[Nhi khoa] Chăm sóc trẻ bệnh khi khám lại

Một số trẻ bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được khám lại. Các bà mẹ được hướng dẫn khi nào cần đem trẻ đến khám lại (chẳng hạn sau 2 ngày hoặc 14 ngày). Khi khám lại, cán bộ y tế xem trẻ có cải thiện hơn với thuốc hoặc cách điều trị khác đã được chỉ định. Một số trẻ có thể không đáp ứng với kháng sinh hoặc thuốc sốt rét thứ nhất và có thể cần được điều trị thử bằng thuốc thứ hai. Trẻ mắc tiêu chảy kéo dài cũng cần được khám lại để đảm bảo là đã hết tiêu chảy. Trẻ bị sốt hoặc nhiễm khuẩn mắt cần được khám lại nếu không cải thiện. Việc khám lại đặc biệt quan trọng cho những trẻ có vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý, để chắc chắn trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ và đang tăng cân.

Vì tầm quan trọng của việc khám lại, bạn cần phải sắp xếp để việc khám lại được thuận tiện cho các bà mẹ. Nếu có thể được, không nên để các bà mẹ phải xếp hàng chờ khám. Không phải đóng tiền khi khám lại cũng là một cách tạo thuận lợi và được các bà mẹ hoan nghênh. Một số cơ sở y tế dùng một hệ thống giúp dễ dàng tìm phiếu ghi của trẻ theo lịch hẹn khám lại.

Khi khám lại, bạn phải thực hiện các bước khác hơn ở lần khám đầu của trẻ. Việc điều trị lúc khám đôi khi cũng khác so với điều trị lúc khám lần đầu. sử dụng phần nào trong phác đổ điều trị trẻ bệnh?

Ở cột “Xác định điều trị” của phác đổ đánh giá và phân loại, vài phân loại có chỉ dẫn khuyên bà mẹ đến khám lại. Khung “Khi nào trở lại” của phác đổ “ Tham vấn” tóm tắt lịch khám lại.

Những chỉ dẫn đặc biệt để tiến hành khám lại được ghi trong phần “Chăm sóc khi khám lại” của phác đổ điều trị trẻ bệnh. Các khung trong phác đổ đánh giá và phân loại có tiêu đề phù hợp với từng phân loại. Mỗi khung đều có hướng dẫn cách đánh giá lại và điều trị trẻ bệnh. Những chỉ dẫn điều trị như thuốc kháng sinh thứ hai hoặc thuốc sốt rét được ghi trong phác đổ điều trị trẻ bệnh.

Cách xử trí trẻ đến khám lại

Bạn cần hỏi bà mẹ để xác định trẻ đến khám lại. Hỏi bà mẹ xem trẻ có thêm vấn đề gì mới không. Ví dụ, nếu trẻ đến khám lại vì viêm phổi nhưng bây giờ thêm tiêu chảy, nghĩa là trẻ có một vấn đề mới. Trẻ này cần được đánh giá toàn diện.Kiểm tra dấu hiệu nguy hiểm toàn thân và đánh giá tất cả các triệu chứng chính và tình trạng nuôi dưỡng của trẻ. Phân loại và điều trị trẻ mắc tiêu chảy (vấn đề mới) như bạn phải làm ở lần khám đầu. Đánh giá lại và điều trị viêm phổi dựa vào khung khám lại.

Nếu trẻ không có vấn đề gì mới, dùng hướng dẫn khám lại IMCI cho từng vấn đề đặc hiệu.

Đánh giá trẻ dựa vào những chỉ dẫn trong khung khám lại. Những chỉ dẫn này có thể giúp bạn đánh giá một triệu chứng chính như trong phác đổ đánh giá và phân loại và cũng giúp bạn đánh giá thêm những dấu hiệu khác.

Lưu ý: Không được sử dụng bảng để phân loại một triệu chứng chín h. Hãy bỏ qua cột “Phân loại” và “Xác định điều trị” trong phác đổ đánh giá và phân loại. Điều này sẽ tránh lập lại những phương pháp điều trị không cần thiết. Có hai trường hợp ngoại lệ: Nếu trẻ có bất cứ phân loại nào về tiêu chảy, hãy phân loại và điều trị mất nước như bạn phải làm ở lần khám đầu. ở trẻ sốt xuất huyết, phân loại và điều trị trẻ như bạn phải làm ở lần đánh giá đầu.

Sử dụng các thông tin về các dấu hiệu của trẻ để chọn cách điều trị thích hợp.

Thực hiện điều trị.

Lưu ý: Nếu trẻ đến khám lại có nhiều vấn đề hơn; bệnh nặng hơn hay trở lại nhiều lần với những vấn đề mãn tính không đáp ứng với điều trị bạn đã chỉ định. Ví dụ, một số trẻ mắc bệnh AIDS có thể tiêu chảy kéo dài hoặc nhiều đợt viêm phổi tái diễn. Trẻ bị AIDS có thể đáp ứng kém với điều trị viêm phổi và có thể bị nhiễm khuẩn cơ hội. Những trẻ này phải được chuyển viện nếu không khá lên.

Hãy nhớ

Nếu trẻ có bất cứ vấn đề gì mới, bạn phải đánh giá trẻ như khám lần đầu.

Chăm sóc trẻ viêm phổi khi khám lại

Khi trẻ đã được cho một kháng sinh để điều trị viêm phổi đến cơ sở y tế sau 2 ngày để được khám lại, hãy theo các chỉ dẫn sau:

Khung đầu tiên mô tả cách đánh giá trẻ, nghĩa là kiểm tra trẻ về những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân và đánh giá lại trẻ về ho và khó thở. Hướng dẫn tiếp th eo là nhìn phác đổ đánh giá và phân loại, có nghĩa là bạn phải đánh giá về những nguy hiểm toàn thân và triệu chứng chính là ho như đã được mô tả trong phác đổ đánh giá và phân loại. Rổi liệt kê một số mục để kiểm tra.

Hỏi:

Trẻ có thở châm hơn không?

Trẻ có đỡ sốt hơn không?

Trẻ có ăn tốt hơn không?

Khi bạn đã đánh giá đúng trẻ, dùng thông tin về các dấu hiệu của trẻ để chọn cách điều trị đúng.

Nếu trẻ có rút lõm lổng ngực hoặc một dấu hiệu nguy hiểm toàn thân (không thể uống hoặc bú mẹ, nôn tất cả mọi thứ, co giât, li bì hay khó đánh thức) có nghĩa là trẻ bệnh nặng hơn. Trẻ này cần được chuyển ngay đi bệnh viện. Vì trẻ bị viêm phổi nặng hơn khi điều trị với kháng sinh thứ nhất, nên cho trẻ liều đầu của kháng sinh thứ hai (nếu sẩn có) hoặc tiêm bắp chloramphe nicol trước khi chuyển.

Nếu nhịp thở, sốt và ăn không thay đổi, điều trị viêm phổi bằng kháng sinh thứ hai (những dấu hiệu có thể không hoàn toàn giống như 2 ngày trước, nhưng trẻ không nặng hơn và không tiến hành tốt trẻ vẫn thở nhanh, sốt và ăn kém. Tuy nhiên trước khi bạn cho kháng sinh thứ hai, nên hỏi bà mẹ xem trẻ có uống kháng sinh trong 2 ngày trước không.

Có thể có vấn đề làm trẻ không uống được kháng sinh hoặc đã uống liều quá thấp hoặc không đủ. Nếu vây, trẻ cần được điều trị lại với kháng sinh t hứ nhất. Bạn hãy cho trẻ uống một liều tại cơ sở y tế và kiểm tra xem bà mẹ có biết cách cho uống tại nhà không. Giúp bà mẹ giải quyết bất cứ vấn đề gì, chẳng hạn cách động viện trẻ uống thuốc khi trẻ từ chối.

Nếu trẻ đã uống đủ kháng sinh thứ nhất, hãy ch uyển kháng sinh thứ hai để điều trị viêm phổi, nếu sẩn có ở cơ sở y tế của bạn. Cho thuốc đủ 5 ngày. Ví dụ:

Nếu trẻ đã uống cotrimoxazole, đổi sang amoxycillin.

Nếu trẻ đã uống amoxycillin, đổi sang cotrimoxazole.

Cho uống liều đầu kháng sinh tại cơ sở y t ế của bạn. Hướng dẫn bà mẹ cách cho uống và khi nào cho trẻ uống thuốc tại nhà. Hướng dẫn bà mẹ đưa trẻ đến khám lại lần nữa sau 2 ngày.

Nếu trẻ đã uống đủ kháng sinh và bạn không có sẩn một kháng sinh khác thích hợp thì chuyển trẻ đi bệnh viện.

Nếu trẻ thở châm hơn, đỡ sốt hơn (nghĩa là sốt nhẹ hơn hoặc hoàn toàn hết sốt) và ăn tốt hơn, có nghĩa là trẻ đang tiến triển tốt. Trẻ có thể ho, nhưng đa số trẻ đang tiến triển tốt sẽ không còn thở nhanh. Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ uống kháng sinh đủ 5 ngày. Nhắc bà mẹ về tầm quan trọng phải hoàn tất đủ 5 ngày điều trị.

Chăm sóc trẻ tiêu chảy kéo dài khi khám lại

Tìm khung “Tiêu chảy kéo dài” trong phần khám lại của phác đổ điều trị trẻ bệnh. Khi trẻ tiêu chảy kéo dài đến khám lại sau 5 ngày, hãy theo những chỉ d ẫn dưới đây.

Hỏi xem trẻ đã ngừng tiêu chảy chưa và đi ngoài bao nhiêu lần một ngày.

Nếu trẻ chưa ngừng tiêu chảy (trẻ còn đi phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày), đánh giá lại toàn diện, nghĩa là đánh giá đầy đủ như được mô tả trong phác đổ

đánh giá và phân loại. Xác định và xử trí bất cứ vấn đề nào cần chú ý ngay chẳng hạn như mất nước. Rồi chuyển trẻ đi bệnh viên.

Nếu trẻ đã ngừng tiêu chảy (trẻ đi phân lỏng dưới 3 lần một ngày), hướng dẫn bà mẹ theo các hướng dẫn về nuôi dưỡng tuỳ theo tuổi của trẻ. Nếu trẻ không được nuôi dưỡng bình thường theo cách đó, bạn cần hướng dẫn bà mẹ cách nuôi dưỡng trong phác đồ tham vấn.

Chăm sóc trẻ lỵ khi khám lại

Tìm khung “Lỵ” trong phần khám lại của phác đồ điều trị trẻ.

Khi một trẻ được phân loại Lỵ đến khám lại sau 2 ngày, hãy theo các chỉ dẫn sau.

Đánh giá lại trẻ về tiêu chảy như đã được mô tả trong khung “Trẻ có tiêu chảy không?” trong phác đồ đánh giá và phân loại. Hỏi bà mẹ thêm những câu hỏi để xem tình trạng của trẻ để quyết định xem trẻ như cũ, xấu hơn ho ặc khá hơn. Chọn điều trị thích hợp.

Nếu trẻ có mất nước khi khám lại, sử dụng bảng để phân loại độ mất nước của trẻ. Chọn phác đồ bù dịch thích hợp và điều trị mất nước.

Nếu số lần đi tiêu chảy, máu trong phân, sốt, đau bụng hoặc ăn uống như cũ hoặc kém hơn, ngừng kháng sinh thứ nhất và cho kháng sinh thứ hai được khuyến cao Shigella (kháng sinh này được nêu rõ trong phác đồ điều trị). bệnh không đỡ có thể do Shigella kháng thuốc.

Cho trẻ uống liều đầu kháng sinh mới tại cơ sở y tế.

Hướng dẫn bà mẹ cách và khi nào cho uống kháng sinh và giúp bà mẹ cách để có thể cho trẻ uống đủ 5 ngày.

Dặn bà mẹ đưa trẻ đến khám lại lần nữa sau 2 ngày.

Nếu sau khi được điều trị với kháng sinh thứ hai trong 2 ngày mà trẻ vẫn chưa cải thiên, có thể trẻ bị lỵ amib. Trẻ này có thể được điều trị bằng metronidazole (nếu có sẩn hoặc gia đình có thể mua) hoặc chuyển đi để được điều trị. Amib chỉ có thể được chẩn đoán chính xác khi tìm thấy dạng hoạt động của E.histolytica trong hồng cầu của mẫu phân tươi.

Tuy nhiên, nếu trẻ:

Nhỏ hơn 12 tháng tuổi hoặc

Có mất nước ở lần khám đầu hoặc

Đã mắc sởi trong vòng 3 tháng gần đây.

thì trẻ này có nguy cơ cao. Hãy chuyển trẻ đi bệnh viên.

Nếu trẻ giảm số lần đi tiêu chảy, máu trong phân ít đi, đỡ sốt, đỡ đau bụng và ăn tốt hơn, có nghĩa là trẻ có cải thiên với kháng sinh. Nếu chỉ có vài dấu hiệu giảm thì sử dụng sự phán đoán của bạn để quyết định trẻ có cải thiên hay không. Dặn bà mẹ điều trị kháng sinh cho đủ 5 ngày. Nhắc bà mẹ tầm quan trọng của viêc dùng đủ liều kháng sinh.

Chăm sóc trẻ sốt rét hoặc sốt giống sốt rét khi khám lại

Bất cứ trẻ nào được phân loại có sốt rét hoặc sốt – giống sốt rét phải được khám lại nếu sau 2 ngày vẫn còn sốt. Nếu sốt kéo dài 2 ngày sau lần khám đầu hoặc sốt trở lại trong vòng 14 ngày, có thể:

Trẻ có nguyên nhân khác gây sốt, hoặc

Trẻ chưa được điều trị bằng thuốc sốt rét đúng như chỉ định tronglần khám đầu, hoặc

Trẻ bị sốt rét kháng với thuốc sốt rét được cho trong lần khám đầu.

Nếu trẻ cũng có phân loại đang mắc sởi trong lần khám đầu, sốt có thể do sởi. Sốt do sởi thường kéo dài nhiều ngày. Vì thế, sốt kéo dài có thể do sởi hơn là do sốt rét kháng thuốc.

Những chỉ dẫn để chăm sóc trẻ sốt rét hoặc sốt – giống sốt rét khi khám lại thì giống nhau. Tìm khung sốt rét trong phần khám lại của phác đổ điều trị trẻ.

Đánh giá lại trẻ toàn diên như trong phác đổ đánh giá và phân loại. Khi bạn đánh giá lại trẻ, tìm nguyên nhân sốt, có thể do viêm phổi, viêm màng não, sởi, nhiễm khuẩn tai hoặc lụ. Bạn cũng nên xem trẻ có bất cứ vấn đề gì khác có thể gây sốt, chẳng hạn như lao, nhiễm khuẩn đường tiết niêu, viêm xương tuỷ hoặc áp xe. Không sử dụng bảng của phác đổ đánh giá và phân loại để phân loại sốt của trẻ. Thay vào đó, chọn điều trị thích hợp được hướng dẫn trong ô khám lại. Nếu bạn nghi ngờ một nguyên nhân gây sốt khác ngoài sốt rét, đánh giá vấn đề đó kỹ hơn nếu cần và tham khảo hướng dẫn về điều trị vấn đề đó.

Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào hoặc cổ cứng hoặc thóp phổng, điều trị trẻ theo phác đổ đánh giá và phân loại về bệnh rất nặng có sốt / sốt rét nặng. Việc điều trị này bao gổm thuốc sốt rét thích hợp cho sốt rét nặng, một liều chloramphenicol tiêm bắp và một liều paracetamol. Cũng nên điều trị trẻ đẻ phòng hạ đường huyết và chuyển gấp đi bệnh viện.

Nếu có kết quả xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét:

Nếu bạn tìm thất ký sinh trùng sốt rét trên lam máu, chuyển trẻ đi bệnh viện. Trừ trường hợp trẻ được phân loại sốt – giống sốt rét ở lần khám đầu tại khu vực phía Bắc và đã được điều trị bằng cloroquine. Trong trường hợp này nếu bạn thấy lam máu có P.falciparum, đổi điều trị bằng artesunate hoặc artemisinin uống trong 5 ngày. Nếu tìm thấy P.vivax, mà bạn lại không tìm được nguyên nhân gây sốt khác, chuyển trẻ đi bệnh viện, vì trẻ có thể có nguyên nhân gây sốt khác ngoài sốt rét mà cơ sở y tế của bạn không thể phát hiện.

Trước khi chuyển, kiểm tra xem trẻ đã được điều trị bằng thuốc sốt rét uống như đã chỉ định ở lần khám đầu chưa. Nếu cần, cho trẻ uống một liều trước khi chuyển.

