[Chứng trạng] Chứng Phế khí hư yếu ở trẻ em

Chứng Phế khí hư yếu ở trẻ em là tên gọi chung các chứng trạng do các bệnh ho, suyễn tái phát nhiều lần, điều trị lâu ngày không khỏi, Phế khí bị tổn thương, phát sinh đoản hơi thiểu khí, hô hấp không lợi hoặc công năng bảo vệ bên ngoài của tạng Phế hạ thấp gây nên bệnh.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đoản hơi, động làm càng tăng, khó thở, thậm chí há miệng thở suyễn, tự ra mồ hôi, tiếng nói thấp khẽ, sắc mặt trắng bệch, sắc môi nhợt, chất lưỡi non bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế Nhược. Lại do dễ tự ra mồ hôi, thường bị ngoại tà xâm phạm mà gây nên cảm mạo.

Chứng này gặp nhiều trong các bệnh Háo suyễn, Khái thấu, Hãn chứng.

Chứng Phế khí hư yếu ở trẻ em nên chẩn đoán phân biệt với các chứng Phế Tỳ khí hư ở trẻ em, chứng Phế thận khí hư ở trẻ em, chứng Tâm Phế khí hư ở trẻ em, chứng Phế dương hư ở trẻ em.

Phân tích

Chứng Phế khí hư yếu trong các tật bệnh khác nhau, biểu hiện lâm sàng cũng không giống nhau.

– Như bệnh Háo suyễn xuất hiện chứng Phế khí hư yếu, biểu hiện lâm sàng có các chứng khó thở, đoản hơi yếu, há miệng thở suyễn không nằm ngửa được, sắc mặt kém tươi, tinh thần mỏi mệt; Điều trị nên bổ chỗ hư của Phế khí, tả cái thực do Phế bị uất để dẹp cơn suyễn, chọn dùng bài Hoàng kỳ thang (Tạng phủ tiêu bản dược thức).

– Bệnh Khái thấu xuất hiện chứng Phế khí hư yếu, biểu hiện lâm sàng là ho kéo dài, tiếng ho yếu sức, khó thở, hễ động làm thì đoản hơi; Điều trị dùng bài Bổ Phế tán (Y tông kim giám).

– Chứng Phế khí hư xuất hiện trong chứng ra nhiều mồ hôi là do biểu khí không bền, công năng bảo vệ bên ngoài hạ thấp, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là mình lạnh, tự ra mồ hôi, thiếu hơi biếng nói, không chịu nổi phong hàn; điều trị nên bổ Phế cố biểu, cho uống bài Ngọc bình phong tán (Đan Khê tâm pháp)

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Phế Tỳ khí hư ở trẻ em với chứng Phế khí hư yếu ở trẻ em, thuộc tính hai chứng bệnh này đều là Khí hư, vị trí bệnh lại cùng ở một Tạng Phủ, cho nên lâm sàng có thể thấy các chứng hô hấp khí yếu, thiểu khí biếng nói, động làm thì suyễn thở. Nhưng vì chứng Phế Tỳ khí hư có kiêm cả Tỳ khí hư, cho nên thường kèm theo các chứng kém ăn bụng dưới trướng, ỉa lỏng, tinh thần mỏi mệt, thể trạng gầy còm. Hơn nữa chứng Phế Tỳ khí hư ở trẻ em, thường là do Tỳ khí hư dẫn đến Phế khí hư, tức là nói “Bệnh mẹ liên lụy đến con”, lâm sàng có thể thấy các chứng trạng ngực khó chịu và nhiều đờm, căn cứ vào đó mà phân biệt.

