[Da liễu] Chẩn Đoán, Điều Trị U Hạt Vòng (Granuloma Annulare)

U HẠT VÒNG (GRANULOMA ANNULARE)

1. ĐẠI CƯƠNG

– U hạt vòng là một bệnh da lành tính, mạn tính, thường không triệu chứng cơ năng, tổn thương ở lớp bì.

– Dạng điển hình: thương tổn cơ bản là sẩn, xếp thành chuỗi hình tròn hoặc vòng cung, thường ở mu bàn tay, bàn chân, cùi chỏ, đầu gối. Ngoài ra, còn có dạng toàn thân, dưới da, dạng loét và dạng mảng.

– Tỷ lệ nữ: nam = 2:1.

– Bệnh thường xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, không liên quan với chủng tộc và vùng địa lý.

Thỉnh thoảng yếu tố gia đình đã được ghi nhận: xuất hiện ở những đứa trẻ sinh đôi, anh chi em ruột.

– Dạng khu trú và dưới da thường xảy ra ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi. Dạng toàn thân thường xảy ra ở người lớn nhiều hơn.

– Hầu hết các trường hợp u hạt vòng khu trú tự lành trong vòng 2 năm.

2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Chưa rõ

3. YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH U HẠT VÒNG

– Nhiễm trùng và sự hình thành miễn dịch: U hạt vòng có thể xuất hiện trên vết sẹo

Zona, sau khi bị thủy đậu, sau chích ngừa uốn ván. Đặc biệt u hạt vòng dạng toàn thân

có liên quan với nhiễm HBV, HCV, HIV

– Ánh nắng mặt trời: U hạt vòng xuất hiện ở những vùng phơi nắng và tái phát theo mùa.

– Thuốc: Phản ứng thuốc giống u hạt vòng ở những người được điều trị với Allopurinol, Amlodipine, thuốc ức chế kênh Calci (Calcium channel blockers )

– Tiểu đường và bệnh lý tuyến giáp: Mối liên quan giữa u hạt vòng và tiểu đường đang còn bàn cãi. U hạt vòng cũng xuất hiện trên bệnh nhân bị viêm tuyến giáp, giảm năng tuyến giáp, u tuyến giáp.

– Ung thư: U hạt vòng có mối liên quan với u lympho Hodgkin và non-Hodgkin, bao gồm bệnh tế bào B (B-cell disease), u lympho tế bào T (T-cell lymphoma).

4. CHẨN ĐOÁN BỆNH U HẠT VÒNG

4.1. Lâm sàng

– Triệu chứng cơ năng: Thường không triệu chứng hoặc ngứa nhẹ, không đau

– Triệu chứng thực thể: Thương tổn cơ bản là sẩn, thỉnh thoảng có dạng nốt, sắp xếp thành hình tròn hay vòng cung, ly tâm.

4.2. Dạng lâm sàng

4.2.1. U hạt vòng khu trú + Thường gặp nhất.

+ Sẩn sắp xếp thành hình tròn hay vòng cung, đường kính từ 1-5 cm.

+ Màu da hoặc hồng đỏ, hơi tím, bề mặt nhẵn bóng.

+ Bờ sang thương chắc, có thể sờ thấy được.

4.2.2. U hạt vòng toàn thân

+ Chiếm 8-15% các trường hợp.

+ Thường gặp ở người lớn.

+ Thương tổn lan rộng thành những mảng lớn, có bờ hình vòng cung và ngoằn ngoèo.

4.2.3. U hạt vòng dưới da + Thường gặp ở trẻ em.

+ Thương tổn: nốt chắc, cứng, đường kính từ 6 mm tới 3,5 cm, nằm sâu ở bì và mô dưới da, nhiều khi tới lớp cơ. Nếu ở da đầu và ổ mắt, nốt có thể ăn sâu tới tận màng xương.

4.2.4. U hạt vòng dạng loét + Hiếm gặp.

+ Sẩn có rốn lõm ở trung tâm, loét, rỉ dịch, đóng mài. Khi lành để lại sẹo teo hoặc tăng sắc tố.

+ Có thể kèm ngứa và đau.

+ Thường kết hợp với tiểu đường.

4.3. Giải phẫu bệnh

– U hạt vòng là viêm da u hạt đặc trưng bởi thoái hóa trung tâm của sợi tạo keo (collagen) và sợi đàn hồi (elastic), lắng đọng mucin, thâm nhiễm lympho bào và mô bào ở quanh mạch và mô kẽ. Tổn thương ở lớp bì trên và bì giữa.

– Hình ảnh mô học đặc trưng của u hạt vòng là sự hiện diện của mô bào với một trong 3 kiểu sau:

+ Kiểu 1: hay gặp nhất (chiếm khoảng 70%): thâm nhiễm ở mô kẽ: mô bào phân bố rải rác ở giữa những sợi tạo keo. Sợi tạo keo thoái hóa ít, nhưng sự lắng đọng mucin giữa những bó collagen lại là đặc điểm nổi bật.

+ Kiểu 2 ( chiếm 25%): rõ ràng hơn và dễ chẩn đoán. Gồm mô bào và lympho bào bao xung quanh lớp u hạt và trong cùng là mô liên kết với trung tâm bị thoái hoa. Mucin lắng đọng nhiều hơn. Hiện diện cả tế bào bạch cầu đa nhân

+ Kiểu 3: hiếm gặp. Gồm những hạt mô bào dạng biểu mô

5. ĐIỀU TRỊ BỆNH U HẠT VÒNG

5.1. Điều trị tại chỗ:

Thường sử dụng trong u hạt vòng khu trú.

5.1.1. Thuốc bôi:

– Corticosteroid có hoặc không có băng ép

– T acrolimus 0,1% ointment

– Pimecrolimus cream

– Imiquimod 5% cream

5.1.2. Chích trong thương tổn:

Triamcinolone 2,5 – 3 mg/mL

5.2. Điều trị toàn thân

Sử dụng thuốc uống cho dạng u hạt vòng toàn thân. Chọn một trong các thuốc sau:

Thuốc

Liều dùng Thời gian dùng

Theo dõi

Dapson

100 mg/ ngày đến khi sang thương lành, tối đa 15 tháng

Công thức máu, hồng cầu lưới

Doxycycline

100 mg/ ngày x 12 tuần

Rifamycin,

600 mg/ ngày

Ofloxacin,

Minocycline

400 mg/ngày 100 mg/ngày uống 3- 5 tháng

Chloroquin

Hoặc

Hydroxycloroquin

3mg/ kg/ ngày 6 mg/ kg/ ngày x 4 tháng

Soi đáy mắt

Isotretinoin

0,5- 1mg/ kg/ ngày, tới khi liều tích lũy đạt được 120 -150 mg/kg

Lipid máu, Chức năng gan

Cyclosporine

4 mg/ kg/ ngày x 4 tuần, sau đó giảm 0,5 mg/ kg/ ngày mỗi 2 tuần

Huyết áp,

Công thức máu, Chức năng gan và thận

Methotrexate

15 mg/ tuần x 6 tuần

Công thức máu Chức năng gan và thận

Allopurinol

300 mg x 2 lần/ ngày x 2- 6 tháng

Phản ứng dị ứng thuốc

5.3. Điều trị khác

– Quang liệu pháp.

– Đốt điện, đốt laser CO2.

– Thương tổn có thể tự lành sau khi cắt sinh thiết da.

– Phẫu thuật.

6. DIỄN TIẾN VÀ TIÊN LƯỢNG BỆNH U HẠT VÒNG

– U hạt vòng dạng khu trú thường tự lành không để lại di chứng.

– Thương tổn lành trong vài tuần hoặc tồn tại dai dẳng nhưng thường biến mất trong vòng 2 năm.

– 40% các trường hợp tái phát ngay tại vị trí ban đầu, nhưng 80% trong số đó lại tự lành.

– U hạt vòng dạng loét có thể để lại sẹo.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận