[Châm cứu học thuật] Linh quy bát pháp trong châm cứu học

Linh quy bát pháp trong châm cứu học

a- Định Nghĩa:

Linh Quy Bát Pháp là 1 phương pháp châm dựa trên Bát Mạch Kỳ Kinh, dùng 8 huyệt Giao Hội của 12 Kinh Chính, phối hợp với Bát Quái, dựa vào Can Chi của Năm, Ngày và Giờ để tìm ra huyệt khai (mở) tương ứng trong việc châm trị.

b- Tên Gọi

Còn gọi là Kỳ Kinh Nạp Quái Pháp (Phép Quy Nạp Kỳ Kinh Vào Bát Quái), Linh Quy Thủ Pháp, Phi Đằng Châm (Phép Châm Theo Linh Quy Kiến Hiệu Như Tên Bay).

c- Đặc Tính

Linh quy là con rùa thiêng trong sách Lạc Thư. Lạc Thư dùng hình con rùa để trình bày 1 hình đồ vuông, gọi là Ma Phương với 9 số nguyên đầu tiên và số 5 ở chính giữa. Điểm đặc biệt của Ma Phương này là dù cộng thẳng, ngang hoặc chéo vẫn có con số thành là 15.

Bát pháp ở đây vận dụng các con số của Ma Phương rồi dựa vào Bát Quái để sắp xếp 8 huyệt.

4

9

2

3

5

7

8

1

6

d- Cách Tính Thời Huyệt Của Linh quy Bát Pháp

Muốn biết huyệt châm theo Linh Quy Bát Pháp, phải nắm được cách tính được ngày giờ khai (mở) của huyệt cần châm.

1- Tính Số Ngày (Nhật Số)

Theo bài ‘Bát Pháp Trục Nhật Can Chi Ca’ của sách ‘Châm Cứu Đại Thành’:

Giáp Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi Thập (10),

Ất Canh Thân Dậu Cửu (9) vi kỳ,

Đinh Nhâm Dần Mão Bát (8) thành số,

Mậu Quý Tỵ Ngọ Thất (7) tương nghi,

Bính Tân Hợi Tý diệc Thất (7) số,

Trục nhật can chi tức đắc chi.

CAN

CHI

SỐ TƯƠNG ỨNG

Giáp, Kỷ

Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

10

Ất, Canh

Thân, Dậu

9

Đinh Nhâm

Dần, Mão

8

Mậu Quý

Tỵ, Ngọ

7

Bính Tân

Hợi, Tý

7

+ Tính Số Của Can Ngày

Để cho dễ nhớ, có thể theo cách thức tính sau:

Xếp Thập thiên can thành 2 cột song song, mỗi cột 5 tên theo thứ tự từ trên xuống dưới.

Dựa vào số thành của Hà Đồ để tính ra số tương ứng theo phương vị (cộng thêm số 5 – số thành của Dịch).

Can Hợp Hóa Số Thành

Giáp + Kỷ Thổ 10 (5 + 5)

Ất + Canh Kim 9 (4 + 5)

Bính + Tân Thủy 7 (chính ra là 6)

Đinh + Nhâm Mộc 8 (3 + 5)

Mậu + Quý Hỏa 7 (2 + 5)

Ghi Chú: Thủy chính ra là 6 (Thiên nhất sinh thủy: 1 + 5), nhưng vì Thủy có 2 là Chân Thủy, Chân Hỏa) vì vậy cộng thêm 1 thành ra 7.

+ Tính Số Của Chi Ngày

Dựa theo phương vị trên đồ vuông.

Lấy số của phương vị + số thành (5) sẽ ra số của chi.

Mộc : Dần Mão = 3 + 5

Hỏa : Tỵ Ngọ= 2 + 5

Thủy : Tý Hợi= 2 + 5 (thay vì 1 + 5)

Kim : Thân Dậu = 4 + 5

Thìn, Tuất, Sửu, Mùi : Thổ = 5 + 5

2- Tính Số Của Giờ (Thời Số)

Dựa theo bài ‘Bát Pháp Lâm Thời Ca’ trong sách ‘Châm Cứu Đại Thành’:

Giáp Kỷ Tý Ngọ cửu (9) nghi dụng,

Ất Canh Sửu Mùi bát (8) vô nghi,

Bính Tân Dần Thân thất (7) tác số,

Đinh Nhâm Mão Dậu lục (6) thuận trị,

Mậu Quý Thìn Tuất các hữu nghi,

Tỵ Hợi đơn gia tứ cộng tề,

Dương nhật trừ cửu (9) Âm trừ lục (6),

Bất cập linh số huyệt hạ suy.

CAN

CHI

SỐ TƯƠNG ỨNG

Giáp Kỷ

Tý Ngọ

9

Ất Canh

Sửu Mùi

8

Bính Tân

Dần Thân

7

Đinh Nhâm

Mão Dậu

6

Mậu Quý

Thìn Tuất

5

Tỵ Hợi

4

* Cách Tính Can:

Xếp Thập Thiên Can thành 2 cột song song theo thứ tự trên xuống dưới.

Dựa theo số 9 là lão Dương làm chuẩn: Từ Giáp đếm đến Nhâm (số 9) là 9 nên Giáp + Kỷ = 9…

* Cách Tính Chi:

Dùng thế xung chiếu của hình đồ vuông làm chuẩn để tìm ra từng cặp giờ, bắt đầu từ giờ Tý … Tý + Ngọ, Sửu + Mùi…

Sau đó, dựa vào số 9 Lão Dương làm chuẩn để tính. Từ Tý đếm đến Thân là 9, tức Tý + Ngọ = 9, Sửu đếm đến Thân là 8, tức là Sửu + Mùi = 8…

Chỉ còn Tỵ + Hợi tính là 4 mà thôi.

Sau khi đã tính được số của Can Chi, Ngày Giờ, lập tổng số của các số Can Chi Ngày Giờ đã tìm được.

Tổng số = Ngày Can + Ngày Chi + Giờ Can + Giờ Chi…

Ngày Dương: Tổng số Ngày Âm: Tổng số

9 6

Số dư sau khi chia còn dư, đó chính là số tương ứng với Quái và huyệt cần tìm.

* Thí dụ: ngày 5- 12 (20-12 Âm lịch), vào lúc 10 giờ (giờ Tỵ 9-11g).

a- Tính số của Can ngày và Chi giờ

Ngày 20 tức ngày Giáp Thìn . Giáp = 10 Thìn = 10

b- Tính số của Can giờ và chi giờ

Giờ Tỵ của ngày Giáp tức là Kỷ Tỵ (vì ngày Giáp, giờ Tý là Giáp Tý, tính đến giờ Tỵ là Kỷ Tỵ).

Kỷ = 9 Tỵ = 4

Lập tổng số Can và Chi của Ngày, Giờ

10 + 10 + 9 + 4 = 33

Ngày Giáp là ngày Dương, vì vậy ta lấy:

Tổng số = 33 = 3 dư 6

9 9

Đem số 6 Tra bảng Bát Quái tương ứng sẽ được quẻ Càn.

Quẻ Càn tương ứng với huyệt Công Tôn.

Vậy ngày 5-12, giờ Tỵ sẽ khai huyệt Công Tôn.

Nếu chia chẵn cho 6 hoặc 9 thì:

+ Nếu là ngày Dương thì lấy số 9, tức là số của quẻ Ly = huyệt Liệt Khuyết.

+ Nếu là ngày Âm thì lấy số 6, tức là số của quẻ Kiền = huyệt Công Tôn.

* Thí dụ 1: Tìm huyệt khai của ngày Giáp Tý, giờ Mậu Thìn.

Giáp Tý Mậu Thìn

10 + 7 + 5 + 5 = 27

Giáp Tý thuộc ngày Dương, do đó, 27 phải chia cho số 9.

27: 9 = 3 (chia chẵn, không có số dư), do đó phải lấy số 9 thuộc quẻ Ly (theo bảng dưới) tức huyệt Liệt Khuyết.

* Thí dụ 2: Tìm huyệt khai của ngày Đinh Mùi, giờ Ất Tỵ

Đinh Mùi Ất Tỵ

8 + 10 + 8 + 4 = 30

Ngày Đinh Mùi thuộc ngày Âm, vì vậy 30 phải chia cho 6.

30: 6 = 5 (chia chẵn không có số dư), do đó, phải lấy số 6 thuộc quẻ Càn (theo bảng dưới) tức là huyệt Công Tôn.

BẢNG TRA QUÁI TƯƠNG ỨNG VỚI SỐ HUYỆT TƯƠNG ỨNG

Số

Quái

Can

Chi

Huyệt

Ngũ Hành

1

Khảm

Quý

Thân Mạch (Bq.62)

+ Thủy

2

Khôn

Canh

Thân

Chiếu Hải (Th.6)

+ Kim

3

Chấn

Ất

Mão

Ngoại Quan (Ttu.5)

– Mộc

4

Tốn

Bính

Tỵ

Túc Lâm Khấp (Đ.41)

– Hỏa

5

Trung Cung

Mậu

Thìn Tuất

Chiếu Hải (Th.6)

+ Thổ

6

Càn

Nhâm

Hợi

Công Tôn (Ty.4)

– Thủy

7

Đoài

Tân

Dậu

Hậu Khê (Ttr.3)

– Kim

8

Cấn

Giáp

Dần

Nội Quan (Tb.6)

+ Mộc

9

Ly

Đinh

Ngọ

Liệt Khuyết (P.7)

+ Hỏa

10

Trung Cung

Kỷ

Sửu Mùi

Chiếu Hải (Th.6)

– Thổ

Sau đó, có thể dựa vào sự tương thông giữa Bát Giao Hội Huyệt để chọn xử dụng huyệt cho tăng tác dụng điều trị:

HUYỆT

TƯƠNG THÔNG VỚI

Công Tôn (Ty.4)

Nội Quan (Tb.6)

Túc Lâm Khấp (Đ.41)

Ngoại Quan (Ttu.5)

Liệt Khuyết (p.7)

Chiếu Hải (Th.5)

Hậu Khê (TTr.3)

Thân Mạch (Bq.62)

Với thí dụ trên, tìm thấy huyệt ‘Khai’ là huyệt Công Tôn, mà Công Tôn tương thông với huyệt Nội Quan, do đó, có thể chỉ cần dùng huyệt Công Tôn cũng có thể khai thông kinh mạch được rồi. Hoặc phối huyệt Nội Quan để tăng tác dụng khai mở kinh lạc cho ngày hôm đó.

Tuy nhiên, khi xử dụng, có 2 cách chọn huyệt:

a- Dùng huyệt ‘Khai’ trước + huyệt ‘Phối’ sau.

Thí dụ với cặp Công Tôn – Nội Quan, châm huyệt Công Tôn trước rồi mới châm huyệt Nội Quan sau (tùy theo số quẻ tìm thấy khi khai huyệt).

b- Dùng huyệt ‘Phối’ trước huyệt ‘Khai’ sau.

Thí dụ: cũng với cặp Công Tôn – Nội Quan, châm huyệt Nội Quan trước rồi mới châm huyệt Công Tôn sau.

2 cách châm này có thể mang lại kết quả khác nhau. Tuy nhiên muốn hiểu rõ điều này phải đào sâu vào ý nghĩa của từng quẻ trong 64 Quẻ của Bát Quái, trong tài liệu này, chúng tôi không thể triển khai sâu hơn vì còn rất nhiều điều cần bàn. Hy vọng trong tương lai chúng tôi sẽ có dịp đề cập đến vấn đề này trong chuyên đề sâu hơn về ‘Linh Quy Bát Pháp Trong Ứng Dụng Điều Trị’.

Tóm Tắt Nguyên Tắc Dùng Linh Quy Bát Pháp

Tính số của Can Ngày

Theo bài ca sẵn

Tính số của Chi Ngày

Theo bài ca sẵn

Tính số của Giờ

Theo bài ca sẵn

Lập Tổng số của 3 số Can, Chi, Giờ.

Lấy tổng số chia cho:

+ 9 nếu là ngày dương.

+ 6 nếu là ngày âm.

Lấy số dư, so với Bảng Tra Quái sẽ tìm ra huyệt Tương ứng.

Nếu chia chẵn, lấy ngay số bị chia (Dương = 9, Âm = 6)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận