[Ngoại khoa] Chăm sóc sau mổ tại phòng hồi tỉnh

Giai đoạn hồi tỉnh ngay sau mổ có thể nói là giai đoạn cực kỳ nguy cơ đối với bệnh nhân. Có rất nhiều loại biến chứng đáng sợ có thể gặp thậm chí cả sau tiểu phẫu thuật và chúng có thể đe doạ tính mạng nếu không phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả.

Kết thúc cuộc mổ bệnh nhân được nhân viên gây mê đưa tới phòng hồi tỉnh chuyển giao cho điều dưỡng trực, nhân viên phòng hồi tỉnh phải nắm được các thông tin sau:

  1. Tên – tuổi bệnh nhân.
  2. Tóm tắt cách thức phẫu thuật và tên phẫu thuật viên .
  3. Bảng gây mê hoàn chỉnh.
  4. Tất cả các thông tin phù hợp về tình trạng trước mổ.
  5. Tờ điều trị.
  6. Bất cứ chỉ định đặt biệt nào. ví dụ: tư thế chăm sóc, chăm sóc cấp mấy? y lệnh.

I. CÁC BIẾN CHỨNG TIM MẠCH:

  • Tụt huyết áp: được ghi nhận nếu huyết áp tâm thu < 70 mmHg tại phòng hồi tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do dãn mạch hậu quả của gây mê hoặc giảm khối lượng tuần hoàn, thường tự điều chỉnh sau khi hết tác dụng của thuốc mê hoặc đáp ứng với điều trị đơn giản như truyền dịch.
  • Tăng huyết áp: xác định nếu huyết áp tâm thu >180mmHg. Thường gặp sau phẫu thuật mạch máu và ở người già, nhưng cũng có khi do đau, hô hấp kém hoặc bí đái.
  • Chậm nhịp tim: xác định nếu nhịp tim< 40lần/ phút. Nguyên nhân do gây tê tuỷ sống hay ngoài màng cứng, đau, thiếu oxy, hoặc tăng áp lực nội sọ
  • Nhịp tim nhanh: xác định nếu nhịp tim >160l/phút. Nguyên nhân thường là do đau, ưu thán và rối loạn tuần hoàn (Giảm khối lượng tuần hoàn hoặc suy tuần hoàn).
  • Loạn nhịp: nhiều bệnh nhân trong nhóm này có nhịp không đều trước phẫu thuật. Số khác bị loạn nhịp do thiếu oxy, ưu thán, nhiễm toan và hạ Kali máu.
  • Chảy máu sau mổ
  • Rối loạn đông máu

II. CÁC BIẾN CHỨNG HÔ HẤP:

  • Tắc nghẽn đường hô hấp trên: tắc nghẽn đường thở do nhiều nguyên nhân khác nhau đòi hỏi phải chú ý
  • Hô hấp giảm: do các thuốc gây nghiện, dãn cơ.
  • Co thắt phế quản.
  • Các biến chứng hô hấp hỗn hợp: Giảm hoạt động hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau.

III. CÁC BIẾN CHỨNG KHÁC CẦN XỬ TRÍ:

  • Đau: là một điều không thể tránh khỏi sau phẫu thuật. Đau nhiều làm bệnh nhân mạch tăng, huyết áp tăng… Có thể kết hợp các nhóm thuốc giảm đau cho hiệu quả tối ưu.
  • Paracetamol 1g / 100 mL trưyền tĩnh mạch 3- 4 lần / ngày (tối đa 4g / ngày). Trẻ em: 15 mg / kg / lần (tối đa 60 mg / kg / ngày)
  • Ketorolac 30 mg tiêm bắp / tĩnh mạch 3- 4 lần / ngày (tối đa 120 mg / ngày)
  • Diclofenac 75 mg tiêm bắp sâu 1 – 2 lần / ngày (tối đa 150 mg / ngày)
  • Meloxicam 15 mg tiêm bắp sâu 1 lần / ngày (tối đa 15 mg / ngày)
  • Piroxicam 20 mg tiêm bắp sâu 1 lần / ngày (tối đa 20 mg / ngày)
  • Morphine tiêm tĩnh mạch 3 mg mỗi 10 phút cho đến khi đạt mức độ giảm đau tốt sao đó chuyển sang tiêm dưới da 5-10 mg mỗi 4-6 giờ. Tuy nhiên nên cân nhắc TDP ức chế hô hấp, buồn nôn và chậm xuấn hiện nhu động ruột.
  • Nôn: thường hay gặp ở phòng hồi tỉnh. Triệu chứng này giảm sau khi cải tiến kỹ thuật gây mê và dùng thuốc chóng nôn dự phòng. Hiện nay có hai thuốc chống nôn:
  • Ondansetron (prezinton) 8 mg
  • Metoclopramid (primperam) 10 mg
  • Dexamethasone 8 mg IV trong mổ
  • Tỉnh chậm: được ghi nhận nếu bệnh nhân mê >30 phút. Có thể do quá liều các thuốc gây nghiện, thuốc mê.
  • Tâm thần bất ổn hoặc kích động: nguyên nhân thường do đau, thiếu oxy…
  • Run: gặp đôi khi giống động kinh cơn lớn, hạ thân nhiệt, phản ứng truyền máu và co cứng cơ được quan sát thấy, nhưng đôi khi nguyên nhân không rõ ràng.
  • Phản ứng với thuốc: gặp cả phản ứng toàn thân và phản ứng tại chỗ. Các phản ứng tại chỗ thường do tiêm thuốc vào tĩnh mạch nhỏ và cần xử trí nhẹ nhàng. Các phản ứng toàn thân thường do dùng kháng sinh, thuốc gây nghiện hoặc do truyền máu. Đôi khi phải dùng các biện pháp hồi sức toàn diện.
  • Rối loạn thân nhiệt: Gặp cả hai thân nhiệt và tăng thân nhiệt. Hạ thân nhiệt <34,50C gặp nhiều hơn trong trường hợp ruột bị phơi lâu, truyền máu nhiều hoặc bí đái. Tăng thân nhiệt >39oC gặp sau nhiễm trùng và phản ứng truyền máu.
  • Co giật: Gặp trong động kinh không ổn định, chứng co giật, hạ Natri máu do pha loãng và tai biến tiêm thuốc tê vào mạch trong gây tê.
  • Ngứa: Ghi nhận do dùng thuốc gây nghiện trong gây tê.

IV. ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN THỞ MÁY:

Các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, nhiễm trùng nặng, có bệnh lý hô hấp hoặc rối loạn chuyển hóa… cần được thông khí hỗ trợ trong giai đoạn hậu phẫu, nên sử dụng thuốc an thần như midazolam và giảm đau bằng morphin, paracetamol.

Nếu bệnh nhân chống máy, tùy theo mức độ có thể sử dụng thuốc mê: thiopental, propofol, etomidate… và thuốc dãn cơ: suxamethonium, atracuronium, rocuronium, vercuronium, pipecuronium…

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận