PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY Ở TRẺ EM
I. ĐỊNH NGHĨA
Là gãy đầu trên xương cánh tay. Đường gãy nằm ở trên cổ phẫu thuật xương cánh tay.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Công việc chẩn đoán
a. Hỏi
• Sanh khó? (sơ sinh).
• Té đập vai hay té chống tay? (trẻ lớn).
b. Khám
• Tay gãy ít hay không cử động.
• Tay lành đỡ khuỷu tay đau.
• Dấu nhát rìu ở vai.
• Bầm máu muộn vùng nách.
• Gãy hỡ hay gãy kín?
• Khám cảm giác và vận động tay bên gãy.
• Bắt mạch cổ tay bên gãy.
c. Cận lâm sàng
• X-quang: vai thẳng.
• Phân loại theo Harris-Salter: – Type I: gãy ngang qua sụn tiếp hợp.
– Type II: gãy ngang qua sụn tiếp hợp và 1 phần xương cánh tay.
– Type III: gãy gãy qua sụn tiếp hợp và đi vào mặt khớp.
– Type IV: gãy từ xương cánh tay đi đến mặt khớp.
• Echo: khớp vai (sơ sinh).
• Công thức máu.
3. Chẩn đoán
• Xác định: dấu gãy xương + X-quang.
• Phân biệt: – Gãy xương đòn.
– Liệt đám rối cánh tay.
– Viêm nhiễm vùng vai.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
• Lành xương vững chắc.
• Ưu tiên xử trí tổn thương phối hợp.
2. Điều trị bảo tồn
• Chỉ định: các gãy kín, gãy hở độ 1.
• Kỹ thuật: – Dán băng keo thun cố định cánh tay vô thân người và băng vải treo tay (sơ sinh – 1tuổi).
– Bột chữ U hoặc nẹp vải Desault: gãy không di lệch, gãy gài, gập góc < 500 ở Trẻ 1 -12 tuổi.
• Theo dõi: – Tuần hoàn chi bên gãy.
– Hô hấp (băng keo, bột chữ U, nẹp vải Desault).
3. Phẫu thuật
• Chỉ định: – Nắn thất bại sau 2 lần.
– Gãy hở > độ 2.
– Có tổn thương kèm của mạch máu & thần kinh.
– Gãy kèm trật khớp vai.
– Gãy kiểu H. Salter III, IV.
• Kỹ thuật: gây mê, nắn, xuyên đinh qua da dưới C-arm: gãy di lệch, gập góc.
– Kỹ thuật nắn kín: để tư thế cánh tay dang 70o, gấp khuỷu 90o, xoay ngoài, tiến hành kéo dọc trục và nắn chỉnh các di lệch của xương gãy. Sau đó bó bột chữ U hoặc xuyên ít nhất 2 đinh cố định xương gãy.
– Kỹ thuật mổ hở: gãy độ III, IV.
+ Rạch da theo bờ trước cơ Delta.
+ Tách cơ Delta bộc lộ ổ gãy, tránh làm tổn thương đám rối thần kinh-động mạch cánh tay.
+ Nắn lại xương gãy, xuyên 1-2 đinh cố định xương gãy.
+ Khâu vết mổ. Sau mổ bất động tay gãy bằng cách mang đai treo cánh tay.
– Xuyên đinh mỏm khuỷu kéo tạ: các trường hợp phải nằm tại giường.
4. Hỗ trợ
• Giảm đau: Acemol, Aspirin.
• An thần: Valium.
• Kháng sinh (gãy hở, phẫu thuật, xuyên đinh).
IV. THEO DÕI
• Bỏ băng vải, bột sau 3 – 4 tuần.
• Rút đinh sau 4 – 6 tuần.
• Tập VLTL: – Ngay sau điều trị: tập để giữ tầm vận động các khớp còn lại.
– Sau bỏ băng, bột: tập để lấy tầm vận động các khớp dưới băng, bột.
– Ngay sau mổ: tập để giữ tầm vận động các khớp.
• Lượng giá tầm vận động khớp vai sau điều trị.