[Châm cứu] Châm cứu chữa chứng đau dạ dày (vị quản thống)

Vị quản thống còn gọi là vị khẩu thông, tâm thông. Như Chu Đan Khê nói: “Tâm thống tức là vị quản thống”. Sách Y học tâm ngộ nói : “Cổ nhân có chín loại tâm thông, nguyên nhân bệnh tất cả đều ở tại vị quản, chứ thực ra không ở tại tâm”.

Trên thực tế lâm sàng, thường thấy có sáu nhân tố: hàn, nhiệt, khí, huyết, thực, đàm. Bệnh biến phần lớn là tại can, tỳ, vị, đa số do sở thích ăn nhiều thức ăn cay (tân), chua (toan), hoặc uống rượu vô độ, làm cho can vị bị nhiệt uât, nếu nặng sẽ làm tổn đến âm khí của vị thành ra đau; hoặc ưa ăn thức ăn sống lạnh, âm hàn đình tụ, làm thương đến tỳ dương, hoặc dương khí của bệnh nhân vốn hư, hàn khí sinh ra từ bên trong làm cho tỳ mất đi sự vận hành mạnh mẽ (kiện) của mình, vị mất đi lẽ hoà giáng của mình, tất cả làm cho đau đớn; hoặc do ưu, tư, giận dữ, can khí bị uất kết, can mộc bị hoành nghịch, tỳ và vị bị khắc (cơ chế của khí bị ứ trệ), làm cho khí của tỳ vị mất đi sự hướng dẫn của thăng giáng, làm cho đau đớn, hoặc do tỳ vị vốn đã hư không còn sức để làm chủ, làm nhiệt thuỷ cốc và vận hoá chất tinh vi ngày lại ngày, nó tích ẩm thành đàm, đàm thấp làm trở ngại vận hành của trung tiêu, cơ chế của khí không còn xướng nữa mà sinh ra đau đớn. Nói tóm lại, bệnh không ngoài hai chữ hư và thực. Nếu là hư thì phải hiểu là do tự thân cứa tỳ vị bị hư, hoặc bệnh lâu ngày rồi thành ra hư, tà khí can thiệp vào làm cho đau. Nếu là thực thì phải hiểu là tà khi thịnh, nhân vì thân thể hư không khắc nổi tà thực để đến nỗi tà thực và hư đánh nhau gây ra đau đớn. Do đó, khi châm cứu trị liệu chứng bệnh này, chúng ta nên làm sơ thông cơ chế của khí, bổ trung, giáng nghịch làm chủ yếu.

TRỊ LIỆU

Chứng trạng: Lấy chứng đau vùng vị hoãn làm chủ chứng. Tuỳ theo nguyên nhân bệnh mà ta có những đặc điểm chứng trạng như sau : nếu là nghiêng về hàn thì sự đau đớn kéo dài không dứt, tay chân không ấm; nếu là nghiêng về nhiệt thì đại tiện bí, tâm phiền, uất khát; nếu là do khí uất thì vùng hoãn và vùng hông sườn bị trướng thống, ói ra chất chua; nếu là do ứ huyết thì đau như dao cắt, tiêu ra phân đen; nếu là do đàm ẩm thì ruột sôi ồ ồ, tâm sợ sệt thì vùng trên rốn bị trướng, ăn ít. Có cái nhân đó thì có cái quả đó. Ta tuỳ chứng mà trị.

Phép trị : Lý khí chỉ thống, điều trung giáng nghịch.

Xử phương và phép châm cứu : Châm trung quản, lương môn đều 5 phân; châm cự khuyết, kim nghiêng xuống dưới sâu 3 phân, cứu thiên khu 3 tráng không châm, châm túc tam lý 5 phân, châm nội quan, công tôn đều 3 phân. Nếu thuộc hư chứng thì bổ, nếu thuộc thực chứng thì tả, nếu trong hư kèm theo thực thì dùng phép bình bổ, bình tả, lưu kim từ 10 đến 20 phút; nếu hàn thì cứu thêm 3 tráng, nhiệt thì không cứu.

Phép gia giảm : Nếu trước khi ăn mà đau thì châm thêm tả can du 3 phân, bổ tỳ du 3 phân, cứu 3 tráng, nếu là sau khi ăn bị đau châm thêm tả cách du 2 phân, tả thái xung hai phân không cứu, nếu nghiêng về đàm châm thêm tả phong long 5 phân, nếu là uất khí châm tả thêm dương lăng tuyền 1 thôn, tả thái xung 2 phân, nếu là có ứ huyết thì châm thêm tả huyết hải, tam âm giao đều 5 phân, nếu là hư hàn thì dùng nhiều cứu và bổ, nếu là nhiệt thực thì không cứu mà dùng phép tả.

CẤM KỴ

Sau khi dứt đau nên cho ăn thêm cháo nhừ để điều dưỡng, cấm kỵ ăn thức ăn sống lạnh dầu mỡ, tránh giận dữ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận