1. ĐẠI CƯƠNG
1.1 Định nghĩa
Gãy Monteggia bao gồm gãy đoạn gần xương trụ kèm trật chỏm quay
1.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp là do lự tác động trực tiếp từ xương trụ như: Đỡ đòn hoặc đập vào vật cứng.
1.3 Phân loại: Phân loại Bado
> Loại I: Gãy xương trụ gập góc ra trước kèm trật chỏm quay ra trước.
> Loại II: Gãy than xương trụ gập góc ra sau kèm chỏm quay trật ra sau hay sau ngoài.
> Loại III: Gãy xương trụ kèm trật chỏm quay ra trước hoặc trước ngoài.
> Loại IV: Gãy cả thân xương trụ và quay kèm
2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN
2.1 Bệnh sử
Khai thác bệnh sử bao gồm thời gian, nguyên nhân, cơ chế chấn thương và các sơ cấp cứu trước đó
2.2Khám lâm sàng
– Sưng đau khuỷu, đau khi vận động, nhất là khi sáp ngữa cẳng tay
– Đánh giá tổn thương thần kinh mạch máu kèm theo (thường là tổn thương thần kinh liên cốt sau).
2.3 Cận lâm sàng
Chụp X quang thẳng nghiêng lấy khuỷu và cổ tay để đánh giá di lệch
3. CHẨN ĐOÁN
3.1Chẩn đoán xác định
Chẩn đóan xác định dựa vào lâm sàng và X quang 3.2Chẩn đoán biến chứng
Gãy Monteggia có thể có các biến chứng như: chèn ép khoan, tổn thương thần kinh, mạch máu, gãy hở…
4. ĐIỀU TRỊ
4.1 Mục tiêu điều trị
Lành xương, hết trật khớp quay trụ trên
Phục hồi chức năng vận động của cẳng tay
4.2 Nguyên tắc điều trị
Bất động vững chắc
Tập vận động sớm
4.3 Điều trị cụ thể
– Nắn bó bột chỉ áp dụng cho bệnh nhân nhi
– Gãy Monteggia thường được phẫu thuật kết hợp xương trụ bằng nẹp vít (nếu có gãy xương quay thì xương quay cũng KHX bằng nẹp vít) và nắn chỏm quay. Thường chỏm quay vững ở tư thế khuỷu gấp 90o
+ Nếu chỏm quay vững ở mọi tư thế thì không cần nẹp tăng cường + Nếu chỏm quay chỉ vững khi khuỷu gấp 90o nhưng không vững khi duỗi hay sấp cẳng tay→ thường do KHX trụ chưa tốt.
+ Chỏm quay không thể nắn được hoặc mất vững nhiều tư thế khác nhau (ngoại trừ tư thế gấp khuỷu)bọc lộ chỏmquay lấy mô mềm chèn vào, thường do DC vòng chèn vào, khâu phục hồi DC + Trật chỏm quay sau mổ dưới 6 tháng→ KHX lại xương trụ, nếu còn di lệch chỏm quay thì mổ nắn hoặc tái tạo dây chằng vòng. Trên 6 tháng: Cắt chỏm quay
5. THEO DÕI TÁI KHÁM
5.1 Tiêu chuẩn nhập viện
Tất cả các gãy Monteggia
5.2 Theo dõi
Theo dõi lành xương
Theo dõi phục hồi chức năng cẳng tay
5 .3 Tiêu chuẩn xuất viện
Bệnh nhân giảm đau Vết mổ khô, không sốt
5.4 Tái khám
Tái khám 01 tuần, 02 tuần và sau đó mỗi 04 tuần và kiểm tra X quang mỗi tháng đến khi lành xương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phác đồ điều trị Bệnh Viện Chợ Rẫy – 2013
2. Phác đồ điều trị Bệnh Viện Việt Đức – 2013
3. Chấn thương chỉnh hình chi trên – Bùi Văn Đức(2013)
4. Ralph Hertel, Dominique A. Rothenfluh(2010), Fractures of the Shafts of the Radius and Ulna, Rockwood & Green’s Fractures in Adults, 6th Edition, trang 967 – 987