PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG Ở NHỮNG BỆNH NHÂN XẸP ĐỐT SỐNG BẰNG PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÂN SỐNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Đốt sống là xương ở vùng sau lưng gắn kết với nhau tạo nên thân sống. Trong trường hợp gãy xẹp đốt sống, mô xương của thân sống bị xụp xuống, làm giảm chiều cao thân sống và biến dạng đốt sống. Gây triệu chứng đau lưng dai dẳng, hạn chế vận động, biến dạng cột sống gù vẹo, trượt, giảm chức năng hô hấp, liệt hoàn toàn.
Gãy xẹp: loãng xương, chấn thương, u máu, đa u tủy xương…
Việc điều trị nội khoa phải dùng tới những thuốc giảm đau mạnh, thuốc chống loãng xương, vltl, → thời gian dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cũng có nhiều thất bại.
Tạo hình đốt sống qua da (percutaneous vertebroplasty – PV) là phương pháp điều trị mới. Một lượng cement sinh học được bơm vào thân sống bị gãy xẹp giúp hàn gắn các gãy xương siêu nhỏ trong thân sống, làm bền vững thân sống và giảm đau
1985- Hervé Deramond đã tiến hành ca tạo hình đốt sống đầu tiên.
Hiện tại kĩ thuật này đã phát triển rộng rãi trên thế giới. Được FDA công nhận tính pháp lí về phương pháp cũng như dụng cụ và vật liệu.
II. CHỈ ĐỊNH
Gãy xẹp đốt sống do loãng xương gây đau.
a. Thông thường không điều trị khi gãy xẹp <5-10% chiều cao của thân sống
b. Đau nhiều gây trở ngại sinh hoạt của bệnh nhân.
c. Thất bại với những thuốc giảm đau đường uống.
d. Chỉ đau ngay tầng đốt sống gãy.
e. Gãy cấp tính: không có hiệu quả trong việc tự lành xương gãy.
Những tầng cột sống: làm phẫu thuật từ T5 tới L5, tuy nhiên không phản đối trong việc pV từ T1 tới xương cùng (trong trường hợp u nguyên phát, bệnh lí đa u tủy), và có thể làm đối với cột sống cổ (trong trường hợp u). u máu thân sống gây xụp thân sống hay tổn thương thần kinh.
Hủy xương do di căn và đa u tủy, PV giúp giảm đau và làm cho vững thân sống.
Những bệnh lí gãy xẹp do di căn: PV không cho hiệu quả giảm đau nhanh như trong trường hợp loãng xương.( pv có thể thực sự cần thiết vì giúp giảm được thuốc giảm đau khoảng 7-10 ngày sau PV )
Tái tạo lại cuống cung khi bị gãy
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Rối loạn đông máu
2. Tình trạng nhiễm trùng ở vùng gãy
3. Gãy xương có thể tự lành lại hoàn toàn
4. Cột sống mất vững
5. Gãy 80% chiều cao thân sống
6. Dị ứng thuốc cản quang
IV. CẬN LÂM SÀNG
Hình ảnh học: Xq, CT, MRI, đo loãng xương: đánh giá nguyên nhân tổn thương, vị trí tổn thương, số tầng tổn thương, độ xẹp đốt sống theo Denis, tình trạng đốt sống xẹp.
V. DỤNG CỤ VÀ KĨ THUẬT LÀM PV
Làm thủ thuật trong phòng mổ.
Bệnh nhân tư thế nằm sấp, gây tê tại chỗ.
Sử dụng bộ dụng cụ bơm cement sinh học vào thân sống
Được theo dõi sinh hiệu và tình trạng đau trong suốt quá trình làm PV
Trong suốt quá trình làm thủ thuật, dùng C-arm theo dõi đánh giá
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John M. Masthis, Hervé Deramond, Stephen M. Belkoff, (2006), “Percutaneous vertebroplasty and kyphoplasty” second edition,
2. Handbook of neurosurgery, seventh edition, 2010