Chữa đau lưng không ‘động dao kéo’

BS Chua Soo Yong chuyên gia cột sống và phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm Atlas, bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore cho biết: Đau lưng rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, và đôi khi phẫu thuật không phải là giải pháp duy nhất.

BS Chua Soo Yong chuyên gia cột sống và phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm Atlas, bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore cho biết: Đau lưng rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, và đôi khi phẫu thuật không phải là giải pháp duy nhất.

vietnamnet
vietnamnet
Bác sĩ Chua Soo Young – Chuyên gia phẫu thuật chấn thương và chỉnh hình

Dưới đây là những chia sẻ của ông về vấn đề này.

Tìm nguyên nhân là quan trọng nhất

Đau lưng là loại đau nhức phổ biến nhất ảnh hưởng đến mọi người thuộc mọi lứa tuổi. Dĩ nhiên khi già đi, các đĩa đệm ở lưng cũng như các khớp sẽ “hao mòn” và do đó tỷ lệ bị đau lưng có thể sẽ tăng lên. Nguyên nhân chính của đau lưng khác nhau ở các lứa tuổi, do vậy, tìm hiểu được nguyên do là điều rất quan trọng.

Ở người già, triệu chứng đau lưng liên quan đến đau chân, tê hoặc yếu, nhất là khi đi lại. Điều này khá phổ biến ở các bệnh nhân tôi từng gặp. Đau lưng ảnh hưởng tới khả năng đi lại trên quãng đường dài, vì họ phải tìm ghế ngồi nghỉ trước khi có thể tiếp tục bước đi – một vấn đề được biết đến với cái tên Hẹp cột sống (hẹp ống sống). Bên cạnh các triệu chứng gây chèn ép dây thần kinh, đau khớp do tuổi già cũng góp phần đáng kể đến các triệu chứng đau lưng.

Phần lớn các trường hợp đau lưng sẽ cảm thấy khá hơn khi dùng thuốc giảm đau, điều trị nội khoa và vật lý trị liệu nhưng các bệnh nhân đã chịu đựng cơn đau hơn 6 tuần nên điều trị chuyên sâu hơn. Một vài bệnh nhân tôi gặp cũng tìm kiếm các liệu pháp điều trị thay thế như nắn chỉnh xương hoặc châm cứu trước khi gặp tôi. Đa số họ đến gặp tôi vì không thấy các liệu pháp ban đầu này giúp thuyên giảm triệu chứng nhiều.

vietnamnet
vietnamnet

Ngoài cơn đau lưng dai dẳng không cải thiện sau liệu pháp điều trị đơn giản, còn một vài triệu chứng của đau lưng khác chúng ta phải chú ý nghiêm túc hơn: Đau lưng vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ; đau lưng liên quan đến chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt, các chi yếu đi; và đau lưng sau khi bị ngã cũng nên được điều trị cẩn thận và bạn nên tìm kiếm các tư vấn y tế chuyên môn. Điều này nhằm loại trừ đau lưng do một nguyên nhân “nguy hiểm” hơn như gãy xương, ung thư hoặc nhiễm trùng cột sống.

Khi phẫu thuật là hướng giải quyết

Không phải tất cả trường hợp đau lưng đều cần phẫu thuật. Nó phụ thuộc vào chẩn đoán, và chỉ có thể được xác định sau khi thăm khám y tế. Chỉ 5-10% bệnh nhân đau lưng tôi gặp cần phẫu thuật. Hầu hết thì không cần và tiếp tục cải thiện mà không phải trải qua “động dao kéo”.

Nếu phẫu thuật là hướng điều trị thì có các cách phẫu thuật khác nhau giúp cải thiện tình trạng cụ thể của bạn. Điều này chỉ có thể được xác định sau khi bác sĩ – chuyên gia cột sống khám đánh giá. Ngày nay phẫu thuật cột sống rất an toàn và – nó rất khoa học và chính xác. Với các kĩ thuật và lựa chọn mới hơn chỉ vừa mới ra mắt những năm gần đây, ví dụ các kĩ thuật đốt sóng cao tần dùng kim giải quyết tổn thương và xẹp đĩa đệm cột sống, cũng như máy đau thần kinh, nhiều bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú hoặc điều trị bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu không cần nằm viện lâu và làm giảm thời gian “không hoạt động”. Bác sĩ sẽ đánh giá xem liệu bạn có phù hợp với những thủ thuật như vậy mà không cần gây mê toàn thân hay không.

Tuy nhiên, nếu bạn cần phải phẫu thuật cột sống truyền thống, nghĩa là cần gây mê toàn thân để thực hiện thủ thuật lớn hơn, bác sĩ sẽ chọn thủ thuật phù hợp với bạn nhất sau khi cân nhắc các rủi ro và lợi ích. Nếu bạn lo ngại về việc bị liệt sau phẫu thuật (hầu hết bệnh nhân lo ngại điều này), thì có cực kỳ hiếm trường hợp như vậy khi dùng các kĩ thuật mới ngày nay. Điều này bao gồm gây mê tiên tiến, kĩ thuật phẫu thuật, định hướng cột sống và theo dõi thần kinh tủy sống (theo dõi tủy sống trong quá trình phẫu thuật để bảo đảm an toàn và kết quả tốt hơn).

Phòng ngừa đau lưng dưới

Điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình là cố gắng tránh phẫu thuật nếu có thể. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:

• Tích cực hoạt động bằng việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các chương trình thể thao hoặc tập thể dục nhóm hàng ngày với bạn bè.

• Giữ cho các khớp được linh hoạt bằng việc tập luyện và duy trì các chuyển động và sự mềm dẻo.

Thực hiện các bài tập chịu sức nặng nhẹ nhàng để giữ xương khỏe, như các bài tập nâng tạ nhẹ. Làm khỏe các cơ lõi hỗ trợ cột sống bằng việc tập các bài tập vật lý trị liệu đích, pilates hoặc yoga.

Tất cả điều này sẽ đảm bảo cho cột sống và các cấu trúc hỗ trợ của bạn được khỏe mạnh và chắc chắn, và chuẩn bị cho các thử thách sẽ gặp phải khi có tuổi.

Nhân chuyến công tác tới Hà Nội, bác sỹ Chua Soo Yong – chuyên gia phẫu thuật chấn thương & chỉnh hình và bác sỹ Pary Sivaraman – chuyên gia nội thận & ghép thận cấp cao, bệnh viện Mount Elizabeth thuộc tập đoàn y tế Parkway Singapore sẽ có buổi tư vấn miễn phí cho bệnh nhân gặp các vấn đề về cơ xương khớp, cột sống, chấn thương thể thao; và thận, suy thận, cần ghép thận tại Hà Nội ngày 09/9/2016.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận