Tích tụ là một chứng mà trong bụng bị kết thành khối đau hoặc không đau.
Nội kinh viết: Tích thuộc âm khí, tụ thuộc dương khí. Khí tích lại gọi là tích, khí tụ lại gọi là tụ.
Tích là chứng mà cục u cố định không thay đổi chỗ đau cũng có nói rõ ràng.
Tụ là bệnh chứng mà cục u tích tán vô thường, đau không định chỗ. Sách Trương thị y thông viết: “Tích là ngũ tạng sinh ra, bệnh phát có chỗ, sự đau không rời chỗ bệnh, trên dưới phải trái đều có chỗ cùng tận của nó. Tụ là do lục phủ tạo thành, khi nó phát ra thì không có gốc rễ nhất định, thượng hạ không biết nơi đâu, sự đau đớn cũng không định nơi”
Tích là bệnh hữu hình, bệnh ở tại huyết phận, bệnh tình thường là nặng. Tụ là bệnh vô hình, bệnh ở tại khí phận, bệnh tình thường là nhẹ. Nguyên nhân tổng quát gây bệnh là do thất tình bị uất kết, khí trệ, huyết ứ, hoặc do ăn uống làm nội thương, đàm thấp, giao kết, hoặc do hàn nhiệt mất đi sự điều hoà, chính khí, hư khí và tà khí kết lại mà thành/
Cổ nhân có thuyết ngũ tích lục tục. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận nói đến thất (7) trưng, bát (8) hà Chữ trưng có nghĩa là bệnh hữu hình, chứng tích lại một nơi không di dịch. Hà có nghĩa là giả mượn vật khác để tạo nên mình, tụ tán vô thường. Kỳ thực, trưng hay hà cũng chỉ là tích tụ mà thôi. Nhưng tích tụ chỉ bệnh sinh ra ở đàn ông còn trưng hà là chỉ bệnh sinh ra ở đàn bà. Tích tụ thường sinh ra ở trung tiêu, trưng hà thường sinh ra ở hạ tiêu.
TRỊ LIỆU
+ Chứng trạng: Lấy sự kết khối ở bụng và hông sườn làm chủ chứng. Tích thì hữu hình, cố định không di dịch; còn tụ thì vô hình, khi có khi không có, thường kèm theo chứng kém ăn uống, làm việc khó khăn, vùng bụng bị đau,
Do Trương Lộ đời Thanh soạn gồm 16 quyển, tập trung tất cả các phương luận xưa nay theo môn loại…
Do Sào Nguyên Phương đời Tùy soạn gồm 50 quyển. Có thuyết cho rằng ông phụng chiếu sinh ra, nhưng đồng thời Tuỳ Tuỳ thư Kinh – tịch chí lại ghi có sách này ghi là Ngô cảnh Hiền soạn… đây là vấn đề cần nghiên cứu thêm, nó không nằm trong phạm vi sách này.
mệt mỏi, lười vận động… Tuy nhiên, về hình trạng và vị trí của tích và tụ nơi mỗi người bệnh lại không giống nhau: Có khi giống như cái gì treo dưới tâm; có khi nằm giữa bụng; có khí nằm ở trên rốn như cái trứng, hoặc có hình như cánh tay; hoặc hiện dưới rốn như nắm tay, cứng, đè xuống thấy đau; có khi hiện ra hai bên rốn như cái nấm.
+ Phép trị : Nếu tích thì nên làm tiêu đi các khối hữu hình, tụ thì nên điều hoà cái khí vô hình. Bệnh mới bắt đầu, trước hết nên công, tả, sau đó nên thực hiện cả bổ lẫn tả. Chúng ta còn phải xem tình trạng thân thể của bệnh nhân mạnh hay yếu. Nếu là tráng kiện thì trước nên công tả, sau nên bổ chính, nếu là ôm yêu thì nên tiền bổ hậu tả, hoặc trước hết nên tả nhẹ sau lại đại bổ, bổ xong rồi lại tả, tả rồi lại bổ. Nếu như khối u tiêu được phân nửa có thể dừng châm. Sau đó nên tìm cách điều hòa trung khí, dưỡng vị khí, bồi bổ nguyên khí, như vậy khối u sẽ tan dần.
+ Xử phương và phép châm cứu
Châm bổ bách hội 2 phân; châm tả phong phủ 3 phân; tả phong trì 3 phân; tả phê đu 3 phân; châm cao hoang du 3 phân cứu 3 tráng, bổ nội quan huyệt 5 phân, cứu 3 tráng; bổ tam tiêu du 3 phân, cứu 3 tráng; tả đại trường du 4 phân, tả tiểu trường du 4 phân; bổ tỳ du 3 phân, vị dư 3 phân; châm xích trạch, thượng quản 5 phân cả bổ lẫn tả; tả a thị huyệt 1 thôn, sau khi rút kim cứu 5 tráng; châm hợp cốc 5 phân cả bổ lẫn tả; châm trung quản, thượng quản 5 phân, tiền bổ hậu tả, cứu 3 tráng; châm túc tam lý 3 phân cả bổ lần tả; châm bổ quan nguyên, khí hải đều 5 phân, cứu 5 tráng. Sau khi châm dùng cứu.
Các huyệt trên đây nên căn cứ vào bệnh tình mà chia nhóm để châm thay nhau, cách hai ngày thì châm các huyệt ở đầu một lần, mỗi lần từ một đến hai huyệt để phối hợp với các huyệt khác. Nếu đá châm động có thể làm tả (đại tiện) thì cứ cách ngày mới châm đại trường du. Nếu tiểu tiện trong và dài không nên châm tiểu trường du.
Nếu tích trệ đã theo đường đại tiện tả ra ngoài thì đó là bệnh hướng về con đường khỏi bệnh. Nếu khỏe được, nên bổ đơn điền. Sau khi châm trung quản, nên cứu 5 tráng, bệnh sẽ hết dần.
CẤM KỴ
Cấm uất nộ, giận dữ, cấm giao hợp, không nên ăn thức ăn ngọt, dầu mỡ, sông, lạnh, cay… chỉ ãn những món ăn bình đạm để điều dưỡng bệnh.
GHI CHÚ
Nếu bệnh nổi lên ở hai bên rốn nơi huyệt thiên khu, không nên châm mà chỉ được cứu.
Khi nói “Xích trạch kiêm thông quan” hoặc “Trung quản kiêm thông quan” có nghĩa là châm vào hai huyệt nằm cách xích trạch hoặc trung quản 5 phân (mỗi bên một huyệt). Châm huyệt này trị được những chứng thuộc vị quản rất hay.