Nội kinh viết: “Con gái tuổi nhị thất thì thiên quý đến, mạch thái xung thịnh, nguyệt sự theo đúng với thời mà chảy xuống. Mạch xung là biển của huyết, mạch nhâm chủ về bào thai, cả hai cùng khởi lên ở bào trung, ở bụng dưới, tuần hành theo bụng để lên trên và đóng vai trò biển của kinh mạch”. Thiên quỷ là thận khl, tức là khí của nguyên âm đã hoá ra. Con gái đến tuổi 14, nhâm mạch lưu thông, xung mạch vượng thịnh, kinh huyết dần đầy. Trong khoảng 1 tháng mạch xung và mạch nhâm bị đầy, bị đầy tràn, hễ tràn thì chảy xuống dưới, ta gọi đó là nguyệt kinh, cũng gọi là nguyệt tín. Chữ tín có nghĩa là giữ lời đã nói để làm cho đúng. Cứ 3, tuần (mỗi tuần 10 ngày) thì một lần đến ví như sự tròn và khuyết của mặt trăng vậy, không mất đi lẽ thường của nó, như mặt trăng lên xuống phải đúng với thời, đó gọi là chính thường. Nếu cứ 2 tháng một lần đến gọi là tịnh kinh, cứ 3 tháng đến 1 lần gọi là cư kinh, một năm một lần đến gọi là tỵ niên. Bất cứ trường hợp nào, hoặc đến trước đến sau, đến có nhiều hay có ít, hoặc kinh bế bất thông, mỗi lần hành kinh là đau bụng, không đúng với lệ thường, ta gọi tất cả là nguyệt kinh bất điều. Nhân tố gây ra bệnh này rất nhiều, nhưng không ngoài bên trong bị thương bởi thất tình, bên ngoài bị cảm bởi lục dâm, ăn uống không điều độ; kiêng cữ, thức ngủ không đúng thời… Nhất là đối với những cô gái trong lúc còn trẻ, khi kinh nguyệt đến, không biết lẽ cấm kỵ ăn nhiều đồ lạnh, uống nước lạnh, dùng nước lạnh để rửa ráy, hàn tà do đó xâm nhập vào bào trung làm cho mạch xung và mạch nhâm bị tổn thương, hoặc có thể có nhiều cô xuân tình dễ bị kích động, ham muốn và không được thoả mãn làm cho can khí bị uất kết.
Còn đối với các cô gái trung niên, vì thường hay suy nghĩ tạp loạn, thất tình bị quái nghịch hoặc do sau khi sinh đẻ sữa đến quá nhiều, việc trai gái không tiết chế làm thương tinh, tổn huyết, hoặc làm cho tỳ vị bị tổn thương, thế là cái nguồn sinh hoá bị bát túc, tổn khí, hao huyết… tất cả đều đưa đến nguyệt kinh không điều hoà. Nay xin nêu ra 3 trường hợp: nguyệt kinh tiên kỳ, nguyệt kinh hậu kỳ, nguyệt kinh tiên hậu vô định kỳ ra để luận trị như sau :
Nguyệt kinh tiên kỳ
Đại cương
Chu Đan Khê nói : “Kinh thuỷ không kịp kỳ mà đến, đó là do huyết nhiệt vậy”. Phó Thanh Chủ nói: “Người phụ nữ có kinh đến sớm (tiên kỳ) đó là vì kinh (huyêt) quá nhiều, có người cho là do huyết thiên về nhiệt, ai biết được đó là thuỷ hoả trong thận giao nhau quá vượng”. Hoả quá vượng thì huyết bị nhiệt, thuỷ quá vượng thì huyết nhiều. Đó là trường hợp hữu dư chứ không phải là thứ bệnh do bất túc, hoặc kinh thuỷ trước thời kỳ mà đến lại ít, đó là hoả nhiệt mà thuỷ càng bất túc vậy.
Nói tóm lại, kinh thuỷ đến tiên kỳ phần lớn do ở huyết bị nhiệt, lấy lượng huyết nhiều hay ít để định hư hay thực. Trương Cảnh Nhạc nói : “Nếu mạch chứng mà vô hoả, kinh lại đến sớm hơn đó là do khí của tám và tỳ đều hư, không còn khả năng giử vững mà thành”. Đây chính là do lảm việc lao nhọc quá độ, ẩm thực không chừng mực làm thương đến tỳ khí. Tỳ thống huyết, nếu tỳ hư thì không lấy gì để thống nhiếp huyết, do đó mà kính huyết đi xuống sớm hơn. Ngoài ra, có thể còn do những người ưu phiền quá độ hoặc uất nộ quá độ, can hoả thiên thịnh, sơ tiết vô độ, khiến cho can không còn tàng được huyết làm cho kinh kỳ đến sớm.
TRỊ LIỆU
Nguyệt kinh sớm do huyết nhiệt
Chứng trạng : Kinh kỳ đến sớm, bụng trướng, lưng đau buốt, sắc mặt đỏ gay, phiền táo không an, môi đỏ, miệng khô, đại tiện bí, nước tiểu vàng, đầu choáng váng, kinh huyết có lượng nhiều mà sắc thì đỏ tươi, mạch huyền sác, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.
Phép trị : Lấy thanh nhiệt, lương huyết làm chủ, tuỳ theo chứng phụ mà trị.
Xử phương và phép châm cứu : Châm khí hải 1 thốn tiên bổ hậu tá; châm huyết hải 1 thôn, đợi chừng nào trong âm hộ đắc khí có cảm giác mới thôi; châm tam âm giao 1 thôn, hành gian 3 phân, địa cơ 5 phân, can du 3 phân, kỳ môn 3 phân, hợp cốc 5 phân. Các huyệt trên trừ khí hải ra, số còn lại đều châm tả, chú trọng đến hành châm, ít lưu kim, không cứu.
Phép gia giảm: Nếu kinh nguyệt có lượng ít, đó là thuộc hư chứng, châm thêm bổ thái khê 5 phân, bể xích trạch 5 phân.
Nguyệt kinh tiên kỳ do khí hư
Chứng trạng : Nguyệt kinh lượng thì nhiều mà sắc nhạt, chất trong loãng, tinh thần mệt mỏi như thiếu sức, thắt lưng và đùi bị đau buốt mềm, hơi thớ ngắn, tâm hồi hộp, mạch hư đại, hoặc trầm nhược, lưỡi nhạt, rêu mỏng.
Phép trị : Kiện tỳ, ích khí, bổ huyết, dưỡng tâm.
Xử phương và phép châm cứu : Châm khí hải 5 phân, quan nguyên 5 phân, chương môn 3 phân, tỳ du 3 phân, huyết hải 5 phân, túc tam lý 8 phân, tam âm giao 5 phân. Tất cả đều tiên bổ hậu tả, lưu kim 20 phút. Sau khi rút kim, cứu từ 3 đến 5 tráng, dùng cây ngải cứu thì kết quả tốt hơn.
Nguyệt kinh tiên kỳ do khí trệ, huyết ứ
Chứng trạng : Do ở can uất lâu ngày, khí trệ và huyết ứ, hoặc do ứ huyết sản hậu chưa ra hết ngưng trệ ở bào cung, khiến cho kinh huyết không thể tuần hành theo đường kính, do đó mà xảy ra việc làm đau ở bụng dưới, dùng tay để đè lên thấy dường như có trưng khối khả nghi. Khi kinh hành không thông xướng, rít trệ, lượng ít, có huyết khối hoặc huyết sắc màu tím đen, mạch tế sáp, lưỡi tím (tử) hoặc có vết huyết ứ.
Phép trị : Lý khí, hoạt huyết, khứ ứ.
Xử phương và phép châm cứu : Châm bổ khí hải 5 phân, cứu 3 tráng; châm trung cực 5 phân tiển bổ hâu tả, cứu 3 tráng; tả huyết hải 1 thốn, châm hợp cốc 5 phân tiên bổ hậu tả, tả lậu cốc 6 phân, tả tam âm giao 1 thốn, tả nội đinh 3 phân, cứu thiên khu từ 3 đến 5 tráng.
CẤM KỴ
Cấm ăn đồ cay lạnh, ổn định tình cảm.
GHI CHÚ
Gọi là kinh huyết là nói huyết phải tuân hành theo kinh thì mới doanh dưỡng thân thể được.
Đối với huyết do phụ nữ sản hậu có, đó là huyết lỵ kinh, không giống với thứ để doanh dưởng thân thể, nếu không tiêu trừ nó cho thật hết sạch, nó sẽ thành ứ huyết.
Đầu tiên nên châm các huyệt ở đầu, tất cả đều châm bổ, sau châm đến phế du, cao hoang du, sau hết châm tỳ du, chương môn, can du, đại trường du… Cứ như thế mà châm luân lưu và tuỳ theo bệnh tình để gia giảm.
Châm cứu điều trị kinh nguyệt sau kỳ
Phó Thanh Chủ nói : “Phụ nữ mà kinh thuỷ đến muộn vốn thuộc hư, nhưng vấn đề kinh đến nhiều hay ít rất khác nhau. Đến trễ mà ít đó là do hàn của huyết, thuộc chứng bất túc; đến trễ mà nhiều cũng do hàn của huyết nhưng lại là chứng hữu dư”. Sách Tế âm cương mục viết : “Phụ nhân kinh thuỷ quá kỳ mà đến đó là huyết hư, khí trệ, hoặc tâm phế hư tổn, huyết mạch hư nhược”. Tiết Lập Trai thì cho là do tỳ kinh huyết hư, hoặc can kinh huyết hư. Nói tóm lại, kinh kỳ của phụ nữ đến trễ chủ yếu do huyết hư, huyết hàn và can uất khí trệ. Phụ nữ trong thời kỳ hành kinh mà ăn nhiều đồ sống, lạnh hoặc lội mưa, dầm nước rồi cảm hàn làm cho huyết ứ thành hàn trệ, ngưng. Kinh mạch bất thông, hoặc dương khí vốn hư, dương hư sẽ sinh nội hàn, làm cho công năng của khí hoá nội tạng phủ bị ảnh hưởng, làm cho sự sinh huyết bị chậm lại, huyết hải không thể theo đúng thời để tràn đầy. Có thể do thân thể vốn ốm yếu, hoặc thất huyết quá nhiều, huyết hải bất túc hoặc do người hay nổi giận làm cho cơ chế của khi bị uất trở không xướng, chức năng sơ tiết của can bị mất đi gây khí trệ và huyết ứ, huyết không thông thì không thể theo đúng thời để chảy xuống được. Ngoài ra, người mập béo, thấp khí thịnh, đàm làm trở tắc, kinh mạch bị trở tắc cũng có thể đưa đến việc hành kinh trễ.
TRỊ LIỆU
Nguyệt kinh đến trễ do huyết hư, huyết hàn
Chứng trạng: Kinh huyết màu tối mà lượng ít hoặc nhạt mà lượng nhiều, choáng váng, khí ngắn, thân thể mệt mỏi, tứ chi lạnh, thích ấm, bụng dưới đau mà lạnh hoặc không đau, tâm hồi hộp, mắt hoa, bì phu khô táo không nhuận, mạch trầm trì hoặc tế nhược, lưỡi nhạt, rêu mỏng.
Phép trị: Bổ dưỡng khí huyết, ôn kinh trừ trệ,
Xử phương và phép châm cứu : Châm khí hải 5 phân, huyết hải 5 phân, tỳ du
phân, cách du 2 phân, trung quản, quan nguyên đều 5 phân, chương môn 3 phân, tam âm giao 5 phân. Tất cả đều châm bổ, lưu kim 20 phút, sau khi rút kim cứu 3 tráng.
Phép gia giảm : Nếu có đàm thêm phong long 5 phân tả. Nếu hàn nhiều thêm cứu thiên xu, khí hải, thần khuyết đều 5 tráng.
Nguyệt kinh đến trễ do khí uất
Chứng trạng : Hung cách bị mãn, bứt rứt, hay thở dài, bụng dưới trướng mà thống, trước khi có kinh hai vú bị trướng thống, ngực sườn bị trướng thống, kinh huyết màu đen hoặc tối, có huyết khối, lượng ít, mạch huyền, rêu lưỡi vàng.
Phép trị: Khai uất hành khí.
Xử phương và phép châm cứu : Châm nội quan, kỳ môn, nhũ căn, can du, hành gian đều 3 phân; châm trung quản, khí hải, tam âm giao đều 5 phân; châm tỳ du 3 phân, tất cả đều tiền bổ hậu tả, sau rút kim, cứu tất cả từ 3-5 tráng, lưu kim từ 5-10 phút.
Phép gia giảm : Nếu hung cách bị đầy, bứt rứt, thở dài, thêm cứu chiên trung 3 tráng.
Kỵ ăn thức hàn lương.
GHI CHÚ
Nguyệt kinh đến muộn đa sô do can khí bị uất kết, kinh huyết sáp trệ không được thông xướng. Nên để ý bộ vị nào thì chọn các huyệt của đường kinh đó để châm. Ví dụ như tâm và hung bị bứt rứt, đau thì tả thần môn, nội quan; tiền tả hậu bổ cách du, can du, tỳ du nhằm sơ thông âm dương, kinh mạch.
NGUYỆT KINH TIẾN HẬU VÔ ĐỊNH KỲ
Nguyệt kinh có lúc đến sớm, có lúc đến muộn, đến không đúng với thời hành kinh gọi là nguyệt kinh tiên hậu vô định kỳ. Phó Thanh Chủ nói : “Phụ nhân có kinh đến khi đứt khi nối, hoặc tiên hậu vô định kỳ, có người cho là
do khí huyết hư, có biết đâu rằng đó là do can khí cùng uất kết. Ôi! kinh thuỷ xuất ra ở thận, mà can là con của thận. Can uất thì thận cũng uất. Nguồn gốc của bệnh xuất ra từ can, thận và tỳ. Do ở con người nhiều ưu uất, phiền, nộ cho nên can khí uất kết không thể điều đạt cho huyết hải gom lại rồi tràn ra một cách thất thường, kinh nguyệt đến một cách tiên hậu vô định, hoặc do con người túng dục làm hao tinh, thận khí hư tổn, nó mất đi vai trò bế tàng, tỳ hư làm cho cái nguồn sinh hoá của khí huyết bị bất túc, huyết hái gom chảy thất thường, làm cho nguyệt kinh đến trễ hoặc sớm vô định kỳ”.
TRỊ LIỆU
Nguyệt kinh vô định kỳ do can uất
Chứng trạng : Nguyệt kinh đến hoặc trước hoặc sau, hoặc đứt hoặc nối, hoặc nhiều hoặc ít, ăn không ngon, hành kinh không thông xướng, hai bầu vú và bụng dưới bị trướng thông, thậm chí lan đến ngực và hông sườn, tinh thần không vui, mạch huyền, rìa lưỡi có hình răng cưa.
Phép trị: Thư can, giải uất, kiện tỳ, ích thận.
Xử phương và phép châm cứu : Tả can du 3 phân, bổ thận du 3 phân, cứu 3 tráng, tả kỳ môn 3 phân, tả khúc tuyền, giao tín đều 5 phân, tả nhiên cốc, hành gian đều 3 phân, lưu kim 10 phút.
Nguyệt kinh vô định kỳ do tỳ thận hư
Chứng trạng : Mệt mỏi thiếu sức, không thèm ăn uống, sắc mặt vàng, hình thể gầy, lưng và thắt lưng đau buốt, đầu choáng váng, tai kêu, tiểu đêm nhiều, nguyệt kinh hoặc tiền hoặc hậu, lượng ít, sắc nhạt mà trong loãng, mạch trầm nhược, lưỡi nhạt rêu mỏng và thô.
Phép trị : Kiện tỳ, bổ thận, ích khí dưỡng huyết.
Xử phương và phép châm cứu : Châm trung quản, khí hải đều 5 phân; cứu thiên khu 5 tráng; châm tỳ du, thận du, chương môn đều 3 phân; châm túc tam lý, tam âm giao đều 5 phân, tất cả đều dùng phép tả, lưu kim 20 phút. Sau khi châm cứu đều 3 tráng.