Chứng Đại trường tân khuy là chỉ sau khi bị ngoại cảm nhiệt bệnh, hao tổn chất dịch ở ruột; Hoặc là tuổi cao chất tân bị suy giảm, sau khi đẻ bị huyết hư, đến nỗi chất dịch ở ruột suy tổn mà xuất hiện các chứng hậu chủ yếu như đại tiện khô kết, bài tiết khó khăn.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đại tiện khô kết, bài tiết khó khăn, phải dùng sức cố rặn mà phân cũng khó ra, miệng khô và hồi, hoặc thấy đầu mặt choáng váng, sắc mặt không tươi, tiểu tiện sẻn đi nhiều lần, lưỡi đỏ ít tân dị, rêu lưỡi vàng, mạch Tế hoặc kiêm Sác.
Chứng Đại trường tân khuy thường gặp trong các bệnh Tiện bí và Sản hậu tiện bí.
Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Tỳ âm hư, chứng Dương minh Phủ thực, chứng Khí hư tiện bí.
Phân tích
– Bộ vị bệnh biến chứng Đại trường tân khuy ở Đại trường, cơ chế bệnh là do ruột khô không nhuận. Chứng này gặp trong bệnh Tiện bí phần nhiều do Vị Trường có nhiệt, tân dịch bị nhiệt tà nung nấu, đường ruột sáp trệ, có chứng trạng đại tiện khô kết, miệng khô và hôi, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi ít tân dịch, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác; Điều trị nên tiết nhiệt nhuận trường thông tiện, cho uống bài Thanh táo nhuận trường thang (Y thuần dắng nghĩa) hoặc Ngũ nhân hoàn (Thế y đắc hiệu phương).
– Tuổi cao thể lực yếu, âm tân bất túc, chất dịch ở ruột thiếu thốn, chẳng có nước để bơi thuyền, có chứng đại tiện khó khăn rặn mãi không ra, điều trị nên tư âm nhuận Trường, cho uống bài Thiên địa tiễn (Chứng nhân mạch trị) gia Hắc chi ma, Hồ đào nhục, Sinh thủ ô…
– Chứng này gặp trong bệnh Sản hậu tiện bí là do mới đẻ khí huyết bị hao tổn, huyết hư tân dịch khô, ruột mất sự nhu dưỡng, có các chứng trạng đại tiện bí kết, sắc mặt trắng nhợt, choáng đầu hoa mắt, miệng khô lưỡi nhạt ít tân dịch mạch Tế; Điều trị nên dưỡng huyết sinh tân nhuận trư&ng, cho uống Tứ vật ma nhân hoàn (Chứng nhân mạch trị).
Người cao tuổi ít hoạt động, công năng truyền đạo ở Vị Trường giảm sút, một khi tân dịch ở Đại trường cũng bị suy thì có khi sáu bảy ngày thậm chí tám chín ngày mới đại tiện một lần có khi uống thuốc cũng không kết quả cần phải nhờ vào phép thông đạo, sau khi thông đạo được rồi thì thấy đại tiện lỏng vài lần, tiếp đó lại thấy táo bón. Nếu thể lực hư yếu, sau khi đẻ mất nhiều máu, khí huyết bất túc, tân dịch khô cạn, dùng quá nhiều hoặc dùng phép hạ nhầm, thường dẫn đến tai hại khí huyết hư thoát, không thể không cẩn thận.
Chẩn đoán phân biệt
– Chứng Tỳ âm hư với chứng Đại trường tân khuy: Cả hai đều có thể do tân dịch bất túc dẫn đến đại tiện khô kết. Nhưng chứng Tỳ âm hư phần nhiều do mệt nhọc nội thương gây nên. Âm huyết của Tỳ khuy tổn không chỉ biểu hiện đại tiện khô kết, miệng khô khát nước, hơn nữa Tỳ hư tân dịch không phân bố, thường thấy kiêm chứng không thiết ăn uống, cơ bắp teo gầy, ăn vào không tiêu hóa, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác; Mà chứng Đại trường tân khuy không thấy có. về phép điều trị cũng khác nhau. Tỳ âm hư chú trọng và tư bổ Tỳ âm; Chứng Đại trường tân khuy chú trọng vào nhuận trường thông tiện, đó là cơ sở để chẩn đoán phân biệt.
– Chứng Dương minh Phủ thực với chứng Đại trường tân khuy, cả hai tuy đều do tân dịch khuy tổn dẫn đến đại tiện bí kết. Nhưng chứng Dương minh phủ thực là do ngoại tà hóa nhiệt vào lý, kết ở Dương minh, nhiệt hun đốt, tân tổn thương, táo và thực câu kết, cho n ên không đại tiện, hơn nữa còn có các hiện tượng Thực nhiệt úng kết như bụng rắn trướng đầy, phát sốt về chiều, miệng khô, rêu lưỡi vàng xốp, mạch Trầm Thực. Chứng Đại trường tân khuy là sau khi bị Nhiệt bệnh dư tà chưa sạch, tân dịch ở ruột đã thiếu, nhiệt tà nhẹ nên không có chứng bụng rắn chắc trướng đầy, nên dùng thuốc công hạ. Loại sau nên dùng thuốc nhuận tràng thông tiện, nên dùng thuốc nhuận hạ.
– Chứng Khí hư tiện bí với chứng trường tân khuy, cả hai đều có chứng bí kết không đại tiện được. Nhưng chứng Khí hư tiện bí là do Tỳ Phế khí hư, nguyên khí bất túc không có sức truyền tống cho nên đại tiện khó khăn phải rặn, lâm sàng phải có đầy đủ các chứng trạng về Khí hư như sắc mặt trắng nhợt, đoản hơi yếu sức, tinh thần mỏi mệt, dễ ra mồ hỏi, nên áp dụng phép ích khí kiện Tỳ. Chứng Đại trường tân khuy đại tiện khó khăn là do tân dịch suy thiếu, không có nước mà đẩy thuyền chứ không biểu hiện gì về Khí hư, điều trị nên theo phép nhuận trường thông tiện.
Trích dẫn y văn
– Tạng Thận bị tà, vì hư nên không chế ước được tiểu tiện thì tiểu tiện không lợi, tân dịch khô ráo, Trường Vị khô rít cho nên đại tiện khó (Đại tiện nan hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận).
– Người cao tuổi tinh huyết bất túc, người mới đẻ khí huyết khô cạn đến nỗi Vị trường không nhuận, đó là Hư Bế vậy (Đại tiện bất thông – Y học tâm ngộ).
– Đại trường bị táo nhiệt thì tạng âm khô ráo, Trường Vị không thông, đại tiện bí kết; Thanh táo nhuận trường thang chủ chữa bệnh ấy (Thu táo – Y thuần đắng nghĩa).