên, tán kết.

Thần

Chỉ thực

Đắng, hàn. Vào Tỳ vị. Phá kết, tiêu tích trệ, hóa đờm trừ bĩ.

Hậu phác

Cay, đắng ấm vào Tỳ, Vị, Đại trường. Hành khí, hóa đờm trừ nôn mửa.

Y Tông Kim Giám chép: “Các chứng kết nhiệt ở trong mà thành mãn, bĩ, táo, thực đều dùng Đại thừa khí thang để hạ. Mãn là bụng sườn trướng, đầy, cho nên dùng Hậu phác để thông khí tiết chứng đầy. Bĩ là tức cứng vùng thượng vị, cho nên dùng chỉ thực để phá kết khí. Táo là phân táo trong ruột khô quánh, cho nên dùng Mang tiêu để nhuận táo là mềm chất rắn. Thực là bụng đau, đại tiện bí không thông cho nên dùng Đại hoàng để công tích tả nhiệt. Nhưng phải xét trong 4 chứng đó, chứng nào nặng hơn để dụng được cái nào nhiều hơn cái nào ít cho vừa phải mới có thể khỏi được”.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Thiên xu

Mộ huyệt của Đại trường.

Hạ tích trệ trường vị

Chi câu

Kinh hỏa huyệt của Tam tiêu. Có tác dụng tán ứ kết, thông trường vị.

Trị táo bón

Khúc trì

Hợp cốc

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị cảm sốt.

Thanh nhiệt, Hạ sốt

Thể dương chứng

Nhắc lại sinh lý học:

Hệ thống Thiếu dương bao gồm Túc Thiếu dương Đởm và Thủ thiếu dương Tam tiêu. Quan hệ biểu lý với Túc Quyết âm Can và Thủ Quyết âm Tâm bào.

Đởm dựa vào Can, tính chủ sơ tiết, thích điều đạt, cho nên Đởm phủ điều hòa thì Tỳ Vị không bệnh. Tam tiêu là đường vận hành thủy hỏa. Công năng sơ tiết của Đởm bình thường thì Tam tiêu thông sướng, thủy hỏa thăng giáng bình thường. Thiếu dương ở giữa Thái dương và Dương minh gọi là bán biểu bán lý.

Bệnh lý:

Khi bệnh vào đến Thiếu dương, chính tà đánh nhau, tướng hỏa bị uất dẫn đến Đởm nhiệt uất chứng. (Miệng đắng, họng khô, mắt hoa).

Nguyên nhân gây bệnh Thiếu dương:

Bản kinh bệnh: thường do thể chất yếu, ngoại tà xâm phạm đến.

oKinh khác truyền biến: thường do điều trị sai, tà khí từ Thái dương chuyển đến hoặc bệnh từ Dương minh chuyển ra.

Triệu chứng: miệng đắng, họng khô, mắt hoa, hàn nhiệt vãng lai, không muốn ăn, tâm phiền, hay ói.

Điều trị: hòa giải Thiếu dương (Tiểu sài hồ thang).

Bài Tiểu sài hồ tháng được dùng chữa chứng Thiếu dương thoạt nóng, thoạt rét, ngực sườn đầy tức, lìm lịm không muốn ăn uống, lòng phiền hay nôn.

Phân tích bài thuốc: (Pháp Hòa)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Sài hồ

Hạ sốt. Giải biểu hàn ở kinh Thiếu dương.

Quân

Hoàng cầm

Đắng, hàn. Tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt

Quân

Sinh khương

Cay ôn. Ôn dương tán hàn, Hồi dương thông mạch.

Thần

Nhân sâm

Ngọt, hơi đắng, ôn. Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân.

Thần

Đại táo

Ngọt ôn. Bổ tỳ, ích khí. Dưỡng Vị sinh tân dịch. Điều hòa các vị thuốc.

Tá – Sứ

Chích thảo

Ngọt ôn. Điều hòa các vị thuốc.

Sứ

Bán hạ

Cay, ôn. Táo thấp, hóa đờm, giáng nghịch, chống nôn.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Hậu khê

Du Mộc huyệt/Tiểu trường. Một trong bát mạch giao hội huyệt, thông với mạch Đốc.

Kinh nghiệm phối hợp với Đại chùy, Giản sử trị nóng rét qua lại.

Đại chùy

Hội của mạch Đốc và 6 dương kinh.

Giản sử

Kinh Kim huyệt/Tâm bào

Thái âm chứng

Nhắc lại sinh lý học

Hệ thống Thái âm bao gồm Thủ Thái âm phế và Túc Thái âm Tỳ. Quan hệ biểu lý với Thủ Dương minh Đại trường và Túc dương minh Vị.

Vị chủ thu nạp, nghiền nát thủy cốc. Truyền đạt đi toàn thân nhờ Vị khí và Phế khí.

Tỳ chủ thấp, tính thăng, chủ vận hóa. Vị chủ táo, tính giáng, chủ hành tân dịch. Tỳ Vị kết hợp duy trì sự hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

Bệnh lý

Thái âm bệnh là giai đoạn đầu của âm bệnh.

Nguyên nhân:

Hàn thấp trực trúng.

Tam dương bệnh chuyển tới.

Điều trị sai.

Tỳ dương hư tổn, ngoại tà nội ẩn.

Đặc điểm của Thái âm bệnh là Tỳ hư, hàn thấp nội sinh. Thái âm có quan hệ biểu lý với Dương minh, nên trong quá trình bệnh lý có ảnh hưởng qua lại, có phân hư thực. Vì thế có câu: “Thực tắc Dương minh, hư tắc Thái âm”.

Triệu chứng: bụng đầy đau, ói mửa, tiêu chảy, thích ấm, thích ấn, không khát, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch trì hoãn.

Điều trị: Ôn trung tán hàn (Lý trung thang).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Ôn)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Nhân sâm

Ngọt, hơi đắng, ôn. Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân.

Quân

Bạch truật

Ngọt đắng, hơi ôn. Kiện vị, hòa trung, táo thấp, hóa đờm, lợi tiểu

Thần

Cam thảo

Ngọt ôn. Hòa trung bổ thổ.

Điều hòa các vị thuốc.

Tá – Sứ

Can khương

Cay ôn. Ôn dương tán hàn.

Sứ

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Thái bạch

Nguyên huyệt / Tỳ

Kiện tỳ

Trừ thấp

Phong long

Lạc huyệt / Vị

Tỳ du

Vị du

Du huyệt / Tỳ và Vị

Ôn trung

Kiện tỳ

Trung quản

Mộ huyệt / Vị

Túc tam lý

Hợp Thổ huyệt / Vị

Thiếu âm chứng

Nhắc lại sinh lý học

Hệ thống Thiếu âm bao gồm Thủ Thiếu âm Tâm và Túc Thiếu âm Thận. Quan hệ biểu lý với Thủ Thái dương Tiểu trường và Túc Thái dương Bàng quang.

Tâm thận là gốc âm dương của cơ thể. Tâm thuộc Hỏa, chủ huyết mạch, chủ thần, thống lĩnh hoạt động sinh lý toàn thân. Thận thủy chủ tàng tinh, tàng thủy, chứa nguyên âm, nguyên dương là gốc tiên thiên. Tâm hỏa làm ấm Thận thủy và Thận thủy làm mát tâm hỏa. Tâm Thận tương giao, thủy hỏa ký tế duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể.

Bệnh lý

Bệnh ở giai đoạn nặng, biểu hiện Tâm Thận bất túc.

Nguyên nhân:

Ngoại tà trực trúng (ở người già yếu hoặc thận khí suy).

Truyền biến từ ngoài vào trong (Kinh khác truyền đến).

Bệnh cảnh lâm sàng bao gồm 2 thể:

Thiếu âm hóa hàn chứng.

Thiếu âm hóa nhiệt chứng.

Thiếu âm hóa hàn chứng

Dương hư hàn chứng:

Triệu chứng:

Không sốt, sợ lạnh, muốn ngủ, muốn ói nhưng không ói được.

Tâm phiền khát, tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch vi.

Điều trị: cấp ôn Thiếu âm (Tứ nghịch thang).

Bài thuốc Tứ nghịch thang có tác dụng Hồi dương cứu nghịch.

Chủ trị: Tiêu chảy mất nước gây trụy mạch, ra mồ hôi hoặc mất máu nhiều gây choáng, mạch trầm vi, tay chân quyết nghịch.

Chú ý: trong “Danh từ YHCT” có nêu Tứ nghịch tán có công thức (Sài hồ, Chích thảo, Chỉ thực, Bạch thược) và tác dụng điều trị cũng hoàn toàn khác (Thấu giải uất nhiệt, điều hòa Can tỳ) với Tứ nghịch thang.

Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ – Ôn)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Cam thảo

Ngọt ôn. Hòa trung bổ thổ. Điều hòa các vị thuốc.

Quân

Can khương

Cay ôn. Ôn dương tán hàn.

Thần

Phụ tử

Cay ngọt, Đại nhiệt, có độc. Bổ hỏa trợ dương, Hồi dương cứu nghịch, trục phong hàn thấp tà.

Phương giải: “Tứ nghịch thang theo Tiền Hoàng là mệnh danh theo tác dụng. Nó dùng chữa chứng tứ chi quyết nghịch, đó là do chân dương hư suy, âm tà hoành hành khắp, dương khí không đủ sung dưỡng cho chân tay… Dùng Cam thảo vi quân vì Cam thảo ngọt, tính hòa hoãn có thể làm hoãn cái thế hoành hành lên của âm khí. Can khương ôn trung, có thể cứu vị dương, ôn Tỳ thổ… Phụ tử cay nóng dữ chạy thẳng đến hạ tiêu, nó bổ mạnh vào chân dương mệnh môn, cho nên có thể chữa hàn tà nghịch lên ở hạ tiêu…”.

Âm thịnh cách dương chứng:

Triệu chứng: tay chân lạnh, không sợ lạnh, mặt đỏ, người lìm lịm, tiểu trong, mạch vi huyệt (Triệu chứng của Thiếu âm chân hàn giả nhiệt).

Điều trị: Hồi dương cứu nghịch (Thông mạch tứ nghịch tán).

Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ – Ôn)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Cam thảo

Ngọt ôn. Hòa trung bổ thổ.

Điều hòa các vị thuốc.

Quân

Thông bạch

Vị cay, bình, không độc. Phát biểu, hòa trung, thông dương, hoạt huyết.

Thần

Can khương

Cay ôn. Ôn dương tán hàn.

Thần

Phụ tử

Cay ngọt, Đại nhiệt, có độc. Bổ hỏa trợ dương, Hồi dương cứu nghịch, trục phong hàn thấp tà.

Công thức huyệt sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Trung quản

Mộ huyệt / Vị

Ôn trung

Hòa vị

Thần khuyết

Kinh nghiệm phối Bá Hội, Quan nguyên trị hư thoát.

Trị thoát chứng, chân dương hư

Khí hải

Bể của khí

Quan nguyên

Cửa của nguyên khí, nguyên dương. Bồi Thận cố bản, Bổ khí hồi dương.

Chữa chứng thận dương suy. Cấp cứu chứng thoát của Trúng phong

Dũng tuyền

Tĩnh mộc huyệt / Thận → Bổ mẫu → Bổ thận hỏa.

Ôn – Bổ → Khai khiếu định thần, giải quyết nghịch

Mệnh môn

Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa.

Bồi nguyên – Bổ thận

Thiếu âm hóa nhiệt chứng:

Âm hư nhiệt chứng:

Triệu chứng: miệng táo, họng khô. Tâm phiền khó ngủ, bứt rứt, tiểu vàng, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Điều trị: Tư âm tả hỏa (Hoàng liên a giao thang).

Bài thuốc Hoàng liên a giao thang có tác dụng dưỡng Tâm, thanh nhiệt tà, tư âm, giáng hỏa.

Phân tích bài thuốc (Pháp Bổ – Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Hoàng liên

Vị đắng, lạnh. Tả Tâm nhiệt.

Giải khí bản nhiệt của Thiếu âm.

Quân

A giao

Vị ngọt, tính bình. Tư âm, bổ huyết.

Thần

Hoàng cầm

Đắng, hàn. Thanh nhiệt táo thấp, cầm máu.

Thược dược

Vị đắng, chua lạnh.

Bổ huyết, liễm âm, giảm đau.

Kê tử hoàng

Tư âm huyết, tức phong.

Âm hư thủy đình:

Triệu chứng: Ho mà ói khan, tâm phiền khó ngủ, tiểu bất lợi, lưỡi đỏ rêu trắng, mạch huyền tế sác.

Điều trị: Tư âm lợi thủy thanh nhiệt (Đạo xích tán).

Bài thuốc được đề cập dưới đây còn có tên gọi là Đạo nhiệt tán. Bài thuốc này, có tài liệu thay vị Trúc diệp bằng Đăng tâm thảo.

Bài thuốc có xuất xứ từ Tiền Ất.

Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ – Thanh)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Sinh địa

Hàn, ngọt, đắng. Nuôi Thận, dưỡng âm, dưỡng huyết.

Quân

Trúc diệp

Ngọt, nhạt, hàn. Thanh Tâm hỏa, lợi niệu, trừ phiền nhiệt.

Thần

Mộc thông

Đắng, hàn. Giáng tâm hỏa, thanh Phế nhiệt, lợi tiểu tiện, thông huyết mạch.

Cam thảo

Ngọt ôn. Bổ Tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Điều hòa các vị thuốc.

Sứ

Công thức huyệt có thể sử dụng:

Tên huyệt

Cơ sở lý luận

Tác dụng điều trị

Tam âm giao

Giao hội huyệt của 3 kinh âm / chân

Tư âm

Đại chùy

Hợp cốc

Hội của mạch đốc và 6 dương kinh. Chủ biểu. Mình nóng, mồ hôi tự ra (Tả). Sợ lạnh, không có mồ hôi (Bổ).

Thanh nhiệt

Khúc trì

Thập tuyên

Phối hợp Khúc trì, Đại chùy, Thập tuyên, Hợp cốc là kinh nghiệm để trị sốt cao.

Thanh nhiệt

Phục lưu

Kinh Kim huyệt / Thận.

Điều hòa và sơ thông huyền phủ (lỗ chân lông).

Tư âm bổ Thận. Trị chứng đạo hãn.

Trung cực

Mộ / Bàng quang.

Huyệt tại chỗ trị chứng tiểu gắt.

Lợi Bàng quang

Quyết âm bệnh chứng

Nhắc lại sinh lý học

Hệ thống Quyết âm bao gồm Túc Quyết âm can và Thủ Quyết âm Tâm bào. Quan hệ biểu lý với Thủ Thiếu dương Tam tiêu và Túc Thiếu dương Đởm.

Can có chức năng tàng huyết, chủ sơ tiết, thích điều đạt, hợp tại cân, khai khiếu ở mắt.

Tâm bào có vị trí ở ngoài tâm, thừa lệnh Tâm, trong chứa tướng hỏa, quan hệ biểu lý với Tam tiêu.

Nguyên nhân gây bệnh:

Ngoại tà trực trúng.

Ngoại tà truyền kinh từ ngoài vào (như Thái âm, Thiếu âm…).

Bệnh lý

Quyết âm bệnh là giai đoạn cuối cùng của Lục kinh truyền biến, do đó bệnh cảnh thường phong phú và nặng. Chứng trạng chủ yếu của giai đoạn này gồm:

Thượng nhiệt hạ hàn.

Quyết nhiệt thắng phục: chân tay móp lạnh xen lẫn phát sốt.

Quyết nghịch: tay chân móp lạnh.

Tiêu chảy, nôn mửa.

Bệnh ở giai đoạn này (giai đoạn cuối của Thương hàn bệnh) thường phức tạp . Pháp trị (nguyên tắc trị liệu) dựa vào các điểm:

Nhiệt thì dùng Thanh, Bổ pháp.

Hàn thì dùng Ôn, Bổ pháp.

Cần chú ý những điều cấm kỵ:

Chân tay móp lạnh không được công hạ.

Tiêu chảy nặng không thể công phần biểu.

Một cách tổng quát thì tùy theo từng trường hợp cụ thể mà giải quyết, nhưng luôn chứ ý hồi dương, đồng thời chú ý bảo tồn âm dịch.

Quyết âm hàn quyết:

Triệu chứng: Chân tay quyết lạnh, không sốt, sợ lạnh, lưỡi nhạt, mạch vi hoặc tế sắp tuyệt.

Điều trị:

Hồi dương cứu nghịch (Tứ nghịch thang). Xim tham khảo thêm ở phần Thiếu âm hóa hàn.

Ôn thông huyết mạch. (Đương quy tứ nghịch thang)

Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ – Ôn)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Cam thảo

Ngọt ôn. Hòa trung bổ thổ.

Điều hòa các vị thuốc.

Quân

Can khương

Cay ôn. Ôn dương tán hàn.

Thần

Đương quy

Cay, ngọt, ôn. Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh.

Thần

Phụ tử

Cay ngọt, Đại nhiệt, có độc. Bổ hỏa trợ dương, Hồi dương cứu nghịch, trục phong hàn thấp tà.

Quyết âm nhiệt quyết:

Triệu chứng: Chân tay quyết lạnh, sốt, khát, tiểu vàng đỏ, rêu vàng, mạch hoạt.

Cần chú ý chân tay quyết lạnh (là dương khí không tương thuận gây ra), kèm phiền, miệng khát, tiểu vàng, rêu vàng, mạch hoạt là nhiệt ẩn ở trong. Điều trị phải thanh nhiệt hòa âm (Bạch hổ thang).

Nếu chân tay quyết lạnh mà nhiệt không rõ, tự thấy sốt từng cơn, là dương uất ở trong. Điều trị phải Liễm âm tiết nhiệt (Tứ nghịch thang).

Công thức huyệt sử dụng tương tự như trong Hội chứng Thiếu âm.

Quyết âm hồi quyết:

Triệu chứng: chân tay quyết lạnh, tiêu khát, đói không muốn ăn, ăn vào ói ra lãi, tiêu chảy không cầm.

Điều trị: Điều lý hàn nhiệt, hòa vị trục trùng (Ô mai hoàn).

Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Ô mai

Vị chua. Tác dụng trị giun.

Quân

Tế tân

Vị cay, tính ôn, không độc. Vào Tâm, Phế, Can, Thận. Tác dụng tán phong hàn, hành thủy khí, thông khiếu.

Thần

Xuyên tiêu

Thần

Hoàng liên

Vị đắng, lạnh. Tả tâm nhiệt. Giải khí bản nhiệt của Thiếu âm.

Thần

Hoàng bá

Vị đắng, lạnh. Tả hỏa, thanh thấp nhiệt.

Thần

Quế chi

Cay, ngọt, đại nhiệt, hơi độc. Bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn.

Thần

Can khương

Cay ôn. Ôn dương tán hàn.

Thần

Đương quy

Cay, ngọt, ôn. Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh.

Tá – Sứ

Phụ tử

Cay ngọt, Đại nhiệt, có độc. Bổ hỏa trợ dương, Hồi dương cứu nghịch, trục phong hàn thấp tà.

Thần

Đảng sâm

Ngọt, bình.

Bổ trung, ích khí, sinh tân chỉ khát.

Tá – Sứ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận