I. HÌNH THÁI LÂM SÀNG
thoát vị bẹn biểu hiện bằng một khối tròn ở bẹn, có khuynh hướng di chuyển về phía bìu khi trẻ khóc, rặn đi cầu.
Dấu hiệu lâm sàng là một u trồi lên, xuyên qua lỗ bẹn nông, bên ngoài củ mu và lớn lên khi áp suất trong ổ bụng tăng. Khi bé ở trạng thái bình thường, khối thoát vị có thể tự chui ngược vào bụng hoặc có thể được đẩy ngược lên trên ra sau.
Phân biệt với tinh hoàn co rút nằm ngoài lỗ bẹn nông: nhẹ nhàng kéo tinh hoàn xuống bìu và quan sát kỹ lại bẹn. Tinh hoàn ẩn có thể cùng tồn tại với thoát vị bẹn nên phải được khám kỹ, vì trong phẩu thuật phải cố định tinh hoàn ở bìu sau khi cột ống phúc tinh mạc.
II. XỬ TRÍ:
thoát vị bẹn được giải quyết sớm, nghĩa là bất cứ độ tuổi nào trừ trẻ sinh non hoặc trẻ có bệnh lý khác nặng hơn đi kèm. Thái độ này nhằm phòng ngừa biến chứng nghẹt, đặc biệt rất thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi.
1. Nguyên tắc xử trí phẩu thuật
- Nam: thoát vị bẹn ở trẻ em là loại gián tiếp, do tồn tại ống phúc tinh mạc, do đó chỉ cần tách ống phúc tinh mạc ra khỏi ống dẫn tinh và mạch máu, sau đó cột cắt ống phúc tinh mạ
- Nữ: 20 – 24% các trường hợp thoát vị bẹn ở nữ là thoát vị trượt: vòi trứng và buồng trứng dính vào thành túi. Vì thế luôn luôn mở túi chứa và quan sát bên trong trước khi cắt túi chứa. Nếu có thoát vị trượt, không nên tách vòi trứng hoặc buồng trứng ra khỏi túi mà cắt 1 phần phúc tinh mạc có dính cơ quan này và đẩy chúng vào ổ bụng, xong khâu vùi túi chứa./.