Châm cứu điều trị đau đầu

Đau đầu là triệu chứng cơ năng thường gặp trong nhiều bệnh thuộc phạm vi nhiều chuyên khoa khác nhau, và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đời sống tất bật hiện nay, triệu chứng này gặp rất nhiều, nhất là đối tượng người đặc thù công việc là trí óc.

Y học cổ truyền gọi là chứng “đầu thống”, thường do ngoại cảm phong tà, thực tích, can khí thượng nghịch (thực chứng) hoặc mệt mỏi quá độ, khí huyết suy yếu ( thuộc hư chứng).

I. Triệu chứng:

1. Chứng thực:

– Ngoại cảm phong tà: đau đầu kèm theo sốt, sợ rét hoặc ngạt mũi, ho, mạch phù.

– Đờm trọc thực tích: đau đầu kèm theo buồn nôn, bụng đầy ấm ách, ợ chua, táo bón, mạch trầm hoạt.

– Can khí thượng nghịch: nhức đầu kèm theo đau cạnh sườn, hoa mắt chóng mặt, mạch huyền.

2. Chứng hư:

– Khí hư: lúc đau đầu lúc không, khi suy nghĩ quá độ thì đau nhiều, mệt mỏi, ngại nói, hơi yếu, mạch hư. (Hay gặp trong người lao động trí óc)

– Huyết hư: đau đầu, ke,f theo đau âm ỉ cả người, hay hồi hộp, mạch tế.

II. Điều trị bằng châm cứu:

Kết hợp với xoa bóp http://www.thanmon.com/xoa-bop-bam-huyet-dieu-tri-dau-dau/

1. Pháp điều trị: tùy thể bệnh mà có thể dùng pháp giải biểu, tiêu tích, hóa đàm, bình can, bổ khí huyết…

2. Châm cứu:

-Ngoại cảm: Phong trì, hợp cốc, Ngoại quan.

– Đờm trọc thực tích: Trung quản, Túc tam lý, Phong long

– Can khí nghịch: Thái xung, Túc lâm khấp, Bách hội.

– Khí hư: Đản trung, Quan nguyên, khí hải, túc tam lý

– Huyết hư: Can du, cách du, tỳ du, Túc tam lý, Tam âm giao.

Tùy theo vị trí đau mà có thể gia thêm các huyệt:

– Đau đầu vùng trán: ấn đường (chích nặn máu), đầu duy, giải khê, nội đình

– Đau đầu vùng gáy: Phong trì, Hậu khê, Bách hội, Côn lôn.

– Đau đầu vùng đỉnh đầu: bách hội, tứ thần thông, hành gian.

– Đau nửa đầu: phong trì, thái dương, suất cốc, túc lâm khấp (bên đau)

Phương pháp châm cứu: châm tả, hoặc bổ tùy theo pháp

Điện châm: khi điện châm cần dùng cường độ thích hộp( bệnh nhân không thấy đau) tần số 2-3Hz (120-180 lần/phút), thời gian 30 phút, ngày 1 lần.

Nhĩ châm: điểm Gan, Tim, Thận, Thần Môn, Giao cảm

Thủy châm: Có thể dùng phương pháp này cho các huyệt: thận du, túc tam lý, tam âm giao.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Viet
Viet
11 năm trước

Dau dau dieu tri bang cham cuu co hay bang su dung thuoc khong