Cây Xấu hổ | Vị thuốc đông y

XẤU HỔ, TRINH NỮ HOÀNG CUNG

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Mimosa pudica L. Họ: Trinh nữ (Mimosaceae).

Tên khác: Trinh nữ, Cỏ thẹn, Hàm tu thảo, Cây mắc cỡ, Nhả nả nhèn.

Cách trồng: Thu hái từ thiên nhiên vì cây này mọc hoang khắp nơi.

Bộ phận dùngvà cách bào chế: Rễ, cành lá.

Thu hái về, rửa sạch, loại bỏ những rễ nhỏ, chặt thành từng đoạn dài 3-5 cm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Công dụng và liều dùng: Thanh nhiệt, hạ sốt, tiêu viêm, trừ đờm, lợi tiểu. Dùng để chữa các chứng: Đau nhức xương khớp, sốt, viêm gan, viêm dạ dày, viêm phế quản, an thần, chống mất ngủ.

Liều dùng: Thân, lá 6-12g/ ngày. Rễ 12-30g/ ngày.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Chữa mất ngủ, an thần:

Lá 6-12g hoặc cả cây xấu hổ 15g sắc uống trước khi đi ngủ. Có thể cho thêm Chua me đất 30g, Cây nụ áo tím 15g.

Bài 2: Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng:

Rễ xấu hổ thái thành lát mỏng, phơi khô, sao qua, rồi tẩm rượu sao vàng 20-30g. Sắc uống hoặc cho thêm các vị: Cúc tần 20g, Rễ bưởi bung 20g, Rễ đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Có thể dùng thang sau đây chữa thấp khớp, đau thần kinh tọa(Thừa kế LY Lê Hân-Hòa Hiệp trung, Đông Hòa):

Rễ xấu hổ 20g, Rễ cỏ xước 20g, Dây nho rừng 16g, Rễ đinh lăng 20g, Cổ tay 16g, Lá lốt 20g, Tơ hồng 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Chữa đau lưng, nhức mỏi gối, chóng mặt, ù tai, di mộng tinh, liệt dương, khí hư, bạch đới:

Cây xấu hổ 16g, Tang thầm 20g, Hà thủ ô 20g, Đậu đen 16g, Tang ký sinh 20g, Núc nác 16g, Mẫu lệ 16g, Cỏ mực 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận