Chứng dạ dày yếu và cách điều trị hiệu quả

Định nghĩa

Chứng dạ dày yếu là nói tính co dãn gân cơ của dạ dày giảm sút, sự co bóp của thành vách dạ dày giảm yếu, là dạ dày không có sức.

Nguyên nhân

  • Là một chứng trạng của thể chất không có sức, cho nên thường kiêm phát sinh với sa dạ dày.
  • Do thói quen ăn uống không có qui luật, do quá ăn quá uống khiến dạ dày quá mệt mỏi.
  • Tiếp tục phát do thiếu máu, lao phổi thương hàn. Đây là do cơ của dạ dày doanh dưõng chướng ngại, hoặc do độc tố xâm phạm thần kinh gây ra.
  • Ngoài ra áp suất bụng giảm ít, tinh thần đau khổ buồn bực cũng là nguyên nhân. Bệnh này phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới.

Chứng trạng

  • Chứng trạng tự bệnh nhân thấy được là: Lúc đói bụng còn đỡ đau khổ, sau khi ăn vào thì thấy vùng dạ dày đầy trướng, có cảm giác đè nặng, lượng ăn giảm ít, thường ăn uống chưa đạt đến mức bình thường thì cảm thấy no đầy mà giữa chừng phải tạm ngừng ăn uống, luôn luôn có ợ hơi, nao nao buồn nôn mà không nôn được, hoặc nuốt chua tào tạp, nôn ra nội dung vật chất chua, ngoài ra dễ mệt, đầu nặng mơ hồ, xây xẩm v.v…
  • Chứng trạng người ngoài biết được như: Mặt thiếu sắc máu, mạch đập mềm yếu, vách bụng (bì bạc trì hoãn) nhẽo, nhăn nheo. Lúc đói bụng nếu uống 100 – 300cm3 nước ấm, hoặc sau lúc ăn, nhẹ nhàng sờ tay có thể thấy tiếng nước vẽ. Thời gian bài tiết ra các chất trong dạ dày tương đối kéo dài nhưng về sáng sớm dạ dày thường trống rỗng, nước tiểu tuy không biến hóa gì, đại tiện thường bí kết.

Cách chữa và phương thang

Bình vị tán

Vùng dạ dày có cảm giác đầy bè ra (đầy trướng) đình trệ thì dùng, nhưng phần nhiều dùng Hương sa bình vị tán hoặc Gia vị bình vy tán.

Dược:

Xương truật 16g

Sinh khương 8g

Đại táo 8g

Hậu phác 12g

Trần bì 12g

Cam thảo 4g

Hương sa bình vị tán.

Tức Bình vị tán gia thêm:

Hương phụ 16g

Hoắc hương 4g

Sa nhân 6g.

Vị thuốc Sa nhân trong điều trị viêm dạ dày mạn

Gia vị bình vị tán.

Tức Bình vị tán gia thêm

Mạch nha 8g Thần khúc 8g.

Thang Lục quân tử

So với lúc dùng Bình vị tán bệnh thế càng tiến hành, nét mặt thiếu sắc máu, mạch đập mềm yếu, vách bụng mỏng nhẽo, ăn xong mệt mỏi thích ngủ, đầu nặng xây xẩm dùng phương này phù hợp. Hoặc dùng Hương sa lục quân tử, thang Hóa thực dưỡng tỳ. Nếu vùng bụng có tiếng nước reo rõ rệt, miệng khát xây xẩm có thể dùng thang Linh quế truật cam, thang Phục linh trạch tả, Ngũ linh tán v.v…

Dược:

Nhân sâm 16g Bạch truật 16g
Trần bì 5g Đại táo 8g
Phục linh 16g Bán hạ 16g
Sinh khương 8g Cam thảo 4g

Thang Hương sa lục quân tử

Nhân sâm 12g Bạch truật 12g
Trần bì 8g Đại táo 6g
Phục linh 12g Bán hạ 12g
Sinh khương 6g Cam thảo 4g
Sa nhân 4g Hoắc hương 4g
Hương phụ 8g.

Thang Hóa thực dưỡng tỳ

Tức thang Lục quân tử thêm Sa nhân 6g Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra đều 8g.

Vị thuốc Mạch nha
Vị thuốc Mạch nha

Thang Linh quế truật cam

Phục linh 24g Quế chi 16g

Bạch truật 12g Cam thảo 8g

Thang Phục linh trạch tả

 

Trạch tả 16g Sinh khương 12g
Cam thảo 6g Phục linh 16g
Bạch truật 12g Quế chi 8g

Ngũ linh tán

Trạch tả 20g Quế chi 8g
Trư linh 12g Bạch linh 12g
Bạch truật 12g

Nghiền nhỏ mỗi lần uống 4g, ngày 3 lần nước sôi điều uống.

Thang Tiểu kiến trung

Góc bụng trên nhỏ hẹp, da dẻ doanh dưỡng không tốt mà mỏng nhẽo, có thể sờ biết cơ thẳng bụng khẩn trương thì dùng thích hợp, nếu có tiếng nước reo rõ rệt thì thêm Bán hạ, Phục linh.

Dược:

Quế chi 16g Sinh khương 16g

Cam thảo 8g Đại táo 16g

Thược dược 24g

Nấu được rồi bỏ bã, cho thêm Giao di 80g lại đun thêm 5 phút rồi uống ấm.

Phục linh ẩm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận