[Chứng trạng] Chứng Thấp đàm (Đàm thấp) trong Đông y

Chứng Thấp đàm cũng gọi là chứng Đàm thấp, chỉ về chứng Đàm do thấp trọc ứ đọng lâu ngày gây nên bệnh. Phần nhiều do Tỳ hư không vận chuyển, thủy thấp ứ đọng ở trong mà thành bệnh.

Biểu hiện chủ yếu của chứng Thấp đàm là khái thấu nhiều đàm, sắc đàm trắng chất loãng, hoặc mửa ra bọt rãi, vùng ngực bị đầy, hoặc suyễn thở có tiếng đờm, nôn mửa kém ăn, thân thể chân tay nặng nề, sắc mặt vàng bủng hoặc phù nhẹ, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trơn nhớt, mạch Hoạt hoặc Hoãn.

Chứng Thấp đàm thường gặp trong các bệnh Khái thấu, Suyễn, Âu thổ; Cũng có thể xuất hiện trong bệnh Hôn mê.

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Phong đàm, Hàn đàm.

Phân tích.

– Chứng Thấp đàm có thể xuất hiện trong nhiều loại tật bệnh Bệnh Khái thấu và Suyễn có chứng Thấp đàm phần nhiều do thấp đàm nghẽn trở Phế, Phế mất túc giáng gây nên. Khái thấu có nhứng chứng trạng đặc trưng là khái thấu nhiều đàm, dễ khạc đàm, sắc đàm trắng loãng; điều trị nên theo phép kiện Tỳ táo thấp, hóa đàm chỉ khái, cho uống bài Nhị trần thang (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương) gia vị. Bệnh Suyễn thì có chứng trạng đặc trưng là hô hấp gấp gáp, đàm khò khè, ngực khó chịu, thậm chí phải há miệng so vai, cánh mũi phập phồng; điều trị nên táo thấp khu đàm; giáng khí bình suyễn; cho uống bài Tam tử dưỡng thân thang(Hàn thị y thông) hợp với Nhị trần thang.

– Bệnh Ẩu thổ gặp trong chứng Thấp đàm, có chứng trạng chủ yếu là nôn mửaọt rãi tái phát nhiều lần; là do thấp đàm ngăn trở ở trong, Vị khí không giáng gây nên; điều trị nên hòa Vị giáng nghịch, táo thấp hóa đàm, cho uống bài Tiểu bán hạ thang (Kim Quỹ yếu lược)hoặc Nhị trần thang.

– Thần thức hôn mê xuất hiện chứng Thấp đàm, trong họng có tiếng đờm khò khè, nôn mửa ra bọt rãi, thần trí mơ hồ, nói năng không tỉnh táo, hôn mê bất tỉnh; đây là do thấp đàm che lấp thanh khiếu gây nên; điều trị nên táo thấp hóa đàm, khai khiếu tỉnh thần, cho uống bài Địch đàm thang (Kỳ hiệu lương phương) uống với Tô hợp lương hoàn (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương).

Chứng Thấp đàm dễ xuất hiện ở người béo mập, cuối mùa Hạ thấp khí thịnh, người bị thấp đàm thường thấy bệnh nặng thêm. Thấp là Âm tà, ban đêm được âm khí vào hùa, cho nên về ban đêm lượng đàm tăng nhiều.

Trong quá trình diễn biến bệnh cơ của chứng Thấp đàm dễ xuất hiện chứng Vị khí nghịch lên và chứng Tỳ hư thấp khốn. Tỳ khí hư yếu, thủy thấp đình trệ dễ sinh ra thấp đàm, mà thấp đàm nghẽn ở trong tiến thêm bước nữa là tổn thương Tỳ khí, cho nên chứng Thấp đàm dễ có kiêm chứng Tỳ hư thấp khốn.

Chứng Tỳ hư khấp khốn biểu hiện chủ yếu là kém ăn, sau khi ăn thường trướng bụng, vùng ngực bụng trướng đầy, kém ăn nôn mửa, tiểu tiện ít, đại tiện nhão, đầu nặị buộc, chân tay nặng nề. Thấp đàm nghẽn trệ ở trung tiêu, có kiêm Vị khí nghịch lên, còn biểu hiện vùng bụng đầy trướng, lợm lòng nôn mửa v.v.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Phong đàm với chứng Thấp đàm đều có thể gặp trong bệnh hôn mê và có các chứng trạng cộng đồng như nhiều đờm, họng có tiếng đờm khò khè, sùng sục phát thành tiếng, nôn mửa ra đờm rãi. Chỗ khác nhau là chứng Phong đàm do phong với đàm câu kết, thể trạng người bệnh vốn Can dương cang thịnh, đàm theo phong động nên phát bệnh đột ngột, hoa mắt chóng mặt, co giật, chân tay tê dại, bán thân bất toại, miệng khô méo xếch, thậm chí hôn mê ngã lăn, miệng mửa ra rãi trắng, mắt đỏ, phiền táo, mạch Huyền Hoạt Sác. Chứng Thấp đàm là do đàm thấp vít lấp thanh khiếu, có chứng trạng nhiều đờm sùng sục, mửa ra bọt rãi, hay ngủ, chân tay nặng nề hoặc bất toại, sắc mặt sạm xỉn kém tươi, mạch Nhu Hoãn. Loại trên có biểu hiện của chứng Phong, loại sau thì chỉ có thấp thịnh đờm sùng sục, cho nên chẩn đoán phân biệt không khó.

Trích dẫn y văn

– Chứng Thấp đàm, mình nóng hoặc không nóng, mình nặng chân mỏi, nôn mà không khát, hung cách đầy, có lúc mửa ra đàm, thân thể mềm nhũn, đó là chứng nội thương thấp đàm. Nguyên nhân của thấp đàm, do trung khí bất túc, Vị dương không tiêu hóa được, Tỳ dương không phân bố đươc thì thủy cốc lưu đọng thành ra Đàm ra Âm mành thành chứng Thấp đàm. Mạch của thấp đàm phần nhiều Trầm Hoạt; Hoạt Thực là có ngoan đàm; Hoạt mà Nhuyễn là có hư trệ, Hoạt mà không Sác là Tỳ thấp thành Đàm; Hoạt mà đới Sác là do thấp nhiệt gây nên.

Điều trị Thấp đàm, táo thấp thì đàm tự hóa được; lý Tỳ thì đàm vận hành, cho uống Nhị trần Bình vị tán, hoặc Nhị trần khương phong thang, Thấp uất thành nhiệt, cho uống Chi liên nhị trần thang. Người hư yếu cho uống Lục quân tử thang; kiêm nhiệt thì gia Chi, Liên, Kiêm hàn thì gia Khương, Phụ (Đàm chứng luận – Chứng nhân mạch trị).

– Chứng thấp đàm bề ngoài thì thể trạng béo, nhiều mồ hôi mỏi mệt; Bên trong thì bụng đầy, sôi bụng ỉa lỏng; Điều trị chủ yếu phải táo thấp phân lợi (Đàm ẩm – Thấp tùng nham tập).

– Sáng dậy thấy đàm trước ra đậm đặc sau loãng, đó là Tỳ thấp có đàm. (Kim tử cửu y tán – Thanh đợi danh y y án tinh hoa).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận