Chứng nuy là chứng bệnh mà tứ chi mềm yếu, cử động không theo ý muốn… Nội kinh có thể đề cập đến ngũ tạng hư khiến cho người ta bị bệnh nuy, nhưng chủ yếu là nói đến ngũ tạng nhân vì phế nhiệt, tiêu (khô) mà gây thành nuy. Nội kinh chia ]àm 5 loại nuy (ngũ nuy) là: mao nuy, cốt nuy, mạch nuy, vân nuy, nhục nuy. Người đời sau lại căn cứ vào nguyên nhân bệnh, chứng trạng để phân thành : Thấp nhiệt, thấp đàm, táo nhiệt, huyết hư, âm hư, khí hư, huyết ứ…
Cơ chế bệnh sinh: Đa số do khí thấp nhiệt xâm nhập vào dương minh, âm hư hoả nhiệt làm thương đến tân dịch mà thành bệnh, chủ yếu ở phế và vị. Nhân vì âm hư hoả nhiệt bốc lên trên hình phạt khắc kim, kim bị hoả khắc làm cho hao tổn tân dịch. Người xưa có câu “Phế là trưởng của các tạng”. Phế là nơi triều của trăm mạch, vị trí ở chỗ cao, nếu như phê bị nhiệt, tân dịch bị thương bị hao, không còn có thể đi xuống để tưới thấm ướt các cân mạch, vì thế cân mạch mất đi khả năng nhu hoà, do đó mà buông lơi không thu lại được. Đó là nguyên nhân thứ nhất.
Vị cũng là biển của thuỷ cốc, cung cấp chất dinh dưỡng cho ngũ tạng lục phủ. Cái tinh vi mà thủy cốc đã hóa ra sẽ do tỳ thổ vận hóa, chuyển đến khắp nơi tại bì, cân, cot nhục, làm cho tươi, cho nhuận tứ chi. Nay nếu kinh khí của dương minh bị khí thấp nhiệt chưng cất, thấp ngấm sẽ làm khô, nhiệt chưng sẽ lầm nuy phế. Kinh dương minh chủ về làm nhuận cho tông cân, nay dương minh bị khí thâp nhiệt làm cho hư, mà hư thì tông cân bị buông lỏng, tông cân bị buông lỏng thì không thể ràng buộc được cốt tiết để làm nơi cho quan tiết (cơ quan). Đây là nguyên nhân thứ hai. Cơ quan không còn lợi, cân cốt sẽ không còn hoà, như thế là chứng nuy sẽ hình thành vậy.
Nuy chứng và tý chứng có chỗ giống nhau, nhưng chỗ then chốt khác nhau là : nuy chứng thì làm cho tứ chi bị nuy, không còn cử động được, nhưng lại không đau nhức; trong lúc đó tý chứng làm cho các quan tiết khắp toàn thân đau nhức.
Chứng trạng : Lúc bắt đầu bệnh, thông thường phát sốt, sau khi nhiệt thoái, tiếp theo là tay chân bị buông rũ, vô lực, không còn cử động được, cơ nhục bị teo gầy dần, nếu nặng thì cơ nhục ở phần đùi to bị teo rút lại, có những trường hợp không phát sốt, nó hình thành một cách bất ngờ, có thể bệnh sẽ phát ra ở bốn bên thượng hạ, tả hữu, cũng có thể xảy ra một cách đơn độc.
Phép trị: Nội kinh nói: “Trị chứng nuy chỉ thủ dương minh” nghĩa là trước hết nên thủ huyệt của kinh thủ và túc dương minh , sau đó là thủ các ‘• huyệt ở kinh thủ thái âm phế kinh. Đó là thanh phế nhiệt, tuyên phế khí, điều hoà âm dương.
Xử phương và phép châm cứu : các huyệt dưới đây mỗi một lần châm chỉ chọn từ ba đến năm huyệt thay phiên nhau để châm, cứ cách ngày châm luân phiên nhau.
Châm khúc trì, hợp côc, xích trạch đều 5 phân; châm thái uyên, liệt khuyết đều 2 phân; châm thủ tam lý, kiên ngung đều 3 phân; châm hoàn khiêu, dương lăng tuyền đều 1 thôn; châm phong thị, túc tam lý đều 5 phân; châm âm thị 8 phân; châm tuyệt cốt, khâu khư, giải khêf côn lôn đều 3 phân; châm tam âm giao 5 phân, lúc mới bắt đầu phát bệnh đều dùng phép tả, lưu kim từ 15 đến 30 phút.
CẤM KỴ
Nên hạn chế vận động, nghỉ ngơi hợp lý, nên thanh tâm quả dục, cấm việc giao hợp.
GHI CHÚ
Châm cứu để chữa bệnh này nên xét kỹ con đường bắt đầu và chấm dứt của bệnh. Ví dụ như bệnh đi từ thượng chi xuống dưới hạ chi thì trước hết nên châm các huyệt thuộc các kinh ở dưới, nhằm ngăn chặn bệnh khi phát triển; sau đó châm tiếp các huyệt thuộc thượng chi, nhằm dứt bệnh căn, làm cho bệnh tà không thể lan tràn xuống dưới nữa. Nếu như bệnh đi từ dưới lên trên, nên châm các huyệt thuộc các kinh ở trên nhằm ngăn chặn bệnh phát triển, sau đó châm tiếp các huyệt thuộc chi dưới, nhằm dứt bệnh căn, không cho bệnh tà tiếp tục phạm lên đến trên.