– Chứng Phế Thận khí hư ở trẻ em với chứng Phế khí hư yếu ở trẻ em: Phế chủ khí, Thận chủ nạp khí. Chứng Phế Thận khí hư ở trẻ em biểu hiện lâm sàng đột xuất nhất là thì thở ra nhiều, thì hút vào ít, nạp khí khó khăn, động làm thì thở suyễn, không nằm ngửa được so với chứng Phế khí hư yếu đều nặng hơn; Đây là vì chứng Phế Thân khí hư ở trẻ em phần nhiều do chứng Phế khí hư yếu ở trẻ em lâu ngày phát triển nên, đó là chứng Phế khí hư yếu ở trẻ em biểu hiện thêm một bước nặng thêm – những đặc điểm ấy là cơ sở chẩn đoán phân biệt giữa hai chứng.

– Chứng Tâm Phế khí hư ở trẻ em với chứng Phế khí hư yếu ở trẻ em: Phế chủ khí, Tâm chủ huyết, hai Tạng cùng ở Thượng tiêu. Phế khí ở trẻ em vốn yếu, dễ bị ngoại tà làm hại, Phế khí tổn thương càng dễ dẫn đến Tâm khí bị tổn hại. Chứng Tâm Phế khí hư ở trẻ em tất phải có các chứng hồi hộp không yên, mạch Động Sác hoặc Kết Đại. Tâm khí bị tổn hại cũng có thể liên lụy đến Phế càng hư nên hô hấp yếu, hễ động làm thì suyễn nặng so với chứng Phế khí hư yếu lại càng rõ rệt. Vì vậy chứng Tâm Phế khí hư ở trẻ em biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hồi hộp, ngực khó chịu, đoản hơi với chứng Phế khí hư yếu đơn thuần khó thở đoản hơi hoặc thiểu khí có chỗ khác nhau.

– Chứng Phế dương hư ở trẻ em với chứng Phế khí hư yếu ở trẻ em: Phế chủ trị tiết, tự hô hấp, có thể thông điều thủy đạo, chứng Phế dương hư ở trẻ em với chứng Phế khí hư yếu ở trẻ em cùng thuộc Hư chứng nhưng mức độ có khác nhau. Chứng Phế dương hư là chỉ công năng riêng của tạng Phế giáng thấp, ngoài những biểu hiện lâm sàng Phế khí hư yếu như thở khẽ, thiểu hơi biếng nói, tự ra mồ hôi, còn có thể thấy các chứng mặt mắt phù thũng, cơ thể lạnh, tay chân lạnh, ho nhổ ra đờm lõang, do công năng thông điều thủy đạo của Phế giảm sút, tạo nên những biểu hiện thủy thấp, đàm ẩm đọng ở trong. Những chứng trạng và cơ chế bệnh đó khác nhau, có thể làm căn cứ để phân biệt chứng Phế dương hư ở trẻ em với chứng Phế khí hư yếu ở trẻ em.

Trích dẫn y văn

– Sau khi mắc bệnh nặng và ốm kéo dài hoặc sau khi uống thuốc hàn lương quá khắc phạt hoặc sau khi thổ kéo dài, tả kéo dài đột nhiên thấy thở gấp giống như Suyễn mà không phải suyễn, hơi thở ngắn gấp gọi là khí đoản. Đoản là cơ sở của Đoạn, là khí sắp thoát vậy (Háo suyễn chứng trị – Ầu ấu tập thành).

– Lại có chứng hư bại, đột ngột há miệng suyễn nặng, thở vài ít thở ra nhiều mà hơi thở ra, vào không vướng trệ, đó là Thận không nạp khí, phù tán ra bên ngoài.

– Chứng Hư suyễn, thiếu khí mà ngắn rít, cho uống Hoàng kỳ thang của Khiết cổ (Âu khoa tạp bệnh tâm pháp yếu quyết – Y tông kim giám).

– Con người cảm thấy hơi thở giữa hơi ở trong và hơi ở không nối tiếp nhau tức là đại khí hư mà muốn hãm, không thể gắn bó để nâng Phế lên (Trị đại khí hạ hãm phương – Y học trung trung tham tây lục).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận