THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
I/ ĐỊNH NGHĨA/ĐẠI CƯƠNG
Nguyên nhân phổ biến gây đau lưng đau chân, để lại di chứng nặng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mixter & Bar (1934) mô tả khá đầy đủ về triệu chứng lâm sàng.
Vi phẫu thuật lấy bỏ nhân nhầy là phương pháp điều trị tối ưu nhất.
Nachemson ước tính 80% dân số trải nghiệm đau lưng, 35% trong số đó có đau thần kinh tọa.
Khoản 70% bệnh nhân có đau thần kinh tọa điều trị bảo tồn thành công, chỉ 20% có chỉ định phẫu thuật
II/TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
1/ Bệnh sử:
Bệnh nhân than phiền đau lưng, lan xuống chân, khởi phát có thể nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
2/ Đặc điểm lâm sàng
– Khởi đầu đau lưng nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
-Có thể đột ngột đau lưng lan xuống chân.
-Giảm đau khi co gối và đùi.
-Đau tăng lên khi ho, hắt xì hơi.
-Triệu chứng bàng quang: chiếm 1-18%, tiều khó, tiểu không hết.
-Triệu chứng rễ:
+Đau lưng lan xuống chi dưới.
+Yếu vận động.
+Thay đổi cảm giác theo khoanh vùng da do rễ thần kinh chi phối.
+Thay đổi phản xạ.
+Dấu hiệu thoát vị gây chèn ép rễ thần kinh.
+Dấu Lasegue’ sign (+)
+Dấu Cram test (+)
+Dấu Lasegue chéo (+)
3/ Cận lâm sàng
Chụp phim MRI cột sống thắt lưng
III/ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
1/Điều trị bảo tồn:
-Chế độ hoạt động:
-Nghỉ ngơi tại giường: giảm triệu chứng, giảm chèn ép lên rễ thần kinh, giảm áp lực bên trong đĩa đệm.
-Thời gian nghỉ < 4 ngày, sau đó hoạt động trở lại.
-Hạn chế khuân vác nặng.
-Tập thể dục: trong tháng đầu tập thể dục nhẹ, trong 2 tuần đầu đi bộ, tập bơi, đạp xe đạp..
-Thuốc giảm đau:
-Thời gian đầu: thuốc acetaminophen, NSAIDs..
-Trường hợp đau nhiều đau theo rễ, dùng nhóm opioids <2-3 tuần.
-Thuốc giãn cơ.
-Tập vật lý trị liệu
-Thời gian điều trị từ 4-6 tuần, thất bại thì có chỉ định phẫu thuật.
2/Điều trị phẫu thuật:
Phẫu thuật cấp cứu:
+Hội chứng chùm đuôi ngựa +Thiếu sót vận động tiến triển.
+Đau không giảm mặc dù đã dùng nhóm narcotic.
+Bệnh nhân không muốn mất thời gian thử nghiệm điều trị bảo tồn.
Các phương pháp điều trị:
+Chemonucleolysis: tiêm chymopapain làm tiêu nhân nhầy.
+Phẫu thuật nội soi.
+Giải chèn ép đĩa bằng tia laser +Vi phẫu thuật lấy nhân thoát vị.
3/ Điều trị biến chứng:
-Dò dịch não tủy: phẫu thuật vá lổ dò, ghép mỡ, sau mổ cho bệnh nhân nằm sấp trong 24h đầu.
-Nhiễm trùng( nông, sâu, viêm thân sống đĩa đệm): dùng kháng sinh, phẫu thuật cắt lọc vết thương, kết hợp xử dụng kháng sinh.
-Đứt rễ thần kinh rất hiếm gặp.