[Chứng trạng] Chứng Tỳ Phế khí hư – Phân biệt và điều trị

Chứng Tỳ Phế khí hư là chỉ một loại chứng hậu phức hợp Tỳ khí hư, đồng thời kiêm cả Phế khí hư. Hoặc là Tỳ khí bị hư từ trước, Tỳ mắc bệnh liên lụy đến Phế tạo thành chứng Tỳ Phế khí hư; Hoặc là Phế khí bị hư từ trước, Phế mắc bệnh liên lụy đến Tỳ hình thành chứng Phế Tỳ khí hư.

Loại trên, lâm sàng lấy biểu hiện Tỳ khí hư làm chủ yếu; Loại dưới thì có chứng trạng của Phế khí bất túc khá rõ ràng. Biểu hiện chủ yếu của chứng Tỳ Phế khí hư là Tỳ mất sự kiện vận, Phế mất sự tuyên giáng, chất nước không phân bố được, đàm và thấp ngăn trở gây nên bệnh biến. Nhân v ì Tạng P hủ bất túc mà thành Hư chứng, cho nên phần nhiều do nội thương gây nên.

Chứng Tỳ Phế khí hư, biểu hiện lâm sàng có thể chia làm hai nhóm chứng trạng, một là Phế khí hư thì khái thấu kéo dài, Đờm trắng loãng, ngực khó chịu đoản hơi, tiếng thấp, tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi, dễ cảm mạo; Một là Tỳ khí bất túc thì kém ăn, bụng trướng, đại tiện nhão, chân tay nặng nề thậm chí mặt và tứ chi phù thũng, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Tế Nhược.

Chứng Tỳ Phế khí hư thường gặp trong các bệnh Cảm mạo; Khái thấu Suyễn chứng.

Trên lâm sàng, ngoài chẩn đoán về chứng Tỳ Phế khí hư, cần chẩn đoán phân biệt với các chứng đơn thuần khác như Tỳ khí hư và chứng Phế khí hư; còn phải phân biệt chẩn đoán các chứng Đàm thấp ngăn trở Phế và chứng Phế Thận khí hư.

Phân tích

Phế chủ khí toàn thân, Tỳ lại là nguồn sinh hoá ra khí, cho nên chứng Tỳ Phế khí hư phần nhiều xuất hiện từ Tỳ nhất là trong bệnh biến của tạng Phế; Biểu hiện lâm sàng tuy nguyên nhân khác n hau mà có tật bệnh không giống nhau, nhưng về cơ chế bệnh về đại thể thì tương tự.

– Trong Cảm mạo mà có chứng Tỳ Phế khí hư, phần nhiều gặp ở người cao tuổi thể lực yếu, ốm nặng mới khỏi hoặc ốm lâu dằng dai hoặc phụ nữ sau khi đẻ chính khí chưa hồi phục. Tỳ khí bất túc thì nguồn sinh hoá bị thiếu hụt. Phế khí bất túc thì thiểu khí đoản hơi, biểu vệ không bền, cho nên rất dễ bị ngoại cảm phong hàn mà thành bệnh cảm mạo. Ngoài những chứng trạng phong hàn bó ở biểu phận như phát sốt, sợ lạnh, đau đầu đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù, còn biểu hiện cả chứng trạng Phế Tỳ khí hư như tự ra mồ hôi, đoản hơi, mệt mỏi, mạch Hư vô lực (chủ yếu là Phế khí bất túc). Nếu có kiêm đàm ẩm thì khái thấu ra đờm trắng; điều trị nên ích khí giải biểu, tuyên Phế hoá đàm, cho uống bài Sâm tổ ẩm (Hoà tễ cục phương). Nếu Vệ khí không bền, tự ra nhiều mồ hôi và hay bị cảm mạo, thì nên ích khí cố biểu đẩy tà khí ra ngoài, khu phong cầm mồ hôi, cho uống bài Ngọc bình phong tán (Đan Khê tâm pháp), Nếu khí hư nặng, cũng có thể uống Bổ trung ích thang(Tỳ Vị luận).

Nếu Khái thấu xuất hiện trong chứng Tỳ Phế khí hư tất phải có các chứng khái thấu lâu ngày, Phế khí bị tổn hại mất chức năng thanh túc, Tỳ thấp tụ lại dễ sinh đờm, phát bệnh đầu tiên là ở Phế rồi sau mới lấy dần sang Tỳ, như khái thấu, đàm nhiều sắc trắng, kém ăn, đầy bụng, đại tiện nhão, chân tay mỏi, rêu lưỡi trắng, mạch Hoãn, thậm chí hụt hơi tự ra mồ hôi… Đều là những chứng trạng thuộc Tỳ Phế khí hư; Điều trị nên ích khí kiện Tỳ, hoá đàm chỉ khái, cho uống Bạch truật thang (Khiết cổ gia chân). Lục quân tử thang (Phụ nhân lương phương).

u bệnh Háo suyễn xuất hiện chứng Tỳ Phế khí hư, thì khái suyễn nhiều đờm dính, khạc khó ra đờm, mạch Hoạt; đó là do T ỳ khí bất túc, đờm thấp thịnh ở trong, đường thở bị nghẽn trở, Phế khí mất hoà giáng; Điều trị theo phép bổ Tỳ ích khí, khu đàm giáng khí bình suyễn, cho uống bài Tô tử giáng khí thang (Hoà tễ cục phương) hợp với Tam tử dưỡng thân thang (Hàn thị y thông) gia giảm. Mục Suyễn xúc sách Cảnh Nhạc toàn thư viết “Phế Tỳ khí hư, thượng tiêu hơi nóng hơi khát mà suyễn, nên cho uống Sinh mạch tán” (Nội ngoại thương biện hoặc luận).

Chứng Tỳ Phế khí hư phần nhiều xuất hiện ở người cao tuổi mắc bệnh khái suyễn mạn tính, cho nên phần nhiều từ Phế khí bị hư từ trước rồi dần dần mới đến tạng Tỳ làm cho Tỳ khí cũng hư; Tỳ đã hư thì nguồn sinh hoá của Khí và Phế khí lại càng bất túc; Nặng hơn thì khí của năm Tạng đều bất túc, tinh khí của Thận cũng ngày càng ít dần đi, có thể hình thành chứng cả ba tạng Tỳ Phế Thận đều hư.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Phế khí hư với chứng Tỳ Phế khí hư: Cả hai đều là Hư chứng; Loại trên chỉ là Phế khí bất túc, mà loại dưới là chứng hậu phức hợp hai tạng Tỳ Phế đều hư.

Nếu do Phế khí hư từ trước rồi mới liên lụy đến Tỳ khí bất túc, thì chứng trạng loại trên nhẹ mà loại dưới nặng. Phế khí hư là giai đoạn bước đầu của Tỳ Phế khí hư. Tỳ Phế khí hư là do Phế khí hư phát triển thêm một bước tạo thành. Chứng trạng cộng đồng của hai loại là ho và suyễn, mửa ra đờm, ngực khó chịu, thiểu khí, mặt nhợt, tự ra mồ hôi, rêu trắng, mạch Nhược; Đất (?) là Phế khí bất túc, Phế mất sự tuyên giáng; mà chứng Tỳ Phế khí hư còn có biểu hiện kém ăn, trướng bụng, đại tiện nhão, chân tay rã rời, nhiều đờm sắc trắng do Tỳ mất sự kiện vận, đàm thấp ở trong gây nên; Chẩn đoán phân biệt hai chứng này không khó.

– Chứng Tỳ khí hư với chứng Tỳ Phế khí hư, hai chứng này cũng đều là Hư chứng, lâm sàng tuy đều có biểu hiện cộng đồng kém ăn, trướng bụng, chân tay rã rời, đại tiện nhão… nhưng chứng Tỳ Phế đều hư nên có cả chứng trạng Phế khí bất túc như ngực khó chịu, thiếu khí, mặt nhợt, tự ra mồ hôi hoặc khái suyễn; Đây là do Tỳ khí bị hư từ trước, nguồn sinh hoá của khí không đầy đủ, dẫn đến Phế khí cũng hư. Trên thực tế, lâm sàng chỉ chứng Khí hư, phần nhiều là nói chứng Tỳ Phế khí hư, vì vậy mục Tỳ vị hư thực truyền biến luận sách Tỳ vị luận của Lý Đông Viên viết: “Khí của Vị bị tổn thương, nguyên khí cũng không thể đầy đủ, mà các bệnh sẽ sinh ra từ đó”, lại nói: “Tỳ Vị hư thì Phế rất dễ bị bệnh, bởi thế vì Hư mà Bổ rất dễ thành công” là theo lý lẽ đó.

– Chứng Đàm thấp nghẽn Phế với chứng Tỳ Phế khí hư, biểu hiện lâm sàng của hai chứng này khác nhau rất ít; Trên thực tế, đàm thấp thịnh của Tỳ Phế khí hư rất giống với c hứng Đàm thấp nghẽn Phế. Chỗ bất đồng của hai chứng là chứng Đàm thấp nghẽn Phế có thể do ngoại cảm phong hàn thấp tà, khái suyễn lâu ngày đến nỗi không phân bố tân dịch mà tụ đàm thấp, úng tắc đường thở, cho nên đờm nhiều sắc trắng loãng.

Chứng Đàm thấp nghẽn Phế phần nhiều là Thực chứng hoặc là chứng Bản hư mà Tiêu thực. Chứng Tỳ Phế khí hư tuy cũng lấy một biểu hiện chủ yếu là Đàm nhiều trong loãng sắc trắng, nhưng các chứng trạng về Phế khí bất túc như thiếu khí, tự ra mồ hôi, và Tỳ khí bất túc như kém ăn, trướng bụng, đại tiểu tiện nhão, mệt mỏi đều rõ rệt. Chứng Phế khí hư là Hư chứng do tạng khí bất túc hình thành; về điều trị, Thực chứng thì nên trừ thực tà, táo thấp để trừ đàm; Hư chứng nên phù chính và trừ tà, kiện Tỳ để hoá thấp.

– Chứng Phế Thận khí hư với chứng Tỳ khí hư: Phế chủ về hô hấp, mà Thận chủ nạp khí, Phế chủ khí mà Thận là gốc của khí, cho nên chứng Phế Thận khí hư lấy Thận khí hư hoặc Thận dương bất túc làm chủ yếu, biểu hiện các chứng hư suyễn, đoản hơi, động làm thì bệnh tăng, hơi thở thấp nhỏ, tự ra mồ hôi, chân tay lạnh, nặng hơn thì són đái, lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế và Xích bộ nặng hơn, vì vậy chứng Phế Thận khí hư còn gọi là chứng Thận không nạp khí.

Còn chứng Tỳ Phế khí hư, bộ vị bệnh ở Thượng, Trung tiêu, ngoài các chứng trạng Phế khí bất túc như khái suyễn đoản hơi, tự ra mồ hôi, phải có chứng trạng Tỳ khí bất túc như kém ăn, trướng bụng, đại tiện nhão, mỏi mệt… phân biệt hai chứng này không mấy khó khăn. Chứng Tỳ Phế khí hư phát triển thêm một bước ảnh hưởng tới Thận, có thể hình thành chứng Phế Tỳ Thận khí hư, theo bệnh tình tiến triển mà bàn, chứng Tỳ Phế khí hư khá nhẹ mà chứng Phế Tỳ Thận khí hư thì khá nặng.

Trích dẫn y văn

Tỳ Vị bị hư, lười biếng hay nằm, chân tay không rắn chắc. Nếu gặp thời lệnh thu táo, thấp nhiệt lui chậm, thân thể nặng nề đau khớp xương, miệng đắng lưỡi khô, ăn không ngon, đại tiện không đều, tiểu tiện nhiều lần, không muốn ăn, ăn vào không tiêu; lại thấy cả bệnh của Phế, rờn rợn sợ rét, ủ rũ kém vui, sắc mặt cau có không bình thường, đó là do dương khí không thoải mái, điều trị nên Thăng Dương ích Vị (Phế chi Tỳ Vị Hư luận – Tỳ Vị luận).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận