VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG
I. ĐẠI CƯƠNG VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG
Viêm khớp phản ứng (VKPƯ) là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,… Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa,… thường gặp ở lứa tuổi trẻ, tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ như nhau.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh VKPƯ chưa được biết rõ. VKPƯ là một tình trạng viêm khớp vô khuẩn xảy ra sau một nhiễm khuẩn nào đó trong cơ thể mà không tìm thấy vi khuẩn tại khớp. Yếu tố gen giữ vai trò quan trọng trong bệnh sinh của bệnh VKPƯ, có 30-70% bệnh nhân VKPƯ dương tính với yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA-B27.
II. CHẨN ĐOÁN VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG
1. Chẩn đoán xác định
a . Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Amor (1983)
– Viêm vô khuẩn một hoặc vài khớp không đối xứng.
– Tiêu chảy hoặc có hội chứng lị.
– Viêm màng tiếp hợp mắt.
– Viêm niệu, viêm cổ tử cung.
– Viêm loét trợt niêm mạc, da.
– Cơ địa HLA-B27 (+) hoặc có tiền sử gia đình bệnh viêm cột sống dính khớp.
– Các xét nghiệm tìm thấy tác nhân gây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp. Bệnh VKPƯ được chẩn đoán khi có 4/7 triệu chứng trên.
b. Tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm bệnh li cột sóng thể huyết thanh âm tính châu Âu (1990)
– Đau, viêm đốt sống.
– Hoặc viêm màng hoạt dịch khớp (chủ yếu là khớp ở chi dưới và không đoì xứng). Có kèm theo một trong các hội chứng sau đây:
+ Có tiền sử gia đình bệnh viêm cột sống dính khớp.
+ Viêm khớp vẩy nến.
+ Bệnh lí ruột.
+ Đau vùng chậu hông.
+ Bệnh lí phần mềm quanh khớp.
+ Viêm khớp cùng chậu.
+ Viêm niệu đạo sinh dục.
c. Thề đặc biệt của VKPƯ: hội chứng Reiter chằn đoán khi có tam chứng: viêm khớp, viêm niệu đạo và viêm kết mạc mắt.
2. Chẩn đoán phân biệt
– Viêm khớp nhiễm khuẩn: viêm khớp một đơn độc, tình trạng nhiễm khuẩn, xét nghiệm dịch khớp, cấy máu, …
– Bệnh Gút: viêm khớp cấp tính, tiến triển từng đợt, đáp ứng với colchicin, …
-Viêm khớp dạng thấp thể một khớp: thường gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, viêm khớp tiến triển từng đợt, yếu tố dạng thấp dương tính, …
– Viêm khớp trong các bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS): thể trạng suy kiệt, xét nghiệm HIV dương tính, có tiền sử nghiện chích ma túy, …
III. ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG
1. Thuốc giảm đau
Có thể lựa chọn một trong các thuốc giảm đau
-Acetaminophen (paracetamol, Dolodon, Tylenol, …) 0,5g X 2-4 viên/24 giờ.
– Floctafenin (Idarac) 200mg X 2 viên/24 giờ.
2. Thuốc chống viêm không steroid
Chọn một trong số thuốc sau (lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng không mong muốn):
– Diclofenac (Voltaren) viên 50mg X 2 viên/ngày chia 2 hoặc viên 75mg X 1 viên/ngày sau ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bẳp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
– Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg X 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngảy X 2-3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đỏ chuyển sang đường uống.
– Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày uống sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
– Celecoxib (Celebrex) viên 200mg liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.
3. Thuốc tác dụng chậm
– Sulfasalazin (Salazopyrin) 1000-2000mg/24 giờ, điều trị kéo dài 1-3 tháng.
– Methotrexat: 7,5-20mg/tuần: điều trị kéo dải 1-3 tháng: trong trường hợp viêm nhiều khớp và tổn thương khớp nặng.
– Thuốc ức chế yếu tố hoại tử u TNF alpha: infliximab (Remicade): chỉ định trong trường hợp bệnh tổn thương khớp nặng nề hoặc kháng điều trị với các loại thuốc chống viêm không steroid và corticoid.
4. Thuốc corticoid
– Corticoid: điều trị corticoid toàn thân trong các trường hợp bệnh tiến triển nặng không đáp ứng với các thuốc chống viêm không steroid hoặc trường hợp bệnh nhân phụ thuộc corticoid, liều dùng 1-1,5mg/kg/24 giờ và giảm liều dần theo tinh trạng tiến triển và đáp ứng của bệnh nhân. Chỉ điều trị corticoid toàn thân trong thời gian ngắn, khi kiểm soát được bệnh phải chuyển sang điều trị thuốc chống viêm không sterroid.
Điều trị corticoid tại chỗ: tiêm khớp, tiêm các điểm bám gân (hydrocortison acetat, Depo-medrol, Diprospan, …).
– Kháng sinh (chỉ áp dụng điều trị khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục,…): tetracyclin (0,5 x4 viên/ngày), doxycyclin (100mg x4-6 viên/ngày), quinolon (0,5 X 1-2 viên/ngày) được dùng kéo dài tới 1-3 tháng.
IV. PHÒNG BỆNH VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG
Điều trị sớm các tình trạng nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn hệ tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa…).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anandarajah A, Ritchin CT (2005), "Treatment update on spondyloarthropathy", Curr Opin Rheumatol, May 2005: 17 (3): 247-256.
2. Cater JD, Hudson AP (2009), “Reactive arthritis: clinical aspects and medical management", Rheum Dis Clin North Am, Feb 2009; 35 (1):’21-44.
3. Cater JD (2006), “Reactive arthritis: defined etiologies, emerging pathophysiology, and unresolved treatment.X’, Infect Dis Clin North Am. Dec 2006; 20 (4): 827-847.
4. Inman R (2008), “Reactive arthritis and enteropathic arthritis", In: Klippel J, stone J, Crofford L.White p. "Primer on