Hít dị vật như các dịch có pH > 2,5 vào khí phế quản do các rối loạn làm cho sự nuốt bình thường suy giảm, đặc biệt các rối loạn ý thức và các rối loạn của thực quản.
Hít phải các vật trơ
Hít cac vật trơ cố thể gây ngạt thở nếu hít các vật đó nhiều mà không ho ra được. Trong những trường hợp này cằn hút khí phế quản ngay tức khắc. Hầu hết các bệnh nhân có các di chứng không nghiêm trộng lắm sau khi hít.
Hít phải chất độc hại
Hít chất độc hại vào phổi thường gây viêm phổi. Viêm phổi hydrocarbon gây ra bởi nuốt các phẩm vật chưng cất từ dầu hỏa như xăng, dầu hỏa, chất đánh bóng vật dụng trong nhà và các sản phẩm của dầu hỏa gia dụng khác. Tổn thương phổi chủ yếu do các chất nôn ra rồi hít phải. Trị liệu là trợ giúp. Phổi phải được bảo vệ để khỏi hít phải các chất, nếu cần phải đặt ống nội khí quản có bao ở đầu cho kín. Viêm phổi lipid là một hội chứng mạn tính do hít phải nhiều lần các chất dầu như dầu khoáng, dầu gan cá tuyết, các dầu nhỏ mũi. Bệnh thường xảy ra ở người già vì cử động nuốt bị khiếm khuyết. Các thâm nhiễm thành từng đám ở các vùng phổi bị ảnh hưởng và các đại thực bào chứa đầy mỡ thấy trong đờm khạc ra là các đặc điệm của bệnh có thể phát hiện được
“Cafe cororiary” (vành hình cafe)
Người bị nhiễm độc thường bị tắc đường hô hấp trên do thức ăh. Cảc yếu tố bẩm sinh gồm có khó khăn trong việc nuốt, tuổi già, răng tồi khiến không nhai được, dùng các thuốc an thần. Phải dùng phương thức Héimlich để cứu sống.
Ứ đọng dị vật hít phải
Đọng dị vật hít phải trong khí phế quản có thể xảy ra trong các trường hợp như viêm phổi tái phát, giãn phế quản, áp xe phổi, xẹp phổi, giãn phồng phổi sau tắc nghẽn. Trẻ em nguy cơ hít phải dị vật lớn hơn ở người lớn. Đôi khi chẩn đoán nhầm là hen, COPD hay ung thư phổi ở người lớn hít phải dị vật. Chụp X quang phổi cho thấy nơi có dị vật. Trong một số trường hợp, chụp phim thì thở ra thấy vùng phổi căng phồng. Soi phế quản thường là cần thiết để chẩn đoán và lấy đi dị vật.
Hít phải mạn tính các chất trong dạ dày
Hít phải mạn tính các chất trong dạ dày có thể do các rối loạn tiên phát của thực quản, ví dụ không giãn được cơ trơn, hẹp thực quản, cứng bì, carcinoma thực quản, viêm thực quản và trào ngược dạ dày thực quản. Trong trào ngược dạ dày thực quản, do co thắt ở phần dưới thực quản có trương lực giảm nên các chất trong dạ dày có thể trào ngược, do đó phổi hít phải mạn tính các chất này, đặc biệt về đêm. Hút thuốc, uống rượu, dùng theophyllin làm chùng giãn cơ thắt phần dưới thực quản. Các rối loạn phổi gắn với trào ngược dạ dày thực quản và hít phải mạn tính gồm có hen phế quản, xơ phổi tự phát và giãn phế quản. Ngay cả khi không hít phải, acid trong thực quản có thể gây ra có thắt phế quản qua cơ chế phản xạ.
Khó chẩn đoán bệnh hít phải mạn tính. Thường chụp thực quản có cản quang baryt để loại trừ bệnh của thực quản. Xử trí gồm có nâng cao đầu giường, bỏ thuốc lá, giảm cân và dùng các thuốc chống acid hoặc các thuốc đối kháng với cảm thụ quan H2 (ví dụ cimetidin 300 – 400mg về ban đêm), cisaplid (10mg ngày 4 lần) hoặc bethanechol (10 – 25mg vào lúc ngủ) có thể hữu ích cho các bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản vì các thuốc đó làm tăng áp lực trong cơ thắt phần dưới thực quản.
Hít phải các chất chứa trong dạ dày cấp tính (hội chứng Mendelson)
Hít phải cấp các chất chứa trong dạ dày thường là một thảm họa. Phổi đáp ứng tùy vào đặc tính và tổng lượng các chất chứa trong dạ dàỳ hít phải. Chất hít phải càng có độ acid nhiều, độ viêm phổi do hóa chất sẽ càng lớn. Hít phải acid dạ dày nguyên chất (pH < 2,5) gây long tróc rộng biểu mô phế quản, chảy máu và phù phổi. Hít phải dịch dạ dày cấp là một trong các nguyên nhân thông thường nhất của hội chứng trụy hô hấp ở người lớn. Bệnh cảnh lâm sàng là bệnh cảnh của trụy hô hấp khởi phát cấp tính với ho, thở khò khè, sốt và thở nhanh. Đáy phổi nghe có nhiều ran nổ. Thiếu oxy có thể nhận thấy tức khắc ngay sau khi hít phải. Các hình X quang bất thường có các thâm nhiễm phế nang từng đám trong các vùng phổi hít phải, xuất hiện ít giờ sau. Nếu hít phải các mảnh thức ăn cùng với acid dạ dày thì trên phim có hình ảnh tắc nghẽn phế quản. Tuy không bội nhiễm nhưng vẫn có sốt, tăng bạch cầu.
Điều trị gồm cho oxy bổ sung, duy trì đường hô hấp thông suốt và điều trị suy hô hấp. Việc dùng corticosteroid thường qui hoặc phòng ngừa bằng kháng sinh không đủ bằng chứng là cần thiết. Nhiễm khuẩn phổi thứ phát, xảy ra ở khoảng 1/4 số bệnh nhân, điển hình là 2 – 3 ngày sau khi hít phải. Xử lý biến chứng này tùy theo các chủng tìm thấy trong khí phế quản. Hạ huyết áp thứ phát do tổn thương màng phế nang mao mạch và giảm thể tích trong lòng mạch thường thấy và xử lý bằng truyền dịch tĩnh mạch.