Nếu không tìm thấy ký sinh trùng sốt rét, tìm nguyên nhân khác gây sốt và điều trị nguyên nhân đó.

Phải chắc chắn trẻ đã được điều trị đầy đủ bằng thuốc sốt rét uống như đã chỉ định ở lần khám đầu.

Nếu chưa có kết quả xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét:

Kiểm tra xem trẻ có bất cứ nguyên nhân gây sốt nào khác ngoài sốt rét. Điều trị nguyên nhân gây sốt. Ví dụ, điều trị nhiễm khuẩn tai hoặc chuyển trẻ vì các vấn đề khác chẳng hạn như nhiễm khuẩn đường tiểu hoặc áp xe. Phải chắc chắn trẻ đã được điều trị đầy đủ với thuốc sốt rét uống như đã chỉ định ở lần khám đầu.

Nếu chỉ có sốt rét là nguyên nhân gây sốt, chuyển trẻ đi bệnh viện. Trừ trường hợp trẻ được phân loại sốt – giống sốt rét ở lần đầu khám tại khu vực phía Bắc, và đã được điều trị bằng chloroquine. Trong trường hợp này nếu chỉ có sốt rét là nguyên nhân duy nhất gây sốt, đổi điều trị bằng artesunate hoặc artemisnin uống trong 5 ngày. Trước khi chuyển, kiểm tra xem trẻ đã được uống thuốc như chỉ định ở lần khám đầu chưa. Nếu cần, cho trẻ một liều trước khi chuyển.

Đối với những trẻ không phải chuyển, dặn bà mẹ mang trẻ đến khám lại sau 2 ngày nếu vẫn sốt.

Nếu vẫn còn sốt mỗi ngày kéo dài trên 7 ngày, chuyển trẻ đi bệnh viện, vì trẻ có thể bị thương hàn hoặc một bệnh nặng khác cần phải xét nghiệm để chấn đoán và điều trị đặc hiệu.

Chăm sóc trẻ sốt không giống sốt rét khi khám lại

Tìm khung “Sốt – không giống sốt rét” trong phần khám l ại của phác đổ điều trị trẻ. Khi một trẻ có sốt được phân loại như sốt – không giống sốt rét đến khám lại sau 2 ngày vì vẫn còn sốt, hãy theo những chỉ dẫn dưới đây:

Khi trẻ có nguy cơ sốt rét, và sốt kéo dài sau 2 ngày, có thể có vài nguyên nhân gây sốt chưa được phát hiên ở lần khám đầu. Đánh giá lại trẻ một cách toàn diên như trong phác đổ đánh giá và phân loại. Tìm nguyên nhân gây sốt. Bạn cũng hãy xem trẻ có vấn đề khác gây sốt, chẳng hạn như lao, nhiễm trùng đường tiểu, viêm xương tuỷ hoặc áp xe. Rổi chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp trong các ô khám lại.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào hoặc cổ cứng, hoặc thóp phổng, điều trị như bệnh rất nặng có sốt hoặc sốt rét nặng.

Nếu trẻ có bất kỳ nguyên nhân gây sốt không phải sốt rét, đ iều trị nguyên nhân gây sốt.

Nếu kết quả xét nghiêm máu dương tính, hoặc không có xét nghiêm và không tìm được nguyên nhân gây sốt khác: điều trị trẻ bằng thuốc sốt rét thích hợp theo khuyến cáo của Chương trình phòng chống sốt rét quốc gia. Dặn bà mẹ mang trẻ đến khám lại sau 2 ngày nếu vẫn còn sốt.

Nếu vẫn sốt hàng ngày và kéo dài trên 7 ngày, chuyển trẻ đi bệnh viện. Cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán để xác định nguyên nhân gây sốt kéo dài của trẻ.

Chăm sóc trẻ sởi có biến chứng mắt và/hoặc miệ ng khi khám lại

Tìm khung “Sởi có biến chứng mắt và/hoặc miệng” trong phần khám lại của phác đổ điều trị trẻ. Khi trẻ đã được phân loại sởi biến chứng mắt và/hoặc miệng được đưa đến khám lại sau 2 ngày, theo các chỉ dẫn dưới đây:

Đánh giá trẻ, kiểm tra mắt và miệng. Chọn điều trị dựa trên những dấu hiệu của trẻ.

Điều trị nhiễm trùng mắt:

Nếu mắt trẻ đang chảy mủ, yêu cầu bà mẹ mô tả hoặc chỉ cho bạn cách bà mẹ điều trị nhiễm trùng mắt. Nếu bà có mang theo ống thuốc mỡ, bạn có thể nhìn xem bà mẹ có dùng không. Có thể có vấn đề khiến bà mẹ đã không điều trị đúng. Ví dụ, có thể bà mẹ không điều trị 3 lần một ngày, hoặc bà mẹ không lau sạch mắt trước khi tra thuốc, hoặc trẻ có thể vùng vẫy làm bà mẹ không thể tra thuốc vào mắt trẻ.

Nếu bà mẹ đã làm đúng như hướng dẫn trong 2 ngày và mắt vẫn còn mủ, chuyển trẻ đi bệnh viện.

Nếu bà mẹ đã làm không đúng như hướng dẫn, hỏi bà mẹ có những vấn đề gì khi bà mẹ cố gắng điều trị. Hướng dẫn bà mẹ bất kỳ điều gì bà mẹ có vẻ không biết. Thảo luân với bà mẹ cách khắc phục những khó khăn mà bà mẹ đang gặp. Cuối cùng, giải thích cho bà mẹ tầm quan trọng của việc điều trị. Khuyên bà mẹ đưa trẻ trở lại nếu mắt không cải thiện. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ bà mẹ vẫn chưa có thể điều trị mắt đúng, bạn hãy sắp xếp để bà mẹ điều trị cho trẻ hằng ngày tại cơ sở y tế hoặc chuyển trẻ đi bệnh viện.

Nếu mắt không còn mủ nhưng vẫn còn đỏ, tiếp tục điều trị. Giải thích cho bà mẹ rằng việc điều trị có hiệu quả. Động viên và tiếp tục điều trị đúng cho đến khi mắt trẻ hết đỏ.

Nếu mắt hết mủ và hết đỏ, ngưng điều trị. Khen bà mẹ điều trị mắt tốt. Nói với bà mẹ trẻ đã khỏ bệnh.

Điều trị loét miệng:

Nếu vết loét miệng nặng hơn, hoặc miệng có mùi hôi, chuyển trẻ đi bệnh viện. Loét miệng có thể làm trẻ khó ăn uống và có thể trở nên trầm trọng. Mùi rất hôi có thể là do nhiễm khuẩn nặng. Vấn đề loét miệng của sởi có thể là biến chứng của nhiễm nấm hoặc herpes.

Nếu vết loét miệng vẫn như cũ hoặc tốt hơn, khuyên bà mẹ tiếp tục điều trị bằng tím gentian 0,25% hoặc xanh methylen 1% hoặc glycerin borat 3% ch o đủ 5 ngày.

Bà mẹ nên tiếp tục nuôi trẻ với chế độ ăn thích hợp để duy trì cân nặng trong khi trẻ bị bệnh cấp tính và đề phòng suy dinh dưỡng. Hướng dẫn bà mẹ cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ như mô tả trong phác đổ tham vấn cho bà mẹ. Đặc biệt nhắc nhở bà mẹ cần quan tâm đến việc nuôi dưỡng trẻ bị sởi vì có nguy cơ dễ bị suy dinh dưỡng. Vì trẻ bị sởi có nguy cơ mắc bệnh cao trong nhiều tháng, nên điều quan trọng phải giải thích và hướng dẫn cho bà mẹ biết những dấu hiệu cần đưa trẻ đến khám lại ngay. Trẻ b ị sởi có nguy cơ biến chứng cao hoặc có vấn đề mới, do ức chế nhiễm dịch xảy ra trong và sau sởi.

Chăm sóc trẻ viêm tai khi khám lại

Tìm khung “Viêm tai” trong phần khám lại của phác đổ điều trị trẻ bệnh. Khi một trẻ học phân loại viêm tai đến khám lại sau 5 ngày, hãy theo các chỉ dẫn dưới đây. Những chỉ dẫn này được áp dụng cho viêm tai cấp hoặc mãn.

Đánh giá lại trẻ có vấn đề tai và đo nhiệt độ cho trẻ (hoặc sờ xem trẻ có sốt không). Sau đó chọn điều trị dựa trên các dấu hiệu của trẻ.

Nếu bạn sờ có khối sưng sau tai khi so sánh với tai bên kia, trẻ có thể bị viêm xương chũm, nếu trẻ có sốt cao (nhiệt độ ở nách 38,50C trở lên), trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nặng. Trẻ bị viêm tai đến khám lại, có khối sưng đau sau tai hoặc sốt cao, như vây trẻ bị bệnh nặng hơn, cần được chuyển đi bệnh viện.

Viêm tai cấp: Nếu vẫn còn đau tai hoặc chảy nước tai sau khi được dùng kháng sinh 5 ngày, điều trị cùng loại kháng sinh thêm 5 ngày nữa. Dặn bà mẹ đưa trẻ khám lại sau 5 ngày tiếp theo để bạn có thể kiểm tra xem bệnh có tiến triển tốt không.

Nếu tai trẻ vẫn còn chảy nước, hướng dẫn bà mẹ tiếp tục làm khô tai bằng bấc sâu kèn. Giải thích cho bà mẹ tầm quan trọng của việc giữ tai khô mới có thể lành bệnh được.

Viêm tai mãn: Kiểm tra xem bà mẹ có làm khô tai đúng như hướng dẫn không. Để làm việc này, nói bà mẹ mô tả hoặc chỉ cho bạn thấy cách bà làm khô tai. Hỏi bà có thể làm khô tai bao nhiêu lần. Hỏi về những khó khăn bà đã gặp khi cố gắng làm khô tai và thảo luân với bà cách vượt qua những khó khăn này. Động viên bà tiếp tục làm khô tai. Giải thích việc làm khô tai là biện pháp điều trị hữu hiệu nhất của chảy nước tai. Không làm khô tai có thể làm cho trẻ bị giảm thính lực.

Nếu trẻ không còn đau tai hoặc chảy nước tai, khen ngợi bà mẹ đã điều trị cẩn thân. Hỏi xem bà đã cho trẻ uống kháng sinh đủ 5 ngày chưa. Nếu chưa, dặn bà mẹ cho trẻ uống đủ liều kháng sinh.

Chăm sóc trẻ có vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý khi khám lại

Tìm khung “Vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý” trong phần khám lại của phác đổ điều trị trẻ. Khi trẻ có vấn đề nuôi dưỡng trẻ cần được đưa đến khám lại sau 5 ngày, hãy theo các chỉ dẫn dưới đây:

Đánh giá lại việc nuôi dưỡng trẻ bằng cách hỏi bà mẹ những câu hỏi phần trên cùng của phác đổ tham vấn cho bà mẹ. Xem biểu đổ tăng trưởng của trẻ hoặc phiếu theo dõi mô tả bất kỳ vấn đề nuôi dưỡng đã được phát hiện trong lần khám đầu và những lời khuyên trước đây. Hỏi bà mẹ đã áp dụng những lời khuyên đó như thế nào. Ví dụ, trong lần khám đầu bạn đã hướng dẫn cách nuôi dưỡng tích cực hơn, nói bà mẹ mô tả một bữa ăn như thế nào và ai cho trẻ ăn.

Tham vấn cho bà mẹ về bất kỳ vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý mới hoặc tổn tại từ 5 ngày trước. Nếu bà mẹ có vấn đề trở ngại khi nuôi dưỡng trẻ, bạn hãy thảo luân cách giải quyết vấn đề.

Ví dụ, nếu bà mẹ có khó khăn khi nuôi dưỡng tích cực hơn vì cần nhiều thời gian cho trẻ hơn, thảo luân cách sắp xếp lại thời gian bữa ăn cho trẻ. Nếu bạn có những tham vấn mới thay đổi đánh kể vấn đề nuôi dưỡng trẻ, hãy đề nghị bà mẹ mang trẻ đến khám lại sau 5 ngày nữa.

Nếu trẻ nhẹ cân so với tuổi, đề nghị bà mẹ đưa trẻ đến khám lại sau 30 ngày. Trong lần khám đó, cán bộ y tế sẽ xem xét sự tăng cân của trẻ để xác định những thay đổi nuôi dưỡng cần thiết.

Ví dụ:

Trong lần khám đầu, bà mẹ của một trẻ 2 tháng tuổi nói bà đã cho trẻ bú 2 hoặc 3 bình sữa và bú mẹ nhiều lần mỗi ngày. Cán bộ y tế khuyên bà hãy cho bú mẹ thường xuyên hơn, lâu hơn và giảm dần sữa hoặc thức ăn khác.

Trong lần khám lại, cán bộ y tế đặc câu hỏi với bà mẹ để biết bà đã cho những thức ăn khác bao nhiêu lần trong ngày và cho bú mẹ bao nhiêu lần trong ngày và mỗi lần bú bao nhiêu lâu. Bà mẹ nói hiên nay bà chỉ cho trẻ bú một bình sữa mỗi ngày và bú mẹ 6 lần trở lên trong 24 giờ. Cán bộ y tế khen ngợi bà làm tốt, rổi cán bộ y tế khuyên bà ngưng hoàn toàn sữa ngoài và cho bú mẹ ít nhất 8 lần trong 24 giờ. Vì có sự thay đổi nuôi dưỡng đáng kể, cán bộ y tế cũng dặn bà mẹ mang trẻ đến khám lần nữa. Trong lần khám tới, cán bộ y tế sẽ kiểm tra xem trẻ có được bú mẹ thường xuyên hơn không và động viên bà mẹ.

Chăm sóc trẻ thiếu máu khi khám lại

Tìm khung “Thiếu máu” trong phần khám lại của phác đổ điều trị trẻ bệnh. Khi trẻ có lòng bàn tay nhợt đến khám lại sau 14 ngày, hãy theo các chỉ dẫn dưới đây:

Cho trẻ thêm viên sắt và dặn bà mẹ cho trẻ uống như đã hướng dẫn cho lần khám đầu.

Tiếp tục cho trẻ viên sắt khi bà mẹ đưa trẻ trở lại mỗi 14 ngày cho đến 2 tháng.

Nếu sau 2 tháng bàn tay của trẻ vẫn còn nhợt, chuyển trẻ đi bệnh viên.

Chăm sóc trẻ nhẹ cân khi khám lại

Trẻ được phân loại nhẹ cân cần được khám lại sau 30 ngày (trẻ c ần được trở lại sớm hơn, nếu có vấn đề nuôi dưỡng). Một số cơ sở y tế có những buổi hẹn đặc biệt để tham vấn về nuôi dưỡng và khám lại những trẻ suy dinh dưỡng. Một buổi đặc biệt cho phép cán bộ y tế dành hết thời gian cần thiết để thảo luân về nuôi dưỡng với nhiều bà mẹ và có giới thiệu cách chế biến thức ăn tốt cho trẻ nhỏ.

Tìm khung “Nhẹ cân” trong phần khám lại của phác đổ điều trị trẻ bệnh. Theo những chỉ dẫn dưới đây để khám lại cho trẻ nhẹ cân.

Để đánh giá trẻ, hãy cân trẻ và xác định xem trẻ còn nhẹ cân so với tuổi không. Bạn cũng nên đánh giá lại cách nuôi dưỡng bằng cách hỏi bà mẹ những câu hỏi ở phần trên cùng của phác đổ tham vấn.

Nếu trẻ không nhẹ cân so với tuổi, khen ngợi bà mẹ đã thay đổi cách nuôi dưỡng và đã có hiệu quả.

Nếu trẻ vẫn còn nhẹ cân so với tuổi, tham vấn cho bà mẹ về bất kỳ vấn đề nuôi dưỡng được phát hiện. Tham vấn nuôi dưỡng bao gổm hướng dẫn bà mẹ cho trẻ những thức ăn thích hợp với lứa tuổi của trẻ và cho trẻ ăn đủ, thường xuyên. Tham vấn cũng bao gổm hướng dẫn bà mẹ cách nuô i trẻ tích cực.

Nhắc bà mẹ đưa trẻ trở lại sau 1 tháng. Điều quan trọng là tiếp tục theo dõi trẻ hàng tháng để khuyên bảo và động viên bà mẹ cho đến khi trẻ được nuôi dưỡng tốt và tăng cân đều đặn hoặc không còn nhẹ cân. Nếu trẻ tiếp tục sụt cân và chế độ ăn có vẻ không thay đổi, chuyển trẻ đi bệnh viên hoặc đến một nơi tư vấn về nuôi dưỡng.